Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Cách Chọn Thẻ SD

2024-02-20
0
76

Việc chọn thẻ SD phù hợp sẽ giúp tối đa hóa hiệu suất máy ảnh của bạn, đặc biệt là khi quay video hoặc thực hiện chụp liên tục tốc độ cao. Sau đây là những gì bạn cần biết.

Trong bài viết này:

 

Hướng dẫn biểu tượng thẻ SD

1. Dung lượng dữ liệu
2. Tốc độ đọc tối đa (một số thẻ cũng có thể liệt kê tốc độ ghi)
3. Loại dung lượng
4. Hạng tốc độ ghi video
5. Loại tốc độ bus UHS (I hoặc II)
6. Hạng tốc độ SD
7. Hạng tốc độ UHS

Ở bên dưới, chúng ta xem xét các thông số thẻ khác nhau và chúng ảnh hưởng đến lựa chọn của bạn như thế nào.

 

1. Dung lượng dữ liệu và loại dung lượng

Loại dung lượng của một thẻ nhớ SDTM liên quan trực tiếp đến dung lượng của nó.

Loại dung lượng Dung lượng
SD (Secure Digital Standard Capacity - Dung Lượng Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Số An Toàn) Lên đến 2GB
SDHC (Secure Digital High Capacity - Dung Lượng Cao Kỹ Thuật Số An Toàn) >2 đến 32 GB
SDXC (Secure Digital Extended Capacity - Dung Lượng Mở Rộng Kỹ Thuật Số An Toàn) >32 GB đến 2 TB

Hầu hết các máy ảnh được sản xuất sau năm 2010 đều có khe cắm thẻ SDXC và sẽ tương thích với cả ba loại thẻ SD.


Khi nào nên chọn thẻ có dung lượng cao hơn?

Bạn nên chọn thẻ có dung lượng cao hơn (ít nhất là 64 GB) nếu quay video hoặc thường xuyên sử dụng tính năng chụp liên tục. Đối với những mục đích sử dụng như thế, bạn cũng nên chú ý đến các thông số khác như hạng tốc độ (xem 3.), vì những thông số này ảnh hưởng đến độ tin cậy ghi và các chế độ bạn có thể sử dụng.

Nếu không, dung lượng bạn chọn tùy vào sở thích của riêng bạn. Một số nhiếp ảnh gia thích sử dụng vài thẻ có dung lượng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro phòng khi thẻ bị hỏng. Những người khác chỉ thích một hoặc hai thẻ dung lượng lớn để quản lý dễ dàng hơn.

 

2. Tốc độ ghi tối đa

Thẻ có thể theo kịp dữ liệu đầu ra của máy ảnh của bạn không?

Ghi lại những khoảnh khắc kịch tính khó lường: tận dụng tốc độ chụp liên tục nhanh nhất của máy ảnh với thẻ nhớ hiệu suất cao.


Tốc độ đọc tối đa cho bạn biết tốc độ tối đa mà dữ liệu có thể được đọc từ thẻ (ví dụ như được truyền sang máy tính của bạn) tính bằng megabyte mỗi giây (MB/s hay MBps; lưu ý rằng “MB” được viết hoa).

Tốc độ ghi tối đa cho bạn biết tốc độ tối đa mà dữ liệu có thể được ghi vào thẻ tính bằng megabyte mỗi giây.

Tốc độ đọc tối đa thường cao hơn tốc độ ghi tối đa.

Nếu chỉ có một con số trên thẻ của bạn, con số đó thường đề cập đến tốc độ đọc tối đa. Tuy nhiên, bạn sẽ có thể tìm thấy tốc độ ghi tối đa ở đâu đó trên bao bì của thẻ.

Nếu có hai con số,
- “R: XX MB/s” đề cập đến tốc độ đọc tối đa; và
- “W: XX MB/s” đề cập đến tốc độ ghi tối đa.

Hãy nhớ rằng đây là tốc độ nhanh nhất: tốc độ đọc và ghi thực tế sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quay video hoặc chụp liên tục tốc độ cao một cách đáng tin cậy, thẻ bạn chọn phải có khả năng duy trì ghi ở một tốc độ tối thiểu nhất định để theo kịp luồng dữ liệu liên tục. Đây được gọi là tốc độ ghi tuần tự tối thiểu, và là nơi áp dụng ba tiêu chuẩn “hạng tốc độ”.

 

3. Các hạng tốc độ: Quan trọng đối với quay video độ phân giải cao

Duy trì một tốc độ ghi đáng tin cậy

3 loại “hạng tốc độ” là các tiêu chuẩn được Hiệp Hội SD xác định để cung cấp một chuẩn chung cho xếp hạng tốc độ của thẻ SD.

Loại Logo mẫu*
Hạng tốc độ SD
Hạng tốc độ UHS
Hạng tốc độ ghi video

*SD và các nhãn hiệu và logo liên quan là thương hiệu của SD-3C LLC.

Con số trong logo cho mỗi hạng tốc độ đề cập đến tốc độ ghi tuần tự tối thiểu mà thẻ SD có thể đạt được. Như biểu đồ bên dưới cho thấy, có sự chồng lấn phần nào.

Tốc độ ghi tuần tự tối thiểu Hạng tốc độ SD Hạng tốc độ UHS Hạng tốc độ ghi video
90 MB/giây - - V90
60 MB/giây - - V60
30 MB/giây - U3 V30
10 MB/giây C10 U1 V10
6 MB/giây C6 - V6
4 MB/giây C4 - -
2 MB C2 - -


Quan trọng: Hiệu suất thẻ tối thiểu để quay video

Hầu hết các thẻ SD hiện nay ít nhất là C10 hoặc U3. Tuy nhiên, mức đó có thể không đủ tùy vào:

- Mẫu máy ảnh
- Độ phân giải ghi
- Tốc độ khung hình
- Phương pháp nén (ALL-I, IPB, hay IPB Light?)
- Độ sâu màu (10 bit/8 bit. Canon Log và HDR PQ là các định dạng ghi 10 bit)

Điều này là do các máy ảnh khác nhau ghi dữ liệu ở bit rate khác nhau (Mbps hay megabit mỗi giây; lưu ý rằng đơn vị là “Mb” chứ không phải “MB”. 1MB = 8Mb). Khi có nghi ngờ, hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng của máy ảnh. Hiệu suất thẻ tối thiểu cần thiết cho các chức năng video khác nhau thường được liệt kê trong phần “Thông Số”.

Ví dụ, đây là các yêu cầu tối thiểu đối với một số thiết lập quay video tiêu tốn nhiều tài nguyên trên 3 máy ảnh khác nhau. Nếu bạn có ý định quay video bằng cách sử dụng các thiết lập tạo ra nhiều dữ liệu, tốt nhất bạn nên mua thẻ SD V60 trở lên. Trên máy ảnh EOS R5, bạn có thể nên ghi vào thẻ CFexpress.

8K
EOS R5 IPB, 8 bit: Ít nhất V60
IPB, 10 bit: Ít nhất V90
IPB (Light), 8 bit: Ít nhất U3
IPB (Light), 10 bit: Ít nhất V60
4K 50 fps/ 60 fps,
10 bit (ví dụ Canon Log 3 hoặc HDR PQ)
EOS R5 IPB: Ít nhất V60
IPB (Light): Ít nhất U3
EOS R8
EOS R50 IPB: Ít nhất U3
IPB (Light): Ít nhất C10
Tốc Độ Khung Hình Cao ở Full HD 120 fps
EOS R5 ALL-I (không nén): Ít nhất U3 (8 bit), ít nhất V60 (10 bit)
EOS R8 IPB: Ít nhất U3 (Cả 8 bit và 10 bit)
EOS R50
Video time-lapse 10 bit
EOS R5 4K: Ít nhất V60
Full HD: Ít nhất U3
EOS R8 Full HD: Tốc độ đọc ít nhất 30 MB/giây.
EOS R50


Nắm thông tin này: Thẻ không nhất thiết phải có logo “4K” hoặc “8K” để có thể ghi 4K hoặc 8K

Miễn là thẻ đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất tối thiểu của máy ảnh để ghi ở 4K hoặc 8K, nó sẽ có thể quay video 4K hoặc 8K ngay cả khi không có logo “4K” hoặc “8K” trên bao bì.

 

4. Tốc độ bus UHS: UHS-I hay UHS-II?

Đối với những ai chụp các chuỗi ảnh liên tục dài ở định dạng RAW

Thẻ UHS-I (trái) có một hàng chân giao tiếp so với thẻ UHS-II (phải) có hai hàng. Hàng chân bổ sung có nghĩa là thẻ UHS-II có khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn (lên đến 312 MB/giây) so với thẻ UHS-I (lên đến 104 MB/giây). Bạn sẽ có thể chụp nhiều ảnh hơn trong một chuỗi chụp liên tục trước khi máy ảnh của bạn quá bận ghi vào thẻ.


Tuy nhiên, trước khi bạn vội vàng mua thẻ UHS-II:

1. Đảm bảo máy ảnh của bạn tương thích với UHS-II. Một số mẫu máy ảnh chỉ tương thích với thẻ UHS-I. Bạn có thể sử dụng thẻ UHS-II với chúng, nhưng bạn sẽ không được hưởng những lợi ích về tốc độ.
2. Kiểm tra tốc độ ghi của thẻ. Một số thẻ UHS-II, đặc biệt là những thẻ có giá thấp hơn, có thể có tốc độ đọc rất nhanh nhưng tốc độ ghi lại chậm hơn nhiều. Điều đó có thể làm hỏng mục đích mua thẻ UHS-II của bạn.

 

Những điều quan trọng khác cần biết về thẻ SD

- Chúng không được thiết kế để lưu trữ lâu dài. Đừng sử dụng chúng để lưu trữ ảnh và video của bạn!
- Định dạng thẻ trước khi sử dụng. Việc đó giúp đảm bảo rằng một thẻ hoàn toàn mới đã sẵn sàng cho máy ảnh. Nếu đó là thẻ cũ, việc chỉ xóa bỏ hoặc xóa các tập tin sẽ không xóa hoàn toàn tất cả dữ liệu còn sót lại. Việc định dạng là quy trình xóa hoàn chỉnh hơn và giúp giảm nguy cơ hỏng dữ liệu.
- Định dạng thẻ của bạn trong máy ảnh bạn đang sử dụng. Điều này đảm bảo rằng cấu trúc tập tin của thẻ sẽ được tối ưu hóa cho máy ảnh. Việc đó cũng có lợi cho tốc độ ghi và tính ổn định!
- Nếu bạn có khe cắm thẻ kép, bạn có thể cấu hình việc máy ảnh ghi nội dung gì và vào lúc nào cho từng thẻ. Hãy tìm hiểu thêm ở Điểm 4 của bài viết này.

Bạn có thể quan tâm đến:
Các Chế Độ Màn Trập & Các Chế Độ Chụp Liên Tục: Khi Nào Nên Sử Dụng Chế Độ Nào?
Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: RAW Burst và Pre-shooting là gì?
Nguyên tắc cơ bản của quay phim

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi