Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Bảo Dưỡng Ống Kính và Thân Máy Ảnh (Phần II)

2020-06-05
0
1.4 k
Trong bài viết này:

Cho dù bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghiệp dư, việc bảo dưỡng ống kính và thân máy ảnh thường xuyên là vô cùng quan trọng. Tương tự như người đầu bếp thường xuyên mài sắc con dao của mình hay sử dụng loại thớt không làm mòn dao để bảo đảm tuổi thọ của dao, bạn cung cần làm như vậy với thiết bị của mình.


Tại sao? Với người mới bắt đầu, mặc dù hầu hết ống kính đều được thiết kế sao cho cứng cáp nhất có thể, các yếu tố môi trường bên ngoài có thể tác động tới chúng – ngay cả khi có bộ lọc. Các linh kiện mong manh bên trong có thể được bịt kín, nhưng vỏ ngoài – nơi chịu nhiều tác động – có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, các hạt bụi, muối (khi chụp cảnh biển) và mồ hôi từ tay của bạn.

Theo thời gian, nếu không được bảo quản, các hạt bụi sẽ len lỏi vào bên trong ống kính và ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh của bạn, trong khi đó, độ ẩm sẽ khiến cho nấm mốc sinh trưởng bên trong ống kính và khiến cho hình ảnh của bạn có những đốm nhỏ. Hãy lưu ý rằng ngay cả khi bạn đã loại bỏ nấm mốc, nó vẫn có thể ăn sâu vào lớp sơn của ống kính và từ đó làm giảm chất lượng hình ảnh. Điều này cũng tương tự với thân máy ảnh của bạn: việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị của bạn, đặc biệt là nếu bạn có ý định chụp ảnh ngoài trời rất nhiều. Muối, cát và bụi, nhìn chung, vẫn là kẻ thù lớn nhất của nhiếp ảnh gia.

Nhưng việc bảo dưỡng thiết bị đúng cách không chỉ dừng lại ở việc vệ sinh – sau đây là những điều cần biết về bảo dưỡng ống kính và thân máy ảnh và cách bảo quản thiết bị đúng đắn!

 

#1 Tránh vệ sinh quá nhiều
Vệ sinh quá nhiều, không chỉ không tốt mà còn mang lại nhiều tác hại. Mặc dù máy ảnh và ống kính của bạn được thiết kế cứng rắn (vì bạn phải sử dụng nó ngoài trời), việc tương tác liên tục với thiết bị, bao gồm cả vệ sinh, sẽ làm tăng nguy cơ xước ống kính hay vô tình làm hỏng cảm biến của máy ảnh. Vậy bạn nên vệ sinh bao lâu một lần? Bạn cần sử dụng khả năng phán đoán của mình: nếu bạn chụp thường xuyên và đổi ống kính thường xuyên, vệ sinh một lần mỗi tháng là đủ. Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng chụp, vậy bạn hãy vệ sinh thiết bị vài tháng một lần.

#2 Không phải vệ sinh nào cũng như nhau
Dễ hiểu rằng bảo dưỡng cho thiết bị được sử dụng trong thời tiết nắng, ráo sẽ khác với thiết bị được sử dụng trong mưa bão lạnh. Nếu bạn chụp trong điều kiện trời mưa hay ở biển trong thời gian dài, hãy lau thiết bị khi về nhà do tiếp xúc với nước biển và gió có muối sẽ làm mòn máy ảnh của bạn. Trong thời tiết khô ráo hơn, hãy cân nhắc sử dụng máy thổi khí để nhẹ nhàng thổi bay các hạt bụi.

#3 Lưu trữ bảo quản và những điều cần lưu ý
Bây giờ sau khi bạn đã thổi và lau sạch bụi bẩn khỏi thiết bị - đã đến lúc cất chúng đi. Tuy nhiên, trước khi cho tất cả mọi thứ vào chiếc hộp khô ráo, hãy nhớ những điều sau:

Nắp ống kính: lời khuyên của chuyên gia – hãy sử dụng một thanh lăn không xơ vải và nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn bên trong, sau đó lau lại bằng khăn mềm, ẩm.

Bộ lọc ống kính: luôn sử dụng vỏ hoặc túi của bộ lọc ống kính để bảo đảm chúng được bảo vệ. Nếu bạn cất nhiều bộ lọc máy ảnh, đừng cho chúng vào cùng một chiếc hộp hay túi. Thay vào đó, hãy sử dụng giá để bộ lọc ống kính hay tủ đựng bộ lọc ống kính nhiều ngăn. Việc này có vẻ rắc rối, nhưng sẽ rất hữu ích trong việc ngăn chặn các vết trầy xước.

Màn hình LCD: nhẹ nhàng lau màn hình LCD của bạn bằng vải vi sợi hoặc vải mềm ẩm. KHÔNG sử dụng dung dịch hay chất tẩy rửa lỏng do chúng có thể làm cho lớp sơn trên màn hình LCD bị bong. Thực tế, không nên sử dụng chất tẩy rửa trên bất kỳ bộ phận nào của máy ảnh do những chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc có thể làm hỏng thân máy ảnh một cách nghiêm trọng.

Cuối cùng, hãy luôn cất thiết bị trong tủ khô có chức năng khử ẩm để tránh nấm mốc sinh trưởng – điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sống ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu mức ẩm quá thấp, các chi tiết bằng cao su trên thiết bị cũng có thể bị nứt vỡ nếu bạn để đó và không sử dụng trong thời gian dài. Nếu bạn không có nhiều chi phí, hãy cân nhắc cất thiết bị trong túi kín khí có gói hút ẩm. Hãy nhớ kiểm tra thiết bị thường xuyên để xem dấu hiệu hư hỏng nào do độ ẩm hay không.


Mặc dù có rất nhiều điều mà bạn có thể tìm hiểu từ YouTube, ĐỪNG BAO GIỜ TỰ MÌNH sửa chữa hay tháo linh kiện thiết bị. Trừ khi bạn đã được đào tạo để sửa chữa máy ảnh, bạn rất có khả năng sẽ làm hỏng nó thêm và phải trả phí sửa chữa cao hơn. Hãy luôn nhờ đến dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp cho thiết bị của bạn – hãy tìm kiếm liên kết trang web hay số điện thoại của dịch vụ khách hàng tại quốc gia của bạn.

 

Đọc thêm về bảo dưỡng ống kính và máy ảnh ở đây: 

Bảo Dưỡng Ống Kính và Thân Máy Ảnh (Phần I)

Cách Vệ Sinh Cảm Biến Hình Ảnh

 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi