f/4: Để Chụp Chân Dung với Chi Tiết Môi Trường
Đối với nhiều loại chân dung, người ta muốn có hiệu ứng bokeh hậu cảnh mạnh, mượt mà vì nó đơn giản hóa hậu cảnh và làm cho đối tượng nổi bật. Tuy nhiên, có các loại ảnh chân dung nhất định trong đó bạn muốn giữ lại chi tiết của địa điểm chụp nhiều hơn. Đây là lý do tại sao f/4 lại là một sự hướng dẫn hiệu quả trong những tình huống như thế. (Người trình bày Teppei Kohno)
Khi chi tiết bối cảnh của địa điểm cũng quan trọng như đối tượng chân dung
Có thể là bạn đang có một kỳ nghỉ trong mơ với người thân yêu và muốn giữ gìn nét mặt vui vẻ của họ với hậu cảnh là cảnh quan ở điểm đến. Hoặc có thể là bạn đang muốn chụp một tấm ảnh chân dung môi trường, một phong cách ảnh chân dung tìm cách chụp một người ở một địa điểm quan trọng đối với công việc, lối sống, hoặc cá tính của họ.
Trong những tình huống này, việc làm cho đối tượng nổi bật là quan trọng, nhưng việc quan trọng không kém là giữ lại các chi tiết cho người xem biết thông tin về địa điểm chụp, cũng như bất kỳ thứ gì khác ở hậu cảnh giúp kể câu chuyện hay hơn. Nếu hiệu ứng bokeh quá mạnh, những chi tiết bối cảnh như thế có thể bị nhòe đến mức không thể nhận ra. Nhưng nếu hiệu ứng bokeh hậu cảnh quá yếu, hậu cảnh có thể làm cho người xem giảm chú ý đến đối tượng.
Để đảm bảo sự hài hòa giữa hậu cảnh và đối tượng, hãy thử sử dụng một khẩu độ rộng vừa phải chẳng hạn như f/4.
Chuyện gì xảy ra khi bạn sử dụng một khẩu độ quá hẹp?
Ở f/8
f/8/ 1/125 giây/ ISO 800
Hậu cảnh được chụp quá rõ, làm cho kết quả có vẻ hơi phẳng. Đối tượng chân dung không nổi bật.
Ở f/4
f/4/ 1/100 giây/ ISO 800
Với mức bokeh vừa phải ở hậu cảnh, các chi tiết bối cảnh được giữ lại mặc dù chúng ta vẫn chú ý đến đối tượng và nụ cười đáng yêu của cô ấy.
Nắm thông tin này: Khoảng cách giữa đối tượng và hậu cảnh cũng quan trọng!
Số f chỉ là một trong 4 yếu tố ảnh hưởng đến mức bokeh hậu cảnh. Các yếu tố hậu cảnh cách xa đối tượng hơn sẽ có hiệu ứng bokeh mạnh hơn so với các yếu tố ở gần hơn, tất cả các yếu tố khác vẫn không đổi. f/4 chỉ là một quy tắc căn bản để bắt đầu, do đó hãy thoải mái điều chỉnh thiết lập khẩu độ của bạn theo đó.
Tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng bokeh trong:
Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #3: Tạo Ra Hiệu Ứng Bokeh
Kỹ thuật bổ sung: Biết nên sử dụng ống kính nào
Các nhiếp ảnh gia chụp chân dung chuyên nghiệp có xu hướng sử dụng độ dài tiêu cự tele tầm trung (độ dài tiêu cự tương đương full-frame: 80 đến 100mm) vì nó đảm bảo mức méo ít nhất và không yêu cầu bạn phải đến quá gần đối tượng. Chúng tôi khuyên dùng một độ dài tiêu cự tương đương full-frame là 80 đến 90mm để có kết quả tốt nhất.
Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh định dạng APS-C, hệ số crop định dạng APS-C 1,6x có nghĩa là độ dài tiêu cự được cho biết trong tên ống kính của bạn sẽ nằm trong khoảng từ 50 đến 55mm. Bạn có một số lựa chọn, chẳng hạn như:
i) Một ống kính zoom tiêu chuẩn (chẳng hạn như EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM, đây là một ống kính theo bộ phổ biến của máy ảnh DSLR)
ii) Một trong những ống kính một tiêu cự EF50mm “trong nhóm 50” (chẳng hạn như EF50mm f/1.8 STM)
iii) Một ống kính zoom tele (chẳng hạn như EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM)
Không phải lựa chọn nào cũng như nhau, nhất là khi chúng gồm có các ống kính zoom khẩu độ khả biến. Ở những ống kính như thế, khẩu độ tối đa mà bạn có thể sử dụng luôn là rộng nhất ở đầu góc rộng và hẹp nhất ở đầu tele.
Ví dụ,
- Trên ống kính EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM, ở 55mm, khẩu độ tối đa là f/5.6
- Trên ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM, ở 55mm, khẩu độ tối đa là f/4
Như các ảnh bên dưới cho thấy, f/5.6 chỉ hẹp hơn 1 f-stop so với f/4 nhưng kết quả khá khác biệt.
55mm (tương đương full-frame 88mm) ở f/5.6
FL: 55mm (tương đương 88mm)/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/60 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Được chụp ở đầu tele của ống kính EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM.
55mm (tương đương full-frame 88mm) ở f/4
FL: 55mm (tương đương 88mm)/ Aperture-priority AE (f/4, 1/125 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Được chụp ở đầu góc rộng của ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM.
Sau đây là cận cảnh hậu cảnh. Hãy để ý hiệu ứng bokeh trong ví dụ f/4 mạnh hơn thế nào mặc dù cả hai ảnh được chụp ở cùng độ dài tiêu cự.
Bài học: Trên một máy ảnh định dạng APS-C, hãy chọn ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM hoặc ống kính EF50mm để có lựa chọn sử dụng khẩu độ lớn hơn ở 55mm.
---
Bạn không chắc thay đổi thiết lập khẩu độ như thế nào? Nhấp vào đây để biết các hướng dẫn từng bước.
---
Bạn cần thêm thủ thuật chụp ảnh chân dung kết hợp địa điểm chụp? Hãy tham khảo các bài viết này:
5 Kỹ Thuật Chụp Ảnh Chân Dung Để Chụp Cả Ngày
Chụp Ảnh Chân Dung Ban Đêm Đẹp Không Cần Chân Máy, Không Dùng Đèn Flash
Hãy thử thách bản thân! Tìm hiểu bạn có thể cải thiện ảnh chân dung ngoài trời bằng cách nào với sự hỗ trợ của đèn flash gắn ngoài trong:
2 Kỹ Thuật Tức Thời để Cải Thiện Ảnh Chân Dung Ngoài Trời
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.