Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

5 kỹ thuật quay cinematic để có video đỉnh cao

2021-09-10
1
10.17 k
Trong bài viết này:

Chuyển từ chụp ảnh tĩnh trong nhiếp ảnh sang hình động trong quay phim không dễ dàng lắm đâu. Bạn bất chợt bỏ lỡ mất một khoảnh khắc đẹp, thế là cả đoạn phim dài, bạn mất đi nhiều khoảnh khắc rồi.

Vậy làm thế nào để quay được những khung cảnh hấp dẫn thu hút được khán giả? Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với Sean Seah đến từ VulcanWorx và được lắng nghe anh chia sẻ 5 kỹ thuật quay cinematic giúp bạn dựng được video đầy hấp dẫn và sinh động cho dự án tiếp theo của mình.

 

Quay đặc tả

Cảnh quay đặc tả thường có tác dụng làm nổi bật chi tiết sản phẩm, thực phẩm, hoặc để nhấn vào chuyển động tinh tế. Kỹ thuật này cực hữu ích nếu bạn muốn truyền tải những chi tiết mà bạn khó nhận thấy ở không gian phối cảnh xa lạ. Những cảnh như vậy có lẽ phải cần đến những ống kính lớn như RF100mm f/2,8L Macro IS USM.

 

Quay đổi điểm lấy nét

Trong kỹ thuật này, ống kính sẽ lấy nét chậm từ chủ thể hoặc khu vực này sang chủ thể hoặc khu vực khác. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng chuyển hướng chú ý của người xem. Ví dụ: nếu bạn muốn đưa một nhân vật đặc biệt nào đó vào khung hình vốn đang náo động, bạn có thể đổi điểm lấy nét (bằng cách lấy nét thủ công hoặc kích hoạt Touch AF) từ vị trí lấy nét ban đầu sang nhân vật đặc biệt đang tiến vào tiền cảnh kia. Người xem sẽ ngay lập tức hướng ánh nhìn đến nhân vật này.

Để quay được cảnh như vậy một cách hiệu quả như ví dụ trên với Miki C Sze, bạn phải sử dụng độ sâu trường ảnh nông, do đó, hãy thiết lập khẩu độ ở khoảng f/2,8. Độ sâu trường ảnh nông có tác dụng chuyển hướng nhìn của khán giả và tập trung sự chú ý của họ vào những gì bạn muốn.

 

Quay chao đảo

Trong giai đoạn sản xuất hậu kỳ, nếu bạn di chuyển máy ảnh theo hướng này nhưng lại thu phóng máy ảnh theo hướng khác, thì tức là bạn đang tạo ra một hiệu ứng mà dân trong ngành gọi là cảnh quay chao đảo. Chúng ta sử dụng hiệu ứng rất thú vị này để truyền tải cảm giác sốc hoặc bất ngờ trong những tình huống đặc biệt.

Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải có một chút kỹ xảo vì có liên quan đến giai đoạn xử lý hậu kỳ. Bạn nên chọn ống kính có độ dài tiêu cự là 35mm hoặc 50mm. Đối tượng phải đứng giữa khung hình khi bạn đến gần hoặc rời xa đó nhé. Lưu ý đừng đứng quá xa đối tượng.

Bạn hãy cứ thử quay bằng chế độ khẩu độ khác nhau (f/2,6, f/4, f/5,6, v.v.) và sử dụng chức năng Tự động lấy nét nếu có thể. Nếu máy ảnh của bạn có tính năng đó, hãy quay ở tốc độ 50 khung hình/giây, 

khi đó, bạn có thể làm chậm chuyển động trong quá trình xử lý hậu kỳ và tạo ra được những cảnh quay thú vị hơn.

Trong khi chỉnh sửa clip, hãy tạo điểm chốt (keyframe) đầu hoạt ảnh và cuối hoạt ảnh. Nếu bạn quay trong quá trình di chuyển về phía đối tượng, thì khi tạo điểm chốt đầu hoạt ảnh, hãy sử dụng hiệu ứng phóng to, còn khi tạo điểm chốt cuối hoạt ảnh, chỉ sử dụng hiệu ứng 1x (không thu phóng). Làm ngược lại nếu bạn quay trong quá trình rời xa đối tượng.

 

Quay bám sát chuyển động

Nghe tên thôi chúng ta cũng hiểu được phần nào, quay bám sát chuyển động tức là kỹ thuật bám sát đối tượng khi đối tượng di chuyển. Bạn có thể quay từ phía trước, phía sau hoặc từ phía bên sườn đối tượng. Kỹ thuật này rất phù hợp khi quay video hành trình vì máy ảnh có thể bám sát đối tượng khi đối tượng di chuyển đến các địa điểm hoặc cảnh khác nhau.

Ngày nay, gậy chống rung có giá cả phải chăng hơn, bạn có thể dễ dàng gắn máy ảnh vào gậy và quay bám sát chuyển động mượt mà, không rung lắc. Nếu quay bằng EOS R5 hoặc R6, bạn ắt hẳn sẽ thấy choáng ngợp với hiệu quả kiểm soát chuyển động máy ảnh của Bộ chống rung hình gắn thân máy, bạn có thể quay được những cảnh cực đắt giá.

Nếu bạn sử dụng ống kính góc rộng như RF15-35mm f/2L IS USM, thì cảnh quay của bạn có thể khiến người xem cảm giác như chính họ được hòa mình vào không gian rộng lớn đó vậy. Còn nếu như bạn gắn ống kính tele như RF135mm lên chân máy để xoay và bám sát đối tượng, thì cảnh quay lại bừng lên cảm giác sối động, hừng hực khí thế.

 

Quay hướng nhìn (POV)

Kỹ thuật quay POV tức là bạn đứng ở góc nhìn của chủ thể để kể câu chuyện qua con mắt của đối tượng. Ứng dụng này đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn để đối tượng lồng tiếng trong khi quay phim, tường thuật lại những gì họ nhìn thấy.

Thông thường, chúng ta sẽ gắn máy ảnh vào mũ bảo hiểm hoặc dây đeo quanh ngực của đối tượng. Nên thiết đặt độ dài tiêu cự ở giá trị 35mm hoặc 50mm cho ống kính.

 

Với 5 kỹ thuật cơ bản này, bạn có thể tạo ra nhiều video thú vị hơn mang phong vị cinematic tinh tế. Nhưng đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong địa hạt quay phim. Còn nhiều cách khác nữa để quay được những thước phim thú vị và hấp dẫn, vì vậy đừng bỏ lỡ những nội dung tiếp theo của chúng tôi về chủ đề này.

Các bài viết tương tự:

Giới Thiêu về Làm Phim trên Canon EOS (1): Những Gì Mà Tất Cả Những Người Mới Sử Dụng Phải Biết

Giới Thiêu về Làm Phim trên Canon EOS (2): Thiết Lập, Kỹ Thuật Quay & Âm Thanh và Nhạc

Giới Thiêu về Làm Phim trên Canon EOS (3): Cách Biên Tập và Quay Video Đẹp Hơn

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi