Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Diễn biến >> All Happenings

Kỷ Niệm 30 Năm Máy Ảnh EOS (1): Chiếc Máy Ảnh EOS Đầu Tiên, EOS 650

2017-08-31
2
4.57 k
Trong bài viết này:

Cách đây 3 thập niên vào tháng 3, 1987, mẫu máy ảnh EOS đầu tiên, EOS 650, ra mắt. EOS là tên viết tắt của “Electro-Optical System” (Hệ Thống Quang-Điện Tử). Nó cũng là tên của Nữ Thần Bình Minh trong thần thoại Hy Lạp. Sử dụng ngàm điện tử hoàn toàn, EOS series muốn trở thành một dòng máy tiên phong, mở ra một kỷ nguyên mới cho máy ảnh SLR. Để kỷ niệm năm thứ 30 khai sinh EOS, đây là bài viết đầu tiên trong loạt 3 bài viết lần về quá trình tiến hóa của EOS, bắt đầu từ khi ra mắt mẫu máy ảnh EOS đầu tiên đến quá trình nó biến đổi từ một chiếc SLR thành một hệ thống SLR kỹ thuật số, trước khi kết thúc với phần giới thiệu công nghệ EOS không ngừng thay đổi và phát triển.

EOS 650

EOS 650 (Ra mắt vào năm 1987)

EOS 650 là chiếc máy ảnh đầu tiên được ra mắt trong EOS series. Cảm biến AF, bộ vi xử lý và các công nghệ mới nhất khác thời đó đã được giới thiệu để đạt được khả năng AF với mức chính xác cao. Ngàm EF điện tử hoàn toàn, lần đầu cũng được sử dụng vào lúc đó, hiện nay vẫn được sử dụng sau 30 năm trên các máy ảnh EOS ngày nay.

 

EOS 650 – The Mẫu máy ảnh vô đối trong số tất cả máy ảnh AF SLR

Có độ chính xác AF nâng cao, khả năng dễ vận hành tốt hơn và khả năng đo sáng và kiểm soát phơi sáng chính xác hơn cũng như ngàm điện tử hoàn toàn, EOS 650 được trang bị những công nghệ mới nhất thời đó, đi trước 30 năm về xu hướng và nhu cầu. Các công nghệ do Canon phát triển, chẳng hạn như cảm biến lấy nét BASIS và khả năng AF độ chính xác cao nhờ vào bộ vi xử lý, là không có đối thủ khi so với hiệu năng của các máy ảnh SLR cạnh tranh có khả năng AF.

Về thiết kế, hãng cũng đã có những nỗ lực mang lại một trải nghiệm chụp ảnh dễ chịu hơn. Không như thiết kế tuyến tính của các máy ảnh SLR quy ước thời đó, một phong cách sử dụng đường cong đã được áp dụng để cải thiện tính công thái học của máy ảnh, bao gồm báng cầm lớn hơn để cầm chắc hơn, và một Bánh Xe Chính cũng như bố cục xoay quanh nút chụp có cân nhắc vị trí đặt các ngón tay.

Ý tưởng thiết kế của EOS, là giới thiệu những công nghệ tiên tiến để có được một chiếc máy ảnh lý tưởng mà không bị hạn chế bởi kiến thức quy ước, vẫn được sử dụng bởi các mẫu máy ảnh ngày nay, sau 30 năm. Đây là một trong những lý do tại sao máy ảnh EOS từ lâu đã là lựa chọn của người dùng trên toàn thế giới.

Ca-ta-lô EOS 650 & 620

Các ca-ta-lô cách đây trên 30 năm (EOS 650 (trái), EOS 650 & 620 (phải))
Hai tháng sau khi EOS 650 ra mắt vào tháng 3, 1987, Canon ra mắt một mẫu máy ảnh cao cấp khác, EOS 620. Máy ảnh EOS đầu tiên không được thiết kế để trở thành mẫu máy đầu bảng. Thay vào đó, mục tiêu là sản xuất ra một mẫu máy tiêu chuẩn, có giá cả hợp lý, được trang bị các tính năng cao cấp bằng cách tích hợp những công nghệ mới nhất.

 

Hệ Thống EOS

EOS series, bắt đầu với sự ra mắt của EOS 650, đánh dấu năm thứ 30 của nó vào tháng 3, 2017. 3 nguyên tắc phát triển chính của EOS đã được truyền lại và vẫn đóng vai trò thiết yếu hiện nay.

3 Nguyên Tắc Phát Triển EOS:
1. Việc làm mới cơ chế AF không được sử dụng làm lý do để định giá máy ảnh EOS ở mức cao hơn nhiều so với các máy ảnh hiện hữu.
2. Máy ảnh EOS phải có khả năng theo dõi AF với ống kính 300mm f/2.8 khi chụp ảnh cầm tay hoạt động thể thao trong nhà.
3. Độ nhạy AF phải tương đương với độ sáng của độ nhạy đo sáng.

 

Công nghệ truyền động ống kính để đạt được tốc độ và sự thoải mái

Kể từ EOS 650, một ngàm EF mới phát triển đã được sử dụng cho EOS series. EF, là viết tắt của “Electro Focus” (Lấy Nét Điện Tử), thể hiện phương án của Canon chú trọng phát triển công nghệ lấy nét điện tử. Các máy ảnh AF thời đó có một cái vấu giữa thân máy và ống kính để điều khiển các lá khẩu của ống kính. Tuy nhiên, bằng việc giới thiệu một cơ chế EMD tích hợp (Electro-magnetic Diaphragm - Màn Khẩu Điện-Từ) trong ống kính để điều khiển các lá khẩu theo phương thức điện tử, Canon đã thành công trong việc loại bỏ liên kết cơ học giữa thân máy và ống kính, nhờ đó có được một ngàm EF điện tử hoàn toàn. 3 thập niên sau đó, ngàm điện tử hoàn toàn tiếp tục duy trì khả năng tương thích của nó và đặt ra nền tảng để giới thiệu các công nghệ mới nhất.

Ngàm thân máy EOS

Ngàm ống kính trên thân máy EOS

Ngàm ống kính EOS

Ngàm ống kính trên thân ống kính EF

 

Ống kính EF mới nhất hoạt động mượt mà khi lắp vào EOS 650, chiếc máy ảnh EOS đầu tiên. Tương tự, ống kính EF thế hệ đầu tiên cũng hoàn toàn tương thích với máy ảnh EOS mới nhất. Quá trình giao tiếp của tín hiệu điện tử được thực hiện thông qua các đầu tiếp xúc trên thân máy EOS (ảnh trái) và ống kính EF (ảnh phải). Việc sử dụng ngàm điện tử hoàn toàn không chỉ loại bỏ nhu cầu sử dụng liên kết cơ học, nó còn cho phép có được khả năng tương thích hoàn toàn giữa tất cả máy ảnh và ống kính có hỗ trợ tính năng này.

 

Thông qua quy trình giao tiếp của tín hiệu điện tử qua các đầu tiếp xúc, ngàm EF gửi thông tin của ống kính đến máy ảnh sau khi nhận được yêu cầu từ máy ảnh, và máy ảnh điều khiển ống kính dựa trên thông tin nhận được. Cơ chế IS (Image Stabilizer - Ổn Định Hình Ảnh), cơ chế này khử rung máy bằng cách di chuyển bộ phận IS trong ống kính, và môtơ USM, môtơ này lấy nét nhanh chóng và mượt mà thông qua các rung động siêu âm theo thông tin đo sáng AF của máy ảnh, là những ví dụ về công nghệ ống kính chỉ có thể có được khi có sự giao tiếp cả hai hướng giữa máy ảnh và ống kính.

 

Ngàm thân máy EOS

Với EMD tích hợp (Electro-magnetic Diaphragm), nó là một bộ dẫn động để điều khiển truyền động khẩu độ, khẩu độ được truyền động theo phương thức điện từ dùng môtơ bước biến dạng và bộ phận lá khẩu.

Ngàm ống kính EOS

Các ống kính EF của Canon được trang bị nhiều công nghệ truyền động ống kính khác nhau, chẳng hạn như thấu kính USM lấy nét nhanh chóng và mượt mà, và IS (Image Stablilizer) giúp giảm rung máy.

 

Đường kính ngàm EF được thiết kế để đạt được khẩu độ f/1.0

Có 17 ống kính EF đã được ra mắt cùng với sự ra mắt của máy ảnh EOS 650, một trong số đó là EF 50mm f/1.0L USM, một chiếc ống kính được thiết kế với niềm đam mê của các kỹ sư Canon tham gia quy trình phát triển EOS. Trong quá trình thảo luận để xác định thông số cho đường kính của ngàm EF và cự ly cạnh, các kỹ sư thiết kế hệ thống quang học yêu cầu mạnh mẽ là phải sử dụng kích thước có khả năng đạt được f/1.0 cho ống kính.

 

EF50mm f/1.0L USM

EF50mm f/1.0L USM (Ra mắt vào năm 1989)
Nặng 985g với kết cấu gồm 11 thấu kính chia thành 9 nhóm, khoảng cách lấy nét gần nhất là 60 cm và đường kính kính lọc là 72mm, ống kính tiêu chuẩn này có đường kính lớn nhất thế giới tại thời điểm ra mắt.

 

Lúc đó, các kỹ sư của Canon đang có kế hoạch chế tạo một chiếc ống kính trong mơ một lần nữa nếu họ sửa lại ngàm ống kính. Điều này là vì Canon trong quá khứ đã thương mại hóa thành công một chiếc ống kính 50mm f/0.95 cho máy ảnh quang trắc Canon 7 (ra mắt vào năm 1961). Vì có những giới hạn vật lý chẳng hạn như đường kính ngàm của ngàm FD, ngàm này được sử dụng trước khi ngàm EF ra đời, không thể chế tạo ống kính hoán đổi f/1.0. Để chế tạo ống kính 50mm f/1.0, đường kính ngàm khoảng 50mm là tuyệt đối cần thiết khi cân nhắc tỉ lệ đường kính với cự ly cạnh. Cự ly cạnh của ngàm EF là 44mm trong khi đường kính là 54mm, đáp ứng yêu cầu để có được ống kính 50mm f/1.0.

 

Alt: Canon 7 (1961)

Canon 7 (Ra mắt vào năm 1961)
Máy ảnh Canon 7, mang lại ý tưởng cơ bản để phát triển ống kính 50mm f/0.95 lens, được ra mắt tại sự kiện Photokina lần 7 (1960). Cho đến ngày nay (2017), ống kính f/0.95 vẫn là ống kính sáng nhất.

 

Ngàm đường kính lớn này cũng mang lại nhiều lợi thế trong thời đại số, chẳng hạn như cho phép máy ảnh tạo ra hình ảnh sử dụng hiệu quả độ sâu trường ảnh rất nông, cho phép chụp ở điều kiện thiếu sáng, phát triển khung ngắm quang sáng và giảm nhiễu xạ. Đây có khả năng là một trong những trường hợp hiếm hoi trong đó sự nhấn mạnh duy trì truyền thống đã giúp đặt ra nền tảng cho tương lai của máy ảnh EOS.

Trong quá trình phát triển, hệ thống AF tiên tiến của EOS sẽ cách mạng hóa phong cách chụp ảnh trong tương lai của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Trong 2 bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu thông tin cơ bản về EOS như một dòng máy ảnh đi đầu trong ngành sau sự tái sinh của nó dưới dạng một hệ thống SLR kỹ thuật số.

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi