Những CHTG về Máy Ảnh #4: Tôi Có Thể Làm Gì với Chức Năng Xử Lý Hậu Kỳ Ảnh RAW Trong Máy Ảnh?
Ngày càng có nhiều máy ảnh EOS DSLR được trang bị chức năng xử lý hậu kỳ ảnh RAW trong máy ảnh. Chức năng này khác với phần mềm xử lý hậu kỳ ảnh RAW hiện nay chẳng hạn như Digital Photo Professional như thế nào? Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích chính xác yếu tố gì phân biệt hai thứ này. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Xử lý trong máy ảnh là hiệu quả để chỉnh sửa tại chỗ. Sử dụng máy tính để chỉnh sửa hàng loạt và điều chỉnh chính xác hơn
Trước
Sau
EOS 5DS/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Aperture Priority AE (f/5.6, 1/800 giây, EV+0,3)/ ISO 100./ WB: Daylight/ Picture style: Landscape
Độ sáng và Picture Style được thay đổi bằng phần mềm xử lý ảnh RAW trong máy ảnh EOS 5DS. So với ảnh trước, màu trời và độ sáng của ảnh đã thay đổi mà không có bất kỳ vấn đề gì về chất lượng hình ảnh.
Những chiếc máy ảnh EOS DSLR trung cấp và cao cấp, cũng như một số máy ảnh compact mới hơn như PowerShot G7 X Mark II, được trang bị phần mềm xử lý ảnh RAW trong máy ảnh, phần mềm này có thể thực hiện hầu như tất cả các tác vụ như trên máy tính và cho phép bạn điều chỉnh những thiết lập chính như độ sáng và các khía cạnh hình ảnh của ảnh. Nhưng sự khác biệt là có giới hạn đối với các thiết lập có thể cài đặt.
Sự khác biệt lớn nhất là các thuật toán để xử lý ảnh RAW. Chức năng xử lý ảnh RAW trong máy ảnh sử dụng các thuật toán theo mẫu máy, rất khác với các thuật toán được sử dụng khi xử lý trên máy tính. Mọi người có xu hướng xem xử lý ảnh RAW trên máy ảnh là không bằng xử lý ảnh RAW trên máy tính. Tuy nhiên, về độ chính xác khắc họa, có thể nói ảnh trong máy ảnh trung thực hơn với ảnh gốc. Ngoài ra, tốc độ xử lý sẽ khác khi biên tập và lưu ảnh ở định dạng JPEG.
Có phần mềm không phải Digital Photo Professional của Canon có hỗ trợ xử lý dữ liệu RAW của máy ảnh EOS DSLR. Tuy nhiên, phần mềm đó có thể không tái tạo được 100% các khả năng gốc của máy ảnh, trong khi phần mềm của Canon cho phép bạn có được ảnh hoàn thiện tốt, hầu như không phân biệt được với ảnh xử lý hậu kỳ RAW trong máy ảnh.
Tuy nhiên, lưu ý rằng không thể sử dụng chức năng xử lý hậu kỳ ảnh RAW trong máy ảnh với ảnh EOS chụp ở định dạng M RAW hay S RAW. Do đó, khi sử dụng chức năng xử lý hậu kỳ ảnh RAW trong máy ảnh, hãy cài đặt thiết lập chất lượng hình ảnh thành "RAW" trước khi chụp.
Màn hình xử lý hậu kỳ ảnh RAW trong máy ảnh của EOS 5DS. Chọn [RAW image processing (xử lý ảnh RAW)] từ trình đơn phát lại, và ảnh cần xử lý sẽ được hiển thị khi được chọn.
Các máy ảnh EOS DSLR được trang bị phần mềm xử lý ảnh RAW trong máy ảnh
EOS 5D Mark III
EOS 70D
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation