Giới Thiêu về Làm Phim trên Canon EOS (3): Cách Biên Tập và Quay Video Đẹp Hơn
Trong 4 bài học vừa qua của loạt video hướng dẫn cách làm phim của Simeon Quarrie bằng máy ảnh Canon EOS, chúng ta tìm hiểu về cách chọn ống kính, lấy nét, biên tập và các thủ thuật và kỹ thuật khác về cách quay video đẹp hơn.
7. Chọn ống kính
Trong Hướng Dẫn Làm Phim số 7, chúng ta biết rằng ống kính zoom, ống kính một tiêu cự, cũng như độ dài tiêu cự chúng ta sử dụng đều có ảnh hưởng khác nhau đến ảnh. Sự lựa chọn ống kính của chúng ta phụ thuộc vào việc chúng ta đang quay gì và phụ thuộc vào các quyết định sáng tạo của chúng ta. Mục tiêu cuối cùng là sử dụng các độ dài tiêu cự khác nhau để kể chuyện và giúp cho bố cục của trình tự ảnh có tính thuyết phục.
Người quay phim sẽ thường bắt đầu một cảnh với "hình ảnh giới thiệu" góc rộng để định hướng cho người xem về cảnh và vị trí của họ. Sau đó, họ sẽ quay cận cảnh để chuyển tải những chi tiết và tình cảm quan trọng.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của người quay phim, nhất là khi quay bằng tay, là rung máy, có thể dễn đến thước phim bị rung làm cho người xem cảm thấy khó chịu. Một số ống kính EF có chức năng ổn định tích hợp, rất có lợi để quay video vì nó giúp duy trì rung máy ở mức tối thiểu.
Simeon Quarrie lưu ý rằng mặc dù ống kính zoom mang lại khả năng linh hoạt về độ dài tiêu cự, không dễ có được sự chuyển tiếp mượt mà khi zoom trong lúc quay vì chúng được thiết kế để zoom trước khi chụp ảnh. Ông khuyên chúng ta nên quyết định độ dài tiêu cự trước khi nhấn nút quay. Khi chúng ta cần hình ảnh từ một độ dài tiêu cự khác, chúng ta nên dừng quay, thay đổi độ dài tiêu cự, và bắt đầu quay lại. Ông chia sẻ rằng ông thường sử dụng nhiều hơn một máy ảnh nếu ông cần một góc rộng và hình ảnh cận cảnh cùng lúc. Sau đó có thể ghép đoạn phim có các độ dài tiêu cự khác nhau để tạo thành một đoạn phim mượt mà trong quá trình biên tập.
Tuy nhiên, người dùng ống kính EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS USM có thể sử dụng Power Zoom Adapter PZ-E1 của Canon, nó sẽ giúp có được quá trình zoom mượt mà trong khi quay video khi kết hợp với máy ảnh EOS 80D.
Hướng Dẫn Làm Phim 7: Chọn Ống Kính
8. Duy Trì Tiêu Điểm
Bài học làm phim thứ 8 của Simeon Quarrie nói về tiêu điểm.
Tiêu điểm đóng vai trò như một cách hướng sự chú ý của người xem vào một khu vực trong khung hình, và trong video, tiêu điểm có thể thay đổi trong thời gian quay video. Do đó, hầu hết những nhà sản xuất video quay video với lấy nét thủ công (MF). Đây là một kỹ thuật đòi hỏi phải thực hành nhiều, nhưng có thể thành thạo.
Quay với khẩu độ cực lớn, chẳng hạn như f/1.2, có thể mang lại cho chúng ta chiều sâu trường ảnh cực nông nhất là với máy ảnh full-frame, nhưng nó cũng làm cho khó lấy nét thủ công ở một đối tượng chuyển động. Simeon Quarrie khuyên dùng một khẩu độ hẹp hơn, chẳng hạn như f/4, để lấy nét dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ông khuyên không nên dùng khẩu độ quá nông, chẳng hạn như f/16, vì có thể khó thấy được chỗ nào sắc nét và chỗ nào hơi mờ.
Công nghệ Dual Pixel CMOS AF của Canon có hiệu quả cho lấy nét tự động khi quay video, cho phép theo dõi nét mượt mà ở các đối tượng chuyển động. Face detection AF là một tính năng tiện lợi khác, rất hữu ích để quay các buổi phỏng vấn. Chúng ta có thể khóa hoặc dịch chuyển vùng lấy nét bằng cách chạm vào khu vực cụ thể của màn hình. (Tham khảo thông tin về hiệu năng của nó trên EOS 7D Mark II)
Hướng Dẫn Làm Phim 8: Duy Trì Tiêu Điểm
9. Biên Tập Video
Bài học 9 trong loạt video hướng dẫn là về biên tập video.
Biên tập video là một quy trình sáng tạo và mang tính chủ quan, trong đó phần mềm biên tập được sử dụng để kết hợp video, âm thanh, hiệu ứng âm thanh và hình ảnh và áp dụng tính năng sửa màu, và sau đó xuất thành một định dạng ưa dùng để chia sẻ.
Lý tưởng là, chúng ta nghĩ đến việc biên tập ngay cả khi quay. Đầu tiên, hãy tổ chức các đoạn video riêng lẻ mà bạn đã quay bằng cách xếp chúng theo một khung thời gian theo thứ tự phù hợp với nội dung kể chuyện. Quy trình này được gọi là “rough assembly” (tập hợp gần đúng). Sử dụng những đoạn chuyển tiếp để kết hợp các đoạn video với nhau một cách sáng tạo—một cách kết hợp thường gặp là sử dụng hiệu ứng fade-in trước đoạn video đầu tiên, và hiệu ứng fade out cho đoạn cuối cùng.
Chúng ta cũng có thể biên tập âm thanh. Có thể loại bỏ âm thanh không mong muốn ra khỏi thước phim (và giữ lại hình ảnh), hoặc ngược lại, loại bỏ hình ảnh ra khỏi thước phim trong khi giữ lại âm thanh. Sau đó, chọn nhạc và hiệu ứng âm thanh thích hợp để tạo cảnh, tâm trạng và tình cảm cho khán giả, đảm bảo rằng video và âm thanh hài hòa với nhau.
Khi biên tập xong phần phim, chuyển tiếp và âm thanh, tiếp theo chúng ta quyết định cách chúng ta sẽ chia sẻ video, và chọn một bitrate thích hợp để xuất/mã hóa. Bitrate cao cho phép phát lại chất lượng cao trên máy tính, nhưng dẫn đến kích thước tập tin lớn hơn. Xuất video ở định dạng nén sẽ dẫn đến bitrate thấp hơn và chất lượng thấp hơn nhưng kích thước tập tin nhỏ hơn để dễ tải lên mạng xã hội.
Một khi video của chúng ta đã được đăng lên mạng, nó sẵn sàng được xem bởi mọi người trên khắp thế giới.
Hướng Dẫn Làm Phim 9: Biên Tập Video
10. Kết luận
Trong nội dung hướng dẫn cuối cùng, Simeon Quarrie tóm tắt các bài học trước đó, và nhắc chúng ta rằng quay video không phải là một việc có thể thành thạo trong một đêm. Nó đòi hỏi thời gian và thực hành nhiều, nhưng rất đáng. Ông khuyến khích chúng ta tiếp tục học hỏi, xem lại các video hướng dẫn nếu có bất kỳ điều gì chúng ta không chắc, và tìm hiểu thêm để biết thêm chi tiết.
Điều đáng nhớ là video không chỉ là về các thiết lập kỹ thuật, mà còn về những gì diễn ra trước máy ảnh. Simeon Quarrie nhắc chúng ta mang lại mục đích quay video, và kể một câu chuyện khi có thể.
Về việc này, ông mong muốn chúng ta bắt đầu những gì mà ông mong là sẽ là một hành trình thú vị, thỏa mãn khi quay video bằng máy ảnh Canon EOS.
Hướng Dẫn Làm Phim 10: Kết luận
Tổng cộng có 10 bài hướng dẫn của Simeon Quarrie về làm phim. Nhấp vào liên kết để xem từng hướng dẫn!
Hướng Dẫn Làm Phim 1: Tại Sao Cần Quay Video?
Hướng Dẫn Làm Phim 2: Cách Soạn Một Câu Chuyện
Hướng Dẫn Làm Phim 3: Tầm Quan Trọng của Tốc Độ Khung Hình và Độ Phân Giải
Hướng Dẫn Làm Phim 4: Cách phơi sáng cho Video
Hướng Dẫn Làm Phim 5: Chuyển Động và Ổn Định Máy Ảnh
Hướng Dẫn Làm Phim 6: Sử Dụng Âm Thanh và Nhạc
Hướng Dẫn Làm Phim 7: Chọn Ống Kính
Hướng Dẫn Làm Phim 8: Duy Trì Tiêu Điểm
Hướng Dẫn Làm Phim 9: Biên Tập Video
Hướng Dẫn Làm Phim 10: Kết luận
Sau đây là một số bài viết trên SNAPSHOT về quay video và quay phim:
Canon Singapore Công Bố Nâng Cấp Vi Chương Trình Canon Log cho EOS 5D Mark IV
Giới thiệu chức năng Quay Phim EOS cho Người Dùng EOS 5D Mark IV (Phần 1)
Giới thiệu chức năng Quay Phim EOS cho Người Dùng EOS 5D Mark IV (Phần 2)
Các Tính Năng Quay Phim Tiện Lợi trên EOS 80D
Đánh Giá Chụp Thử bằng EOS 80D: Hiệu Năng Theo Dõi Đối Tượng Khi Quay Phim
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!