Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

[Phần 1] Buổi Đầu – Sự Khai Sinh của Ngàm Điện Tử Hoàn Toàn

2014-07-31
1
2.46 k
Trong bài viết này:

Vào Tháng 4, 2014, quá trình sản xuất tích lũy của 'ống kính EF' của Canon đạt kỷ lục 100 triệu chiếc. Hệ thống ngàm mới chiếm được sự tin tưởng của các nhiếp ảnh gia với chức năng điều khiển cơ học đã hoàn toàn bị loại khỏi ngàm FD truyền thống bằng cách nào? Bài này cho bạn biết thêm thông tin về lịch sử phát triển và những kỳ vọng của các nhiếp ảnh gia khác nhau. (Người trình bày: Kazunori Kawada)

Trang: 1 2

Giai đoạn 1: Buổi Đầu - Sự Khai Sinh của Ngàm Điện Tử Hoàn Toàn

Vào tháng 3, 1987, Canon công bố ‘EOS 650′, máy ảnh Canon đầu tiên được tích hợp hệ thống AF chuyên nghiệp. Sản phẩm này cũng đánh dấu sự khai sinh của ống kính EF. Tôi vẫn có thể nhớ lại trước khi EOS series ra đời, mối bận tâm lớn nhất của người dùng Canon là liệu Canon sẽ có những thay đổi đối với các tiêu chuẩn ngàm FD đã có hay không. Cho đến lúc đó, ngàm FD được sử dụng trên máy ảnh Canon trước EOS series đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn nhiếp ảnh gia nghiệp dư nâng cao. Quan điểm của đa số mọi người là việc phát triển một hệ thống AF là không có khả năng cần phải thay đổi các tiêu chuẩn ngàm ống kính. Tuy nhiên, ngược lại với dự kiến của mọi người, Canon đã chọn ngưng sử dụng ngàm FD truyền thống với việc áp dụng một tiêu chuẩn ngàm EF hoàn toàn mới cho EOS series của mình. Quyết định này làm thất vọng những người dùng nào sở hữu lượng lớn ống kính FD, một số thậm chí còn xem đó là hành động ‘phản bội’. Hiện nay, nhiều năm sau khi ra đời, gần như không thể tìm được bất kỳ người dùng nào không đồng ý rằng quyết định của Canon là chính xác.

Đặc Điểm 1 của Ống Kính EF - Thấu Kính Phi Cầu

Ống kính phi cầu có khả năng chỉnh méo và đạt được thiết kế nhỏ gọn. Canon đã sử dụng chúng rất sớm từ năm 1971. Có bốn phương pháp sản xuất đã được lập ra lần lượt để sản xuất các thấu kính mờ và bóng, thấu kính thủy tinh đúc, thấu kính nhựa đúc, và thấu kính phi cầu đúc.

Ngàm EF mới là một hệ thống ngàm điều khiển điện tử hoàn toàn, nó hoàn toàn loại bỏ cơ chế điều phối cơ học chẳng hạn như vận hành khẩu độ và truyền gửi giá trị khẩu độ, và thực hiện giao tiếp với thân máy ảnh thông qua tín hiệu điện. Việc sử dụng thiết kế ngàm mới không chỉ nhằm giới thiệu một hệ thống AF. Nó là một nỗ lực mang tính cách mạng, cân nhắc những cải tiến trong tương lai của máy ảnh. Trong khi tất cả máy ảnh AF SLR của các đối thủ của Canon đều có một môtơ tích hợp vào thân máy, Canon nổi tiếng về việc sử dụng một môtơ trong ống kính cho ống kính EF. Ngày nay, hầu như tất cả các hãng sản xuất máy ảnh đều sử dụng một môtơ trong ống kính để vận hành cơ chế AF, một minh chứng cho sự nhìn xa trông rộng của Canon. Mặc dù chỉ có một vài ống kính trong dòng ống kính này ngay sau khi ngàm ống kính mới được phát triển, ngay lập tức một hệ thống ống kính EF vững chắc đã được sản xuất với sự ra đời sau đó của ống kính USM, giúp có thể vận hành AF hầu như không ồn với việc sử dụng một ‘môtơ siêu âm’, cũng như ‘EF50mm f/1.0L USM’ và các ống kính siêu nhanh khác với đường kính ngàm ống kính lớn hơn đáng kể so với ngàm FD.

Đặc Điểm 2 của Ống Kính EF - Thấu Kính Fluorite

Thấu kính fluorite hữu ích trong việc chỉnh sắc sai. Vào cuối thập niên 1960, Canon đã phát triển thành công một công nghệ tinh thể hóa nhân tạo để sản xuất các thấu kính fluorite cho dòng ống kính cao cấp, chẳng hạn như ống kính L. Đây là một nỗ lực có một không hai khác của Canon, vì hầu như không có hãng sản xuất máy ảnh nào khác vào lúc đó sử dụng các thấu kính fluorite cho ống kính máy ảnh SLR của họ.

Đặc Điểm 3 của Ống Kính EF - Thấu Kính UD

Thấu kính UD được Canon phát triển vào cuối những năm 1970. Thấu kính UD cũng được sử dụng để chỉnh sắc sai giống như thấu kính fluorite, với hai thấu kính UD có tác dụng điều chỉnh tương đương như một thấu kính fluorite. Vào thập niên 1990, Canon phát triển thành công ‘thấu kính super UD’, giúp tăng mức hiệu suất hơn nữa.

Đặc Điểm 4 của Ống Kính EF - Môtơ Siêu Âm (USM)

USM Dạng Vòng

Micro USM

Hầu như mọi hãng sản xuất ngày nay đều sử dụng môtơ siêu âm (USM) để vận hành cơ chế AF. Tuy nhiên, Canon là hãng đầu tiên tích hợp USM vào ống kính EF. Ban đầu chỉ có ‘USM dạng vòng’, chỉ có thể sử dụng cho các ống kính có đường kính lớn. ‘Micro USM’ nhỏ gọn hơn được phát triển sau để sử dụng trên các ống kính có đường kính nhỏ hơn.

Biên niên Ống Kính EF - Phần 1 [tháng 3, 1987 đến tháng 3, 1995]

Tháng 3, 1987

Ra mắt các ống kính ‘EF35-70mm f/3.5-4.5‘, ‘EF35-105mm f/3.5-4.5‘, và ‘EF50mm f/1.8

EF35-70mm f/3.5-4.5

EF35-105mm f/3.5-4.5

EF50mm f/1.8

Tháng 4, 1987

Ra mắt ống kính mắt cá chéo ‘EF15mm f/2.8 Fisheye‘, được tích hợp một môtơ AFD (Arc Form Drive), và ống kính ‘EF28mm f/2.8‘, sử dụng thấu kính phi cầu, thủy tinh đúc

Tháng 5, 1987

Ra mắt ống kính zoom tele ‘EF70-210mm f/4‘ và ‘EF100-300mm f/5.6

Tháng 6, 1987

Ra mắt ống kính hiệu suất cao ‘EF100-300mm f/5.6L‘, sử dụng các thấu kính fluorite và UD

Tháng 10, 1987

Ra mắt ống kính ‘EF135mm f/2.8 Softfocus‘, được trang bị chế độ lấy nét mịn

Tháng 11, 1987

Ra mắt ống kính ‘EF28-70mm f/3.5-4.5‘, sử dụng một thấu kính phi cầu và một màn chắn chống lóa

Tháng 11, 1987

«Đầu Tiên Trên Thế Giới»
Ra mắt ống kính ‘EF300mm f/2.8L USM‘, ống kính thay đổi được đầu tiên dành cho máy ảnh SLR được trang bị một môtơ siêu âm (USM dạng vòng)

EF300mm f/2.8L USM

Tháng 12, 1987

Ra mắt ống kính ‘EF50mm f/2.5 Compact Macro‘ và ‘EF50-200mm f/3.5-4.5

Tháng 6, 1988

Ra mắt ống kính ‘EF28-70mm f/3.5-4.5 II‘, ‘EF35-135mm f/3.5-4.5‘, và ‘EF50-200mm f/3.5-4.5L’

Tháng 10, 1988

Ra mắt ống kính ‘EF35-70mm f/3.5-4.5A‘, một ống kính không có vòng lấy nét, được thiết kế riêng cho AF

Tháng 11, 1988

Ra mắt ống kính ‘EF24mm f/2.8‘, sử dụng một hệ thống lấy nét phía sau để giảm hiện tượng loạn thị, cũng như ống kính ‘EF200mm f/1.8L USM‘ và ‘EF600mm f/4L USM

Tháng 12, 1988

Ra mắt ống kính ‘EF100-200mm f/4.5A‘, một ống kính được thiết kế riêng cho AF

Tháng 4, 1989

Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/2.8-4L USM‘, sử dụng hai thấu kính phi cầu mờ và bóng để giảm méo và loạn thị

Tháng 9, 1989

«Đầu Tiên Trên Thế Giới»
Ra mắt ống kính ‘EF50mm f/1.0L USM‘, có khẩu độ tối đa đáng kinh ngạc là f/1, lớn nhất trong các ống kính thay đổi được dành cho máy ảnh SLR định dạng 35mm

EF50mm f/1.0L USM

Tháng 9, 1989

Ra mắt ống kính ‘EF85mm f/1.2L USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu mờ và bóng và là ống kính sáng nhất trong số các ống kính cùng loại, cũng như ống kính ‘EF80-200mm f/2.8L‘, một ống kính zoom tele hiệu suất cao

Tháng 10, 1989

Ra mắt ống kính ‘EF20-35mm f/2.8L‘, được tích hợp một thấu kính phi cầu và một hệ thống lấy nét trong và phía sau

Tháng 3, 1990

Ra mắt ống kính ‘EF35-80mm f/4-5.6 PZ‘, được tích hợp cơ chế zoom bằng môtơ và được thiết kế riêng dành cho AF,và ống kính ‘EF35-135mm f/4-5.6 USM‘, ống kính đầu tiên của Canon sử dụng cơ chế lấy nét phía sau

Tháng 4, 1990

Ra mắt ống kính ‘EF100mm f/2.8 Macro‘, được trang bị một bộ phận giới hạn nét

Tháng 6, 1990

Ra mắt các ống kính zoom tele nhỏ gọn ‘EF70-210mm f/3.5-4.5 USM‘ và ‘EF100-300mm f/4.5-5.6 USM

Tháng 9, 1990

Ra mắt ống kính ‘EF35-80mm f/4-5.6‘, ống kính zoom tiêu chuẩn giá rẻ

Tháng 10, 1990

Ra mắt ống kính nhỏ gọn ‘EF35mm f/2‘, được trang bị kết cấu ống kính đơn giản và khẩu độ tối đa lớn

Tháng 11, 1990

Ra mắt ống kính ‘EF80-200mm f/4.5-5.6‘, ống kính zoom tele giá rẻ

Tháng 12, 1990

Ra mắt ống kính ‘EF50mm f/1.8 II‘, ống kính nhẹ và giá rẻ sử dụng kết cấu ống kính kiểu Gauss

Tháng 3, 1991

Ra mắt ống kính ‘EF75-300mm f/4-5.6‘, ống kính zoom tele giá rẻ có phạm vi zoom rộng hơn

Tháng 4, 1991

Ra mắt ống kính ‘EF400mm f/2.8L USM‘, được trang bị hai thấu kính UD để chỉnh sắc sai, một vòng điện tử cho MF và một cơ chế cài đặt sẵn lấy nét tích hợp, cũng như ống kính ‘EF35-105mm f/4.5-5.6‘, ‘TS-E24mm f/3.5L‘, và ‘TS-E45mm f/2.8

Tháng 4, 1991

«Đầu Tiên Trên Thế Giới»
Ra mắt ống kính ‘TS-E90mm f/2.8‘, ống kính cơ chế nghiêng-dịch chuyển tele tầm trung đầu tiên trên thế giới dành cho máy ảnh định dạng 35mm

TS-E90mm f/2.8

Tháng 10, 1991

Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 USM‘, sử dụng thấu kính phi cầu đúc, và ống kính ‘EF100mm f/2 USM‘, được trang bị một hệ thống lấy nét phía sau và MF hoàn toàn

Tháng 12, 1991

Ra mắt ống kính ‘EF14mm f/2.8L USM‘, ‘EF200mm f/2.8L USM‘, và ‘EF300mm f/4L USM

Tháng 3, 1992

Ra mắt ống kính ‘EF500mm f/4.5L USM‘, sử dụng các thấu kính fluorite và UD, cũng như USM dạng vòng và hệ thống lấy nét trong để đạt được khả năng vận hành AF không ồn

Tháng 4, 1992

Ra mắt ống kính ‘EF35-80mm f/4-5.6 USM‘, được trang bị môtơ siêu âm

Tháng 6, 1992

Ra mắt ống kính ‘EF80-200mm f/4.5-5.6 USM‘, ‘EF35-105mm f/4.5-5.6 USM‘, ‘EF75-300mm f/4-5.6 USM‘, và ‘EF20mm f/2.8 USM

Tháng 7, 1992

Ra mắt ống kính tele tầm trung nhỏ gọn ‘EF85mm f/1.8 USM‘, hỗ trợ MF hoàn toàn và sử dụng một hệ thống lấy nét phía sau để chỉnh các dạng quang sai khác nhau

Tháng 11, 1992

Ra mắt ống kính ‘EF28-105mm f/3.5-4.5 USM‘, sử dụng nhiều nhóm thấu kính để đạt được thiết kế nhỏ nhất và nhẹ nhất trong số các ống kính cùng loại

Tháng 1, 1993

«Đầu Tiên Trên Thế Giới»
Ra mắt ống kính ‘EF35-350mm f/3.5-5.6L USM‘, một ống kính thay đổi được có phạm vi zoom 10x cũng như thao tác AF không ồn và tốc độ cao

EF35-350mm f/3.5-5.6L USM

Tháng 3, 1993

Ra mắt ống kính ‘EF20-35mm f/3.5-4.5 USM‘, zoom bằng nhóm thấu kính thứ hai để giảm méo, và tích hợp màn chắn chống lóa trong nhóm thấu kính đầu tiên

Tháng 5, 1993

Ra mắt ống kính ‘EF400mm f/5.6L USM‘, đạt được chất lượng hình ản cao và thao tác AF tốc độ cao và không ồn bằng việc sử dụng một thấu kính super UD

Tháng 6, 1993

Ra mắt ống kính ‘EF50mm f/1.4 USM‘, dựa trên khái niệm thiết kế của FD50mm f/1.4 và tích hợp micro USM hỗ trợ MF hoàn toàn

Tháng 10, 1993

«Đầu Tiên Trên Thế Giới»
Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 II USM‘, ống kính đầu tiên trên thế giới sử dụng một thiết kế quang học chỉ gồm có các thấu kính không chì

EF1200mm f/5.6L USM

Tháng 4, 1991

«Đầu Tiên Trên Thế Giới»
Ra mắt ống kính ‘TS-E90mm f/2.8‘, ống kính cơ chế nghiêng-dịch chuyển tele tầm trung đầu tiên trên thế giới dành cho máy ảnh định dạng 35mm

EF28-80mm f/3.5-5.6 II USM

Tháng 11, 1993

Ra mắt ống kính ‘EF28-70mm f/2.8L USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu mờ và bóng để đạt được chất lượng hình ảnh cao cũng như đường kính lớn ở bề mặt trước

Tháng 3, 1995

Ra mắt ống kính ‘EF70-200mm f/2.8L USM‘, tích hợp bốn thấu kính UD, cũng như ‘EF75-300mm f/4-5.6 II USM

Kazunori Kawada

Sinh tại Quận Kanagawa vào năm 1961. Sau bốn năm làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia Koichi Saito, Kawada trở thành nhiếp ảnh gia tự do vào năm 1997. Hiện nay, công việc của anh xoay quanh các bài đánh giá nhiếp ảnh cho các tạp chí máy ảnh và các ấn phẩm khác.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi