3 Điểm Quan Trọng Cần Cân Nhắc Đối Với Thiết Bị Chụp Ảnh Dưới Nước Của Bạn
Bảo quản máy ảnh và thiết bị chụp ảnh dưới nước cũng quan trọng như việc chụp những bức ảnh đẹp. Học cách bảo quản sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị nhiều năm. Nhiếp ảnh gia dưới nước chuyên nghiệp William Tan sẽ dạy chúng ta cách bảo quản thiết bị từ khi cài đặt cho đến sau chuyến lặn.
1. Cài đặt máy ảnh
Trước lần lặn đầu tiên, bạn nên bảo dưỡng vòng chữ o trên vỏ máy ảnh và đèn pin/đèn nhấp nháy. Hãy làm theo các bước này để bảo đảm vệ sinh và bảo dưỡng cẩn thận:
Bước 1:
Nhẹ nhàng tháo vòng chữ o khỏi đường rãnh, kiểm tra xem đường rãnh cho sạn, tóc hay chất bẩn khác không, và lau sạch bằng vải không xơ (tẩm cồn và kem đánh răng sẽ rất có ích khi cần làm sạch những khu vực khó lau, nhưng lưu ý rằng cồn có thể làm hỏng một số loại nhựa, vì thế bạn không nên sử dụng cồn trên nhựa hay vòng chữ o).
Bước 2:
Rửa vòng chữ o dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn, tóc và cát.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên với số lượng tóc và bụi bẩn trên vòng chữ o của mình đấy
Bước 3:
Thoa lên vòng chữ o một lớp mỡ chuyên dụng (loại mỡ được khuyến nghị để tránh vòng chữ o silicon bị giãn), và sau đó lắp lại vào đường rãnh. Lý do thoa mỡ vào vòng chữ o đó là giúp vòng chữ o chuyển động dễ dàng trong đường rãnh, từ đó áp lực có thể được dàn đều, tạo thành vòng bít chặt để tránh nước rỉ vào.
Mỡ silicon phù hợp sẽ bảo đảm vòng chữ o luôn ở điều kiện sử dụng tối ưu trong nhiều năm
Bước 4:
Kiểm tra vòng chữ o và chỗ trống trong đường rãnh có còn bụi bẩn không và loại bỏ chúng.
Bước 5:
Kiểm tra bề mặt khác tiếp xúc với vòng chữ o tạo thành vòng bít. Loại bỏ sạn, tóc hoặc bụi bẩn, nếu có. Thoa một lớp mỡ mỏng lên phần này và sau đó đóng vòng bít.
Vòng chữ o và đường rãnh đã được làm sạch
Bước 6:
Nếu vỏ máy ảnh có chân không kế, hãy sử dụng nó để bơm không khí ra để tạo thành vòng bít chặt hơn. Nếu không có chân không kế, hãy ngâm chúng vào bể nước sạch trước khi lặn để kiểm tra xem có bóng khí hay không, nghĩa là có dấu hiệu rò rỉ hay không.
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để lặn, hãy bảo đảm bạn biết cách đưa máy ảnh vào nước an toàn để ngăn chặn hư hỏng trước hành trình của bạn.
2. Ngay sau khi lặn
Mỗi người nên đặc biệt chú ý đối với thiết bị sau mỗi chuyến lặn để ngăn chặn bất kỳ hư hỏng nào, ví dụ như xói mòn do nước biển.
Bước 1:
Nếu có bình nước sạch, hãy ngâm chúng vào nước sạch. Điều này giúp hòa tan nước muối bị kẹt trong các nút và đường rãnh vòng chữ o. Nếu thuyền có vòi nước sạch, hãy xối rửa chúng nhẹ nhàng (nước ấm giúp hòa tan muối hiệu quả hơn nước ở nhiệt độ phòng). Nếu không có nước sạch, hãy sử dụng vải ẩm bọc quanh thiết bị để làm chậm quá trình hình thành tinh thể muối khi vỏ thiết bị khô dần.
Bước 2:
Sử dụng quạt gió để loại bỏ nước bị mắc bên trong các nút.
Quạt gió bị kẹt trong những vị trí khó vệ sinh trong vỏ thiết bị
Bước 3:
Làm khô bề mặt cổng cắm và bộ ngắm. Việc này giúp tránh tạo thành các dấu nước vĩnh viễn.
Bước 4:
Khi bạn tháo vòng bịt để thay đổi ống kính hoặc pin, hãy luôn bảo dưỡng các vòng chữ o thêm một lần.
3. Sau chuyến lặn
Luôn luôn lặp lại quy trình bảo dưỡng ở mục 2 sau chuyến lặn. Hãy bảo đảm không có tinh thể muối được hình thành trong thiết bị trước khi cất chúng cho đến hành trình chụp ảnh dưới nước tiếp theo. Đối với cất giữ trong thời gian dài, hãy đặt vòng chữ o đã thoa mỡ vào túi riêng đã hút hết khí và cất vỏ máy ảnh vào cùng để tối thiểu dính bụi bẩn.
Bảo dưỡng hợp lý là cần thiết sau mỗi chuyến lặn
Tìm hiểu thêm những lời khuyên khác như tìm hiểu cách khiến ảnh chụp dưới nước của bạn nổi bật với màu sắchay cài đặt quan trọng bạn sẽ cần để bảo đảm ảnh chụp dưới nước sắc nét. Nếu bạn muốn tìm máy ảnh phù hợp cho chuyến lặn của mình, hãy cân nhắc PowerShot G1 X Mark III, chiếc máy ảnh nhỏ gọn đầu tiên có hệ thống Dual Pixel CMOS AF để lấy tiêu điểm nhanh và chính xác, hoặc EOS 5D Mark IV, thiết bị mới trong làng nhiếp ảnh dưới nước.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!