Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Thiết Lập Máy Ảnh Để Chụp Sông Suối Mơ Màng

2016-10-20
2
3.52 k
Trong bài viết này:

Bạn nên sử dụng các thiết lập gì trên máy ảnh để chụp được đám sương mù và dòng nước chảy trong một cảnh hư ảo, như trong mơ? Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bàn về các kỹ thuật mà ông sử dụng. (Người trình bày: Yoshio Shinkai)

EOS 5D Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/13, 4 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Tôi muốn tạo ra một không khí hư ảo trong cảnh con suối này với sương mù lơ lửng, do đó tôi sử dụng tốc độ cửa trập thấp để tạo ra hiệu ứng làm nhòe ở dòng nước, mang lại cho nó một vẻ mờ mịn như lụa. Để thêm tông màu xanh một chút, cân bằng trắng được cài đặt thành “Daylight”.

 

Cảnh và phương án của tôi

Khi tôi chụp cảnh này, bầu trời có nhiều mây và sương mù lơ lửng ở thượng dòng. Sương mù lơ lửng trên mặt nước và không hình thành ở độ cao cao hơn mức đó. Tôi chọn một điểm có ít sương mù hơn và đặt chân máy từ nơi tôi có thể nhìn thấy dòng suối chảy.

 

Điểm 1: Thiết lập khẩu độ tạo ra độ sâu – f/13

Đối với những cảnh như cảnh này, điều quan trọng là phải tạo ra độ sâu trong ảnh. Có thể thực hiện việc này bằng cách giảm khẩu để tạo ra độ sâu trường ảnh sâu nhất có thể. Làm như thế sẽ bao gồm cả đoạn hạ dòng và thượng dòng của dòng suối trong khung ảnh, nhờ đó làm cho con suối hiện diện rõ hơn. Đồng thời, tôi giảm khẩu để giảm tốc độ cửa trập, và sau đó cài đặt khẩu độ ở f/13 để làm nổi bật đám rêu.

 

Điểm 2: Tốc độ cửa trập chuyển tải cảm giác động – 4 giây.

Tôi nghĩ đến việc khắc họa chuyển động giữa sự yên tĩnh; tốc độ cửa trập sẽ quyết định dòng nước trông như thế nào. Vì tôi chụp ảnh ở chế độ Aperture-priority AE, tốc độ cửa trập được điều chỉnh thành 4 giây, nhưng tôi có chuyển tải sự chuyển động của nước một cách đầy đủ.

 

Điểm 3: Chú ý cẩn thận đến sự khắc họa những điểm sáng – Highlight tone priority

Sương và dòng nước là những chi tiết sáng trong ảnh, ở đó tôi muốn đảm bảo không xảy ra hiện tượng lóa sáng. Để tái tạo màu trắng thuần túy của sương và nước, tôi sử dụng chức năng Highlight tone priority trong máy ảnh. Mặc dù việc này làm tăng độ nhạy sáng ISO lên 200, sự chuyển màu ở điểm sáng vẫn được khắc họa một cách mượt mà.

 

Thủ thuật: Sương hình thành ở những nơi có sự chênh lệch nhiệt độ

Bạn đã thấy bạn có thể chụp một cảnh sương có cảm giá hư ảo bằng cách nào. Để biết bạn có thể tìm thấy sương ở đâu, chúng ta hãy xem cách hình thành của nó:

Một trong những yếu tố chính là sự chênh lệch giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Đây chính xác là lý do tại sao mưa rơi khi một hệ áp suất thấp đi qua các con suối và những vùng nước khác ở những khu vực tương đối cao. Ở Nhật, vào mùa đông, sương hoặc sương mù hình thành vì có sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí lạnh và nước tương đối ấm hơn. Vào mùa hè, nước chảy trong các ao hồ và sông suối sẽ lạnh hơn không khí xung quanh, nhưng khi mưa rơi, không khí này nhanh chóng lạnh đi, và sương hình thành. 

Tôi chụp ảnh này vào nửa sau tháng 7 sau giữa trưa, do đó sương có khả năng hình thành vì có sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước trong suối và không khí.

 

Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!

 

 

Yoshio Shinkai

 

Sinh năm 1953 tại Nagano, Shinkai bắt đầu đi du lịch khắp Nhật Bản với một chiếc máy ảnh khổ lớn để chụp ảnh phong cảnh vào năm 1979. Hiện nay, anh chụp nhiều phương tiện khác nhau, từ áp phích đến lịch đến tờ rơi du lịch và tạp chí nhiếp ảnh.

 

Digital Camera Magazine

 

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi