[Phần 2] Kỷ Nguyên Phát Triển – Sự Khai Sinh của Thời Đại Kỹ Thuật Số
Vào Tháng 4, 2014, quá trình sản xuất tích lũy của ống kính EF của Canon đạt kỷ lục 100 triệu chiếc. Hệ thống ngàm mới chiếm được sự tin tưởng của các nhiếp ảnh gia với chức năng điều khiển cơ học đã hoàn toàn bị loại khỏi ngàm FD truyền thống bằng cách nào? Phần 2 của loạt bài viết này cung cấp thêm thông tin cho bạn về lịch sử của quá trình phát triển này. (Người trình bày: Kazunori Kawada)
Trang: 1 2
Giai đoạn 2: Kỷ Nguyên Phát Triển - Sự Khai Sinh của Thời Đại Kỹ Thuật Số
Vào tháng 4, 1991, ba ống kính TS-E (24mm, 45mm, và 90mm) ra mắt, tất cả điều được tích hợp một cơ chế dịch chuyển ngoài cơ chế điều khiển nghiêng. Tuy nhiên, sự đột phá lớn nhất là sự ra đời hệ thống điều chỉnh khẩu độ tự động trên ống kính kiểu nghiêng-dịch chuyển lần đầu tiên. Đối với ống kính kiểu nghiêng-dịch chuyển, cho phép bẻ cong trục quang, khó di chuyển hệ thống khẩu độ bằng cơ học từ thân máy. Cho đến lúc đó, phương thức truyền thống là xác định nét ở khẩu độ tối đa và thực hiện những điều chỉnh nghiêng-dịch chuyển cần thiết trước khi khép khẩu theo cách thủ công đến giá trị mong muốn. Ống kính TS-E, ngược lại, sử dụng một ‘Màn Chắn Điện Từ (EMD)’, màn chắn này được trang bị một bộ phát động trên ống kính để vận hành khẩu độ, nhờ đó cho phép điều chỉnh khẩu độ tự động ngay cả khi ống kính đang được nghiêng hay dịch chuyển. Khi cần điều chỉnh khẩu độ bằng tay, tôi thường quên bước này trong khi chụp, và kết cục là ảnh quá sáng đáng kể. Những sai lầm như thế không còn xảy ra với cơ chế điều chỉnh khẩu độ tự động của ống kính TS-E. Điều này là có thể nhờ vào việc sử dụng một ngàm điều chỉnh bằng điện tử hoàn toàn với cơ chế điều chỉnh cơ học bị loại bỏ hoàn toàn trên ngàm ống kính. Mặc dù người mới chụp ảnh có thể không quen sử dụng ống kính TS-E và chức năng nghiêng-dịch chuyển, chúng là những tính năng thiết yếu đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chuyên chụp kiến trúc, nội thất, hoặc sản phẩm. Sự cố gắng đưa những ống kính đó vào thị trường phù hợp trong dòng ống kính EF là một trong những lý do tại sao các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp rất tin tưởng các sản phẩm của Canon.
Đặc Điểm 1 của Ống Kính EF - Image Stabilizer (IS)
Canon là hãng đầu tiên giới thiệu thành công chức năng Image Stablilizer đưa vào sử dụng thương mại trên ống kính SLR thay đổi được. Cơ chế cơ bản ngày nay vẫn không thay đổi, với một nhóm cảm biến con quay hồi chuyển được dùng để phát hiện rung máy, hiện tượng này sau đó được bù trừ bằng một hệ thống khắc phục quang học.
Vào năm 1995, Canon ra mắt ống kính ‘EF75-300mm f/4-5.6 IS USM’, ống kính thay đổi được đầu tiên trên thế giới cho máy ảnh SLR được trang bị tính năng ‘Image Stabilizer (IS)’. IS hoạt động bằng cách phát hiện rung máy bằng các cảm biến con quay hồi chuyển, và bù hiện tượng rung máy bằng cách di chuyển nhóm thấu kính để điều chỉnh quang học có tác dụng tương đương hai stop tốc độ cửa trập. Người dùng đã say mê với sự xuất hiện của tính năng tiện lợi này mà họ từng ao ước, vì nó giúp giải phóng nhiếp ảnh gia khỏi sự cồng kềnh của chân máy khi chụp ở các cảnh thiếu sáng. Kể từ đó, tính năng IS đã được áp dụng trên các ống kính EF được ra mắt sau này. Ngoài ống kính IS, Canon cũng lần đầu tiên thương mại hóa thành công việc sử dụng nhiều loại ống kính khác trong EF series, chẳng hạn như các ống kính chỉ gồm có các thấu kính không chì, thân thiện với môi trường, và ‘ống kính DO’ được tích hợp ‘Thấu Kính Nhiễu Xạ Nhiều Lớp’, giúp đạt được thiết kế nhỏ gọn và hiệu suất cao.
Ống kính EF lịch sử 1 - EF75-300mm f/4-5.6 IS USM
Đây là ống kính đầu tiên được tích hợp tính năng Image Stablilizer (IS), giúp bù rung máy một cách đáng kinh ngạc trong khi chụp tele với hiệu ứng chỉnh sửa tương đương khoảng hai stop tốc độ cửa trập. Tính năng này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những người yêu thích nhiếp ảnh vì khả năng giảm số lượng ảnh không thành công của nó.
Đặc Điểm 2 của Ống Kính EF - Thấu Kính Nhiễu Xạ Nhiều Lớp (DO)
- Thấu Kính Nhiễu Xạ Một Lớp, Cách Từ Nhiễu Xạ
- Ống Kính DO Ba Lớp
- Ánh Sáng Tới (Ánh Sáng Trắng)
- Ánh sáng nhiễu xạ thừa xuất hiện
- Hầu như tất cả ánh sáng tới lúc này đều có thể sử dụng được để chụp ảnh
- Ánh sáng nhiễu xạ có thể sử dụng được để chụp ảnh
- Ánh sáng nhiễu xạ gây lóa
Thấu kính DO có khả năng kiểm soát đường đi của ánh sáng bằng cách sử dụng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, hiện tượng này xuất hiện khi ánh sáng đi qua cạnh của một chướng ngại vật.
Đạt được một thiết kế nhỏ gọn và hiệu suất cao với các đặc điểm của thấu kính fluorite và một thấu kính phi cầu kết hợp trong một thấu kính duy nhất.
Ống kính EF lịch sử 2 - EF400mm f/4 DO IS USM
Với việc sử dụng một thấu kính DO, Canon đã phát triển hành công ống kính nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ này, có thông số đáng kinh ngạc với khẩu độ nhỏ f/4 và độ dài tiêu cự chụp tele là 400mm. Ống kính EF400mm f/4 DO IS USM rất hữu ích khi cần tính di động, chẳng hạn như chụp ảnh thể thao. Tính năng IS cũng được tích hợp để giúp dễ chụp cầm tay.
Biên niên Ống Kính EF - Phần 2 [tháng 8, 1995 đến tháng 1, 2006]
Tháng 8, 1995
Tổng sản lượng ống kính EF đạt mốc 10 triệu sản phẩm
Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 III USM’ có lớp phủ mới
Tháng 9, 1995
«Đầu Tiên Trên Thế Giới»
Ra mắt ống kính ‘EF75-300mm f/4-5.6 IS USM‘, ống kính thay đổi được đầu tiên dành cho máy ảnh SLR định dạng 35mm được trang bị tính năng Image Stabilizer
EF75-300mm f/4-5.6 IS USM
Ra mắt ống kính ‘EF28mm f/1.8 USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu đúc
Tháng 3, 1996
Ra mắt ống kính ‘EF400mm f/2.8L II USM‘, sử dụng một thiết kế quang học mới với việc sử dụng các thấu kính fluorite và UD để chỉnh sắc sai
Tháng 4, 1996
Ra mắt ống kính ‘EF180mm f/3.5L Macro USM’, được tích hợp một hệ thống treo bên trong, ống kính ‘EF17-35mm f/2.8L USM‘, sử dụng hai thấu kính phi cầu, và ‘EF135mm f/2L USM’, ống kính nhẹ nhất trong số các ống kính cùng loại
Tháng 9, 1996
Ra mắt ống kính không chì ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 IV USM‘, và ‘EF24-85mm f/3.5-4.5 USM’, sử dụng hệ thống zoom chuyển động nhiều nhóm và một thấu kính phi cầu đúc
Tháng 3, 1997
Ra mắt ống kính ‘EF300mm f/4L IS USM‘, sử dụng các thấu kính UD làm thấu kính thứ hai và thứ năm
Tháng 12, 1997
Ra mắt ống kính ‘EF24mm f/1.4L USM‘, ống kính EF đầu tiên sử dụng cả các thấu kính phi cầu mờ và bóng và các thấu kính UD, và cũng là ống kính L không chì đầu tiên
Tháng 2, 1998
Ra mắt ống kính ‘EF28-135mm f/3.5-5.6 IS USM‘, một ống kính nhỏ gọn được trang bị bộ phận IS mới phát triển và một hệ thống zoom chuyển động nhiều nhóm
Tháng 3, 1998
Ra mắt ống kính ‘EF22-55mm f/4-5.6 USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu để có được một thiết kế nhỏ gọn, và ‘EF55-200mm f/4.5-5.6 USM’, cho phép thực hiện AF không ồn và tốc độ cao với việc sử dụng một môtơ micro USM
Tháng 11, 1998
Ra mắt ống kính ‘EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM‘, ống kính L đầu tiên được tích hợp tính năng IS, cũng như các thấu kính fluortie và super UD
Tháng 12, 1998
Ra mắt ống kính ‘EF35mm f/1.4L USM’, sử dụng một hệ thống lấy nét phía sau có sử dụng một thấu kính phi cầu mờ và bóng
Tháng 4, 1999
Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 V USM’ và ‘EF75-300mm f/4-5.6 III USM‘, sử dụng một thiết kế mới không chì và cao cấp
Tháng 7, 1999
Ra mắt ống kính ‘EF300mm f/2.8L IS USM‘ và ‘EF500mm f/4L IS USM‘, một sự cải tiến để gồm có tính năng IS và các chức năng AF và dừng AF tốc độ cao
Tháng 9, 1999
Ra mắt ống kính ‘EF70-200mm f/4L USM‘, có chất lượng hình ảnh cao với việc sử dụng các thấu kính fluorite và UD, ống kính ‘MP-E65mm f/2.8 1-5x Macro‘, hỗ trợ chụp macro từ kích thước thực đến phóng to 5x, và ống kính ‘EF400mm f/2.8L IS USM‘ và ‘EF600mm f/4L IS USM‘, hai ống kính IS cho phép thực hiện AF tốc độ cao
Tháng 3, 2000
Ra mắt ống kính ‘EF100mm f/2.8 Macro USM’, đạt được khả năng AF không ồn với việc sử dụng một môtơ USM dạng vòng, và nó là ống kính macro tele tầm trung đầu tiên được tích hợp hệ thống lấy nét trong
Tháng 9, 2000
Ra mắt ống kính ‘EF28-90mm f/4-5.6 USM‘, sử dụng một thiết kế mới để có phạm vi độ dài tiêu cự tele rộng hơn và một thấu kính phi cầu để tăng chất lượng hình ảnh, và ống kính ‘EF28-200mm f/3.5-5.6 USM‘, đạt được chất lượng hình ảnh cao với việc sử dụng hai thấu kính phi cầu đồng thời có độ dài tiêu cự tele xa
Tháng 10, 2000
Ra mắt ống kính ‘EF28-105mm f/3.5-4.5 II USM’, hỗ trợ AF tốc độ cao và MF hoàn toàn với một bộ phận cơ học tương đương các mẫu tiền thân
Tháng 2, 2001
Tổng sản lượng ống kính EF đạt mốc 20 triệu sản phẩm
Tháng 9, 2001
Ra mắt ống kính ‘EF70-200mm f/2.8L IS USM’, một ống kính zoom tele được trang bị tính năng IS
Tháng 12, 2001
Ra mắt ống kính ‘EF16-35mm f/2.8L USM‘, một ống kính chống bụi và chống nước có góc rộng hơn
«Đầu Tiên Trên Thế Giới»
Ra mắt ống kính ‘EF400mm f/4 DO IS USM‘, một ống kính nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ sử dụng một ‘Thấu Kính Nhiễu Xạ Nhiều Lớp (DO)’ là một phần của hệ thống quang học trên một ống kính thay đổi được dành cho máy ảnh SLR định dạng 35mm
EF400mm f/4 DO IS USM
Tháng 9, 2002
Ra mắt ống kính ‘EF28-105mm f/4-5.6 USM‘, được trang bị môtơ Micro USM II mới được phát triển, ống kính ‘EF28-90mm f/4-5.6 II USM‘, có tốc độ AF nhanh nhất khi sử dụng với EOS 300V, và ống kính ‘EF90-300mm f/4.5-5.6 USM‘, sử dụng một thiết kế khẩu độ tròn
Tháng 11, 2002
Ra mắt ống kính ‘EF24-70mm f/2.8L USM‘, sử dụng một thiết kế mới để có được góc rộng hơn, và một thấu kính phi cầu và một thấu kính UD để có chất lượng hình ảnh cao hơn
Tháng 5, 2003
Ra mắt ống kính ‘EF17-40mm f/4L USM‘, có tầm zoom rộng hơn, và được tích hợp một thấu kính phi cầu và một thấu kính super UD để có chất lượng hình ảnh cao hơn
Tháng 9, 2003
Ra mắt ống kính ‘EF28-90mm f/4-5.6 II‘ và ‘EF90-300mm f/4.5-5.6‘, đạt được khả năng AF tốc độ cao với việc sử dụng một môtơ DC cực kỳ nhỏ gọn, và ‘EF55-200mm f/4.5-5.6 II USM‘, giảm lóa và bóng ma bằng cách tối ưu hóa lớp phủ
Tháng 6, 2004
Ra mắt ống kính ‘EF28-300mm f/3.5-5.6L IS USM‘, một ống kính siêu zoom được tích hợp tính năng IS và tầm zoom mở rộng ở đầu góc rộng, và ống kính ‘EF70-300mm f/4.5-5.6 DO IS USM‘, đạt được một thiết kế nhỏ gọn và giảm lóa và bóng ma bằng cách sử dụng một Thấu Kính Nhiễu Xạ Nhiều Lớp
Tháng 9, 2004
Ra mắt ống kính ‘EF28-90mm f/4-5.6 III‘ dành cho EOS 300X và EOS 3000V, ống kính ‘EF-S17-85mm f/4-5.6 IS USM‘, ống kính EF đầu tiên được trang bị một thấu kính phi cầu bằng thủy tinh đúc có bề mặt phi cầu ở cả hai bên, và ống kính ‘EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 USM‘, ống kính EF-S đầu tiên và cũng là ống kính đi kèm của máy ảnh EOS 300D, có thể mua riêng
Tháng 11, 2004
Ra mắt ống kính ‘EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu và thấu kính super UD
Tháng 3, 2005
Ra mắt ống kính ‘EF-S18-55mm f/3.5-5.6 II USM‘ và ‘EF-S60mm f/2.8 Macro USM‘
Tháng 9, 2005
Ra mắt ống kính ‘EF70-300mm f/4-5.6 IS USM‘ và ‘EF24-105mm f/4L IS USM‘
Tháng 1, 2006
Tổng sản lượng ống kính EF đạt mốc 30 triệu sản phẩm
(EF70-200mm f/2.8L IS USM)
EF70-200mm f/2.8L IS USM
Sinh tại Quận Kanagawa vào năm 1961. Sau bốn năm làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia Koichi Saito, Kawada trở thành nhiếp ảnh gia tự do vào năm 1997. Hiện nay, công việc của anh xoay quanh các bài đánh giá nhiếp ảnh cho các tạp chí máy ảnh và các ấn phẩm khác.