Những CHTG về Máy Ảnh #1: Chức Năng Phơi Sáng Thủ Công Có Hiệu Quả Nhất Đối Với Dạng Cảnh Nào?
Loạt bài viết này nhằm giải đáp các thắc mắc về máy ảnh mà bạn tưởng là mình đã biết (nhưng thực ra không biết). Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích thêm về < M > chế độ được đánh dấu trên Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ. (Người trình bày: Koji Ueda)
Những Điểm Căn Bản Trong Chụp Ảnh Chân Dung
Phơi Sáng Thủ Công
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM /FL: 50mm /Manual Exposure (f/1.4, 1/250 giây)/ ISO 100/ WB: Cloudy
Dùng phơi sáng thủ công, bạn có thể điều điều chỉnh ánh sáng chiếu lên mặt người mẫu khi cần thiết. Bằng cách đó, bạn sẽ có thể chụp ảnh có độ sáng mong muốn, bất kể độ sáng ở nền sau là gì.
Program AE
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM /FL: 50mm /Program AE (f/1.4, 1/500 giây, EV-0)/ ISO 100/ WB: Cloudy
Khi chụp ở chế độ Program AE, đồng hồ đo sáng của máy ảnh sẽ xác định là nền sau sáng. Do đó, khuôn mặt của người mẫu (là phần quan trọng nhất của ảnh) bị thiếu sáng.
Bạn đã từng gặp trường hợp chụp ảnh ở cùng cảnh lại có độ sáng khác nhau chưa? Một trong những lý do là chế độ AE.
Về cơ bản, máy ảnh xác định mức phơi sáng bằng cách đo độ sáng của cả ảnh. Có thể sử dụng chế độ AE khi chụp ở điều kiện ánh sáng trực tiếp chẳng hạn như khi chụp phong cảnh. Điều này là vì độ sáng trong bố cục được cân bằng khi bạn chụp dưới ánh sáng trực tiếp. Ngược lại, chụp chân dung hiếm khi được thực hiện dưới ánh sáng trực tiếp, vì ánh sáng trực tiếp sẽ chiếu sáng mạnh lên người mẫu, làm xuất hiện bóng trên mặt và nét mặt không đẹp.
Điều kiện ngược sáng này có xu hướng làm cho đối tượng có vẻ tối hơn vì độ tương phản giữa đối tượng và nền sau. Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng chức năng bù phơi sáng để làm cho đối tượng sáng hơn. Tuy nhiên, mỗi khi bạn thay đổi bố cục, nó cũng làm thay đổi tỉ lệ tương phản trong ảnh. Do đó, ở chế độ AE, mức phơi sáng không cân bằng, làm cho ảnh có độ sáng khác nhau. Trong trường hợp này, hãy sử dụng phơi sáng thủ công và cài đặt máy ảnh sao cho mức phơi sáng không thay đổi ngay cả khi bố cục thay đổi.
Những Lợi Thế của Phơi Sáng Thủ Công
Lợi thế 1: Có thể duy trì độ sáng của đối tượng chính mà không bị ảnh hưởng bởi độ sáng ở nền sau.
Lợi thế 2: Có thể điều chỉnh độ sáng sao cho độ sáng của đối tượng chính xuất hiện như mong muốn.
Cách Cài Đặt Phơi Sáng Thủ Công
Cài đặt Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ thành < M >. Cài đặt trước độ nhạy sáng ISO thành giá trị bạn muốn.
Điều chỉnh Bánh Xe Chính để cài đặt tốc độ cửa trập. Điều chỉnh Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh để cài đặt số f. Đối với các mẫu máy ảnh không có Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh, hãy nhấn và giữ nút Bù Phơi Sáng trong khi xoay Bánh Xe Chính để cài đặt khẩu độ.
Kiểm tra chỉ báo mức phơi sáng hiển thị trên màn hình LCD phía sau. Dựa trên vị trí của dấu mức phơi sáng, bạn có thể kiểm tra sự khác biệt ở mức dư sáng hoặc thiếu sáng so với mức phơi sáng chuẩn.
Sinh năm 1982 tại Hiroshima, Ueda bắt đầu sự nghiệp với vị trí trợ lý cho nhiếp ảnh gia Shinichi Hanawa. Sau đó anh trở thành nhiếp ảnh gia tự do, và hiện nay tham gia nhiều công việc khác nhau từ tạp chí đến quảng cáo trong khi chụp ảnh tại các thành phố và phong cảnh khác nhau trên khắp thế giới. Anh cũng là một nhà văn và giảng viên tại các lớp học và hội thảo về nhiếp ảnh.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation