Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

7 Mẹo Hay Để Chụp Ảnh ở Sở Thú Bằng Máy Ảnh Mirrorless/DSLR

2016-06-16
0
2.86 k
Trong bài viết này:

Bạn sẽ thường thấy nhiều người tham quan sở thú vào ngày nghỉ khi thời tiết đẹp. Trong bài này, tôi tập hợp 7 thủ thuật để chụp ảnh động vật trong Sở Thú, có thể áp dụng với máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh mirrorless.  (Biên tập bởi studio9)

 

Thủ Thuật 1: Chuẩn Bị Ống Kính Tele

Ống kính tele là thiết bị không thể thiếu nếu bạn muốn chụp cận cảnh động vật. Bất kể bạn có thể quan sát động vật gần đến mức nào, vẫn sẽ có một khoảng khá xa giữa máy ảnh của bạn và con vật. Một ý hay là nên chuẩn bị một chiếc ống kính tele khoảng 300mm ở mức tương đương phim 35mm. Nếu có thể, tôi khuyên bạn nên sử dụng một chiếc ống kính trong tầm 400 đến 500mm.

Nếu bạn sử dụng máy ảnh APS-C, độ dài tiêu cự tương ứng sẽ nhân thêm 1,6 lần, do đó ống kính khoảng 200mm sẽ là đủ. Bạn cũng nên chuẩn bị một ống kính theo bộ trong tầm 55 đến 250mm. Tuy nhiên, nếu bạn không có ống kính tele hoặc đang nghĩ đến việc mua một chiếc mới, tôi khuyên bạn nên mua ống kính 70-300mm.

 


Đối với máy ảnh EOS APS-C

EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM

 

Ống kính zoom EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM cho phép bạn sử dụng tầm tele khoảng 400mm ở mức tương đương phim 35mm.

 

Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết

 


Đối với máy ảnh EOS full-frame

EF70-300mm f/4-5.6 IS USM

 

Nếu bạn có một chiếc máy ảnh EOS full-frame, ống kính tele tiêu chuẩn là EF70-300mm f/4-5.6 IS USM

 

Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết

 


 

Thủ Thuật 2: Sử dụng tốc độ cửa trập cao!

Bạn sử dụng tầm tele càng xa, hiện tượng rung máy sẽ càng mạnh. Ngoài ra, bạn sẽ chụp những con vật sẽ không đứng yên cho bạn chụp. Nếu có thể, hãy thử sử dụng tốc độ cửa trập ít nhất 1/300 giây. Tôi khuyên bạn nên cài đặt chế độ chụp thành Aperture-Priority AE (Av), và sử dụng số f nhỏ nhất (khẩu độ tối đa). Một khi bạn đã cài đặt khẩu độ tối đa ở chế độ Av, máy ảnh sẽ tự động cài đặt tốc độ cửa trập nhanh nhất có thể đối với điều kiện chụp. Nếu tốc độ cửa trập vẫn không đủ nhanh như bạn muốn, bạn cũng có thể thử tăng độ nhạy sáng ISO.

Cách sử dụng chế độ Aperture-priority *Đối với EOS 700D

1. Cài đặt máy ảnh thành chế độ [Av].

BẬT nguồn và điều chỉnh Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ thành [Av].

 

2. Xoay Bánh Xe Chính.

Xoay Bánh Xe Chính bằng ngón trỏ để thay đổi số f. Xoay bánh xe sang trái để giảm số f và xoay đến khẩu tối đa. Xoay bánh xe sang phải để tăng số f.

 

3. Đảm bảo rằng số f đã thay đổi.

Số f hiện tại sẽ xuất hiện trên màn hình LCD sau ở khu vực được khoanh tròn trong ảnh bên trên. Xoay Bánh Xe Chính và đảm bảo rằng số f đã thay đổi trước khi chụp.

 

Thủ Thuật 3: Tiếp cận lồng hoặc hàng rào càng gần càng tốt

Dĩ nhiên là giữa máy ảnh của bạn và con vật sẽ có một cái lồng hay hàng rào. Hãy cố loại bỏ cái lồng hay hàng rào trong ảnh khi có thể. Để làm như thế, hãy tiếp cận cái lồng hoặc hàng rào gần nhất có thể khi chụp. Bạn sẽ thấy rằng cái lồng sẽ biến khỏi tầm quan sát khi thực hiện cách này.

Sử dụng một ống kính tele, cài đặt số f nhỏ, và đến gần hoặc ra xa những vật thể bạn muốn làm nhòe. Khi làm như thế, bạn sẽ có thể làm nhòe cái lồng hoặc hàng rào mà bạn muốn loại bỏ ra khỏi ảnh, để chúng không xuất hiện nổi bật. Đây là cách bạn có thể làm cho chiếc lồng hoặc hàng rào biến mất khỏi tầm quan sát.

Ví dụ, trong ảnh bên dưới, có một cái lồng giữa chú khỉ và tôi, nhưng bạn hoàn toàn không nhìn thấy nó. Bạn có thể làm cho một cái lồng bằng lưới mỏng hoàn toàn biến như như thế! Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nếu lồng có lưới dày hoặc con vật ở gần lồng, bạn có thể không làm cho cái lồng biến mất được.

Ngoài ra, nếu máy ảnh của bạn được cài đặt tự động chọn Tự Động Lấy Nét (AF), nó có thể lấy nét ở tiền cảnh. Những lúc đó, hãy thử sử dụng Single-point AF (Chọn Thủ Công) hoặc Lấy Nét Thủ Công (MF).

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM +Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm/ f/5.6/ 1/500 giây/ ISO 1600

 

Thủ Thuật 4: Can đảm đến gần

Khi chụp động vật trong sở thú, thay vì đặt cả con vật trong khung ảnh, việc chụp con vật bằng ảnh cận cảnh có thể tạo nên sự khác biệt mới mẻ. Mặc dù không có gì sai khi chụp toàn bộ con vật, bạn có thể thấy những công trình nhân tạo vô duyên ở hậu cảnh, điều này thường làm cho ảnh của bạn trông đơn giản như việc ghi lại là bạn đã đến sở thú. Ngoài ra, khi bạn chụp cận cảnh mặt của con vật, nó sẽ mang lại cá tính cho con vật và làm cho nó trông đáng yêu hơn.

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm/ f/5.6/ 1/500 giây/ ISO 250

 

EOS 7D/ EF70-200mm f4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm/ f/5.6/ 1/800/ ISO 200

 

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm/ f/5.6/ 1/800 giây/ ISO 200

 

Thủ Thuật 5: Lấy nét ở một bộ phận cụ thể của con vật

Khi chụp ảnh động vật, chúng ta thường thích chụp mặt trước. Tuy nhiên, động vật có những đặc điểm riêng mà chúng ta có thể tập trung vào đó. Bạn có thể chụp được những tấm ảnh thú vị khi bạn chỉ chụp cận cảnh một bộ phận cụ thể của con vật mà bạn thấy là đáng yêu và làm cho nó nổi bật so với những con vật khác.

Bạn có thể nhận ra những đặc điểm nổi bật này là của con vật nào hay không?

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 208mm/ f/5.6/ 1/640 giây/ ISO 200

 

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm/ f/5.6/ 1/1000 giây/ ISO 640

 

Thủ Thuật 6: Hãy dành ra thêm thời gian với một con vật thu hút sự chú ý của bạn

Động vật có tinh thần tự do. Chúng không nhất thiết lúc nào cũng phải biểu cảm đẹp. Nếu bạn thấy một con vật thu hút sự chú ý của bạn, hãy thử dành ra thời gian quan sát nó và tiếp tục chờ đến khi nó có biểu cảm đẹp. Bằng cách dành ra một chút thời gian theo dõi con vật, bạn có thể thấy nó có biểu cảm thú vị bất ngờ.

Ngoài ra, với những con vật sẽ không di chuyển, bạn có thể thử quay lại vào lúc khác, hoặc chờ đến giờ ăn của con vật. Để chụp ảnh đẹp, bạn sẽ cần phải kiên nhẫn như những tay paparazzi.

Điều cũng quan trọng là phải chụp nhiều tấm. Có thể chỉ có một khoảnh khắc thoáng qua khi con vật có biểu cảm đẹp. Đừng ngại chụp một vài tấm, hoặc hàng tá tấm trong một số trường hợp, ở một địa điểm.

 

EOS 7D / EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm/ f/5.6/ 1/1000 giây/ ISO 200

Một chú cầy meerkat tắm nắng. Trông đáng yêu không, như thể nó nói "Hãy nhìn tôi này"? 
Tôi chụp một số tấm với cảnh này, nhưng đây là tấm duy nhất tôi có thể chụp cặp mắt nó nhìn thẳng vào máy ảnh.

 

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm/ f/5.6/ 1/1600 giây/ ISO 800
"Hãy xem tôi tìm được gì!" Chú hải ly này ban đầu chỉ bơi loanh quanh, và không có bất kỳ biểu cảm hấp dẫn nào một lúc lâu. Sau khi kiên nhẫn quan sát nó một lúc, con hải ly bắt đầu lùng sục dưới nước vì lý do nào đó. Sau đó nó mang đến cho tôi một chiếc lá cây!

 

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm/ f/5.6/ 1/500/ ISO 200
Một chú khỉ con, với biểu cảm ngạc nhiên như thể nó nói "Chà! Nhìn này!"
Tôi cho rằng chú khỉ con này rất đáng yêu, do đó tôi theo dõi nó một lúc. Đây là lúc duy nhất nó có biểu cảm này, và chỉ một lúc ngắn.

 

Thủ Thuật 7: Thử xén ảnh của bạn

Ngay cả khi bạn chụp ảnh bằng ống kính tele, con vật bạn muốn chụp có thể ở quá xa để bạn chụp ảnh lớn. Thay vì từ bỏ, hãy thử xén ảnh sau khi chụp. Những chiếc máy ảnh mới nhất có độ phân giảo cao, do đó xén một chút sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, việc xén ảnh bị mất nét hay bị rung máy sẽ chỉ làm cho tình trạng nhòe hoặc rung máy dễ nhận thấy hơn trong ảnh. Khi chụp, hãy thử cấu hình máy ảnh để có được chất lượng hình ảnh cao nhất có thể.

Ví dụ, ảnh chụp chú sư tử này thực ra đã được xén.

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII/ FL: 280mm /f/5.6 (xén)/ 1/500 giây/ ISO 1600

Bên dưới là ảnh gốc. Đây là ảnh chụp ở tầm gần nhất mà tôi có thể chụp dùng ống kính tôi có sẵn. Như bạn có thể thấy, không khí xung quanh không tệ, cũng không phải là thất bại, nhưng nó thiếu ấn tượng.

 

EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4xII / FL: 280mm/ f/5.6/ 1/500 giây/ ISO 1600
Để có thể chụp chú sư tử lớn như trong ảnh đã xén mà không xén, bạn sẽ cần một ống kính 500-600mm. Đó sẽ là một ống kính rất nặng, và quan trọng hơn là, sẽ đắt tiền, do đó nó không phải là loại ống kính ai cũng có sẵn. Nếu bạn gặp khó khăn với việc chụp đủ gần, bạn có thể xén ảnh sau khi chụp.

Do đó, đây là 7 lời khuyên của tôi để chụp ảnh ở sở thú!
Vì động vật sẽ không đứng yên cho bạn chụp, có thể khó chụp được những tấm bạn muốn, nhưng việc quan sát những biểu cảm khác nhau của chúng chắc chắn sẽ bù đắp một ngày cho bạn.

Vậy tại sao không mang theo máy ảnh đến sở thú và tự thử áp dụng?

 

 

studio9

Một trang web nhiếp ảnh được thành lập tại Nhật Bản vào năm 2011. Với khẩu hiệu "Đưa nhiếp ảnh đến gần bạn hơn", trang web này cung cấp nội dung hữu ích cho tất cả những ai thích nhiếp ảnh. Ngoài nội dung web, studio9 còn tổ chức các hội thảo.

http://photo-studio9.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi