Aperture-Priority AE Kỹ Thuật #2: Tạo Ra Hiệu Ứng Bokeh Hậu Cảnh Để Có Ảnh Gia Đình Ấm Áp, Thân Mật
Bạn muốn ghi lại cảm giác ấm áp, thân mật của gia đình? Hãy thử tạo hiệu ứng bokeh ở hậu cảnh! Hiệu ứng này không chỉ thu hút ánh mắt của người xem vào những nét mặt, mà còn mang lại không khí dịu hơn cho ảnh. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về sự khác biệt mà nó tạo ra. (Người trình bày: Teppei Kohno)
1. Bokeh hậu cảnh làm thay đổi ảnh chân dung gia đình như thế nào?
2. Ví dụ: f/3.5 (khẩu độ tối đa) so với f/8
3. Thủ thuật sử dụng thiết bị: Ống kính càng nhanh, bokeh càng mạnh
4. Hướng dẫn từng bước: Cách cài đặt khẩu độ tối đa
Trong ảnh chân dung gia đình, nên tập trung vào nét mặt—không phải hậu cảnh!
Khi cả hậu cảnh và người được chụp đều đúng nét, ánh mắt của người xem có xu hướng bị thu hút bởi hậu cảnh, và họ sẽ chú ý ít hơn vào nét mặt của các đối tượng là con người.
Nhưng trong ảnh chân dung chụp người, nhất là ảnh chụp gia đình và trẻ em, nét mặt đóng vai trò quan trọng. Bạn muốn ghi lại nét mặt đẹp nhất có thể, và bạn muốn nét mặt là trung tâm của sự chú ý.
Để làm cho hậu cảnh ít gây xao lãng hơn, hãy làm nhòe nó bằng cách tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh
Chúng ta đã tìm hiểu một chút về hiệu ứng bokeh trong bài viết trước đây. Bokeh cũng rất có ích để đơn giản hóa hậu cảnh bằng cách làm nhòe các chi tiết sao cho hậu cảnh ít lấn át hơn. Trong ảnh chân dung, hiệu ứng bokeh mạnh dẫn đến hiệu ứng soft focus làm cho nét mặt có vẻ nhẹ nhàng hơn và thân thiện hơn.
Sau đây là cách thực hiện:
1. Sử dụng chế độ Aperture-priority AE.
2. Sử dụng số f nhỏ nhất có thể trên ống kính của bạn.
Nhấp vào đây để chuyển sang các hướng dẫn từng bước
Nắm thông tin này: Số f nhỏ nhất trên ống kính của bạn cũng được gọi là khẩu độ tối đa của nó. Số f càng nhỏ, hiệu ứng bokeh hậu cảnh càng mạnh.
Tìm hiểu thêm về khẩu độ trong: [Bài học 3] Tìm hiểu về Khẩu Độ
Thủ thuật: Yêu cầu những người trong ảnh chân dung đứng cách máy ảnh cùng khoảng cách
Nếu có chênh lệch khoảng cách giữa mỗi người và máy ảnh, một số người sẽ đúng nét nhưng số khác sẽ bị mất nét. Yêu cầu mọi người đứng ở cùng mặt phẳng tiêu ở mức có thể, có nghĩa là cách máy ảnh một khoảng bằng nhau.
Xem sự khác biệt: Khẩu độ tối đa so với f/8
f/3.5
FL: 28mm/ f/3.5/ 1/1000 giây/ ISO 200/ WB: Auto
Ảnh này được chụp dùng khẩu độ tối đa trên một ống kính theo bộ. Hiệu ứng bokeh lớn ở hậu cảnh làm cho nét mặt của đứa trẻ trở thành tâm điểm của ảnh. Khuôn mặt của đứa trẻ cũng được khắc họa mịn hơn.
f/8
FL: 28mm/ f/8/ 1/125 giây/ ISO 200/ WB: Auto
Trong ảnh này, có nhiều thứ đúng nét, bao gồm chi tiết của môi trường xung quanh. Vì có rất nhiều thứ khác để thu hút ánh mắt của chúng ta, đứa bé không nổi bật lắm. Khuôn mặt của cô bé cũng được khắc họa với chi tiết đổ bóng nhiều hơn, làm cho không khí hơi khác.
Thủ thuật sử dụng thiết bị: Để có hiệu ứng bokeh mạnh hơn, hãy sử dụng một ống kính nhanh hơn
Nếu bạn đang sử dụng ống kính theo bộ, có khả năng nó là ống kính zoom tiêu chuẩn với khẩu độ tối đa khoảng f/3.5 hoặc f/4. Mức này thường là đủ để chụp ảnh gia đình, nhưng nếu bạn chỉ chụp một hoặc vài người, bạn có thể muốn tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh mạnh hơn.
Một số cách để thực hiện việc này gồm có chụp gần đối tượng hơn và chọn một hậu cảnh xa hơn. Tuy nhiên, cách này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện đối với tình huống chụp. Ví dụ, nếu bạn chụp quá gần, đối tượng có thể cảm thấy không thoải mái. Bạn cũng có thể lập khung hình theo cách mình muốn.
Đây là lúc sử dụng một ống kính nhanh hơn (có nghĩa là ống kính có khẩu độ tối đa lớn hơn) sẽ có ích.
Một ống kính nên cân nhắc là EF50mm f/1.8 STM: Với khẩu độ tối đa rất nhanh của nó là f/1.8, có có thể tạo ra độ sâu trường ảnh rất nông, dẫn đến hiệu ứng bokeh mạnh hơn. Ngoài ra, nó có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và giá hợp lý. Nếu bạn thích tạo ra hiệu ứng bokeh và chụp nhiều ảnh chân dung và đường phố, đây là một thiết bị bổ sung rất tốt cho trang bị của bạn.
EF50mm f/1.8 STM
f/1.8 ở 50mm
FL: 50mm/ f/1.8/ 1/1250 giây/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh này được chụp ở khẩu độ tối đa của EF50mm f/1.8 STM. Hãy để ý hiệu ứng bokeh mạnh ở hậu cảnh.
f/5.6 (khẩu độ tối đa ở 50mm trên ống kính theo bộ)
FL: 50mm/ f/5.6/ 1/125 giây/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh này được chụp với khẩu độ tối đa có thể ở 50mm trên ống kính theo bộ 18-55mm. Vì hiệu ứng bokeh hậu cảnh không mạnh lắm, khuôn mặt bọn trẻ không thu hút nhiều sự chú ý.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Sử dụng Face Detection và Eye Detection AF để giúp bạn lấy nét
Độ sâu trường ảnh nông ở khẩu rất rộng như f/1.8 có thể làm cho khó lấy nét toàn bộ khuôn mặt. Sử dụng Face Detection (và Eye Detection AF nếu có trên máy ảnh) để giúp bạn lấy nét ở khuôn mặt/con mắt gần bạn nhất. Như bên trên, tốt nhất là nếu bạn có thể yêu cầu tất cả mọi người trong ảnh đứng ở cùng một mặt phẳng tiêu.
Cách cài đặt khẩu độ tối đa
*Ảnh chỉ mang tính minh họa. Các bánh xe và nút trên máy ảnh của bạn có thể trông hơi khác!
1. Cài đặt máy ảnh thành chế độ [Av]
Bật [ON] nguồn và điều chỉnh Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ thành [Av].
2. Xoay Bánh Xe Chính
Xoay Bánh Xe Chính sang trái để thay đổi số f thành giá trị nhỏ nhất.
3. Đảm bảo rằng số f đã thay đổi thành khẩu độ tối đa
Trên màn hình LCD phía sau trong khi chụp qua OVF trên một chiếc máy ảnh DSLR
Trong khi chụp ở chế độ Live View/qua khung ngắm EVF
Số f hiện tại sẽ xuất hiện như khoanh tròn. Đảm bảo rằng số f đã thay đổi trước khi chụp.
---
Lần sau khi bạn chụp ảnh với gia đình ở ngoài trời, hãy thử chụp có và không có hiệu ứng bokeh hậu cảnh. Bạn có thấy sự khác biệt không? Hãy thoải mái chia sẻ với chúng tôi trên Câu Chuyện Canon Của TôI.
Để có thêm vui vẻ hơn nữa với hiệu ứng bokeh, hãy tham khảo các bài viết sau đây:
4 Bước Dễ Dàng Để Chụp Được Vòng Tròn Bokeh Đẹp!
Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash Tích Hợp #6: Vòng Tròn Bokeh Đẹp và Một Ngày Trời Mưa
Cách Tạo Ra Hậu Cảnh Lấp Lánh Bằng Vòng Tròn Bokeh Cho Ảnh Vật Trang Trí Đẹp
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.