Với nhiếp ảnh gia phong cảnh GOTO AKI, trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không phải luôn là lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu. Trong loạt bài 6 phần này, giảng viên Canon Photo Clinic chia sẻ kinh nghiệm của mình về hành trình của ông đến với nhiếp ảnh chuyên nghiệp với hy vọng truyền cảm hứng cho những người muốn trở thành nhiếp ảnh gia. (Nội dung: GOTO AKI)
Tấm phiếu tiếp khách tôi chụp tại Koh Samet ở Thái Lan khi tôi vẫn đang học trường nhiếp ảnh. Mặc dù không nói ra, âm thanh của cửa trập chuyển tải mong muốn chụp ảnh của tôi, và người đàn ông ngoảnh mặt về phía tôi giữa lúc chụp. Những ảnh này được chụp bằng phim đen trắng.
Sự gặp gỡ ở sa mạc Sahara mở ra sự quan tâm thay đổi cuộc đời đối với nhiếp ảnh
Ước mơ của ông là gì?
Từ khi tôi khoảng 10 tuổi, tôi đã mơ đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Ước mơ này trở thành hiện thực vào năm 1993 khi tôi được 21 tuổi, khi đó là kỳ nghỉ ở đại học nên tôi đi du lịch quanh thế giới.
Lúc đó, tôi không quan tâm nhiều đến nhiếp ảnh, và tôi dành ra phần lớn thời gian nghĩ về việc mình sẽ làm trong tương lai. Và những gì tôi mang theo trong chuyến đi là một chiếc máy ảnh phim compact. Vì đó là thời đại trước khi có Internet, tôi dựa vào lời truyền miệng của những tay du lịch ba lô mà tôi gặp khi tôi lưu trú trong các ký túc xá rẻ tiền. Mỗi ngày đều thú vị, và tôi phải trải nghiệm thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa và những con người tôi không quen, và thưởng ngoạn thắng cảnh tôi gặp.
Trong hành trình của tôi ở Sa Mạc Sahara, tôi gặp một nhiếp ảnh gia người Nhật hơn tôi 7 tuổi. Trong khi nghe tiếng âm thanh cửa trập khô khan của chiếc máy ảnh DSLR tan vào sa mạc, tôi nghĩ sẽ tuyệt thế nào nếu tôi có thể trở thành một nhiếp ảnh gia và tiếp tục đi du lịch. Đó là một cảm giác gắn bó mơ hồ làm cho tôi quan tâm đến nhiếp ảnh.
Ở phía bắc Sahara trong khi đi khắp thế giới lúc tôi khoảng 21 tuổi.
Những khuôn mặt tươi cười tôi gặp trên hành trình, và vô số phong cảnh kỳ thú và chưa được khám phá mà tôi gặp trên các chuyến xe buýt đã để lại ấn tượng trong tim tôi. Sau khi tôi về Nhật Bản sau 8 tháng hành trình, tôi mua một chiếc máy ảnh SLR thủ công và một ống kính 50mm được một người bạn khuyên dùng. Không chỉ muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghệ sĩ, tôi chỉ muốn chụp ảnh. Đó là tất cả những gì tôi nghĩ đến khi mua chiếc máy ảnh.
Để chụp ảnh, tôi đã đi khắp nơi trên thế giới dù quen hay lạ
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi muốn làm việc ở nước ngoài do đó tôi gia nhập một công ty thương mại. Trong khi thực hiện các dự án chẳng hạn như dự án đường dẫn khí thiên nhiên giữa Thái Lan và Myanmar, và xuất khẩu sản phẩm thép để thi công tháp Petronas ở Malaysia, mỗi khi tôi ra nước ngoài công tác tôi sẽ dành ra một phần thời gian nghỉ làm để chụp ảnh chân dung và đường phố. Việc có một chiếc máy ảnh giúp tôi gợi chuyện với những người tôi không biết, và tôi đến ngắm phong cảnh trôi qua trước mắt với một sự thích thú sâu đậm hơn khi tôi ngày càng thích nhiếp ảnh.
Khi tôi thích tác phẩm của mình, có một tiếng nói trong tim tôi ngày càng lớn, nói tôi nên sống bằng nghề nhiếp ảnh. Do đó, lúc 25 tuổi tôi nghỉ việc ở công ty và bước vào thế giới nhiếp ảnh. Đây là lúc việc làm suốt đời là một quy chuẩn tại Nhật Bản, do đó nó là giai đoạn khi việc nghỉ việc ở công ty là một vấn đề rất lớn.
Vào cuối tuần, có họp chợ ở ngoại ô Ashgabat, thủ đô Turkmenistan. (Vào lúc đó, tôi vẫn khó lấy nét thủ công.)
Ảnh đường phố được chụp trong chuyến công tác đến Nội Mông ở Trung Quốc. Tôi đứng giữa thảo nguyên bao la ở bất kỳ đâu tôi đến. Chuyến đi đó làm tôi kinh ngạc với diện tích quá lớn của Trung Quốc.
Mặc dù ở nhà tôi ngưỡng mộ các tác phẩm của những nhiếp ảnh gia như Elliott Erwitt, Man Ray, và Michael Kenna, tôi bị cuốn hút bởi những sự biểu đạt đơn sắc có độ tương phản cao, do đó tôi lập một phòng tối riêng ở nhà và bắt đầu rửa ảnh. Mặc dù tôi chưa từng nghĩ đến việc tôi sẽ kiếm sống bằng cách nào tại thời điểm đó, trái tim tôi đơn giản là choáng ngợp bởi niềm vui bắt đầu một hành trình vào thế giới nhiếp ảnh.
Những bộ sưu tập ảnh khác nhau đã dạy tôi về sự phong phú của những biểu đạt đơn sắc có độ tương phản cao.
Gặp gỡ Robert Frank
Sau đó tôi ghi danh học tại trường chuyên nhiếp ảnh, trường Tokyo College of Photography, cũng có thể nói là nơi đào tạo cho các nghệ sĩ. Ngày nọ giáo viên cũ của tôi, cố nhiếp ảnh gia Kiyoshi Suzuki mời tôi đi cùng ông đến New York để gặp Robert Frank, là bạn của ông từ năm 1972. Lúc đó, Robert Frank đã là một huyền thoại trong giới nhiếp ảnh, và là một nghệ sĩ gây ảnh hưởng lớn đến các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới.
Tôi cẩn thận chọn ra 30 tấm ảnh đường phố chụp ở Bangkok và Thượng Hải, và cho vào một danh mục. Chúng tôi có mặt tại Atelier New York ở đó Frank dành ra thời gian im lặng xem ảnh của tôi. Ông phản ứng đồng tình với loại ảnh kích thích trí tưởng tượng ngay cả khi chúng không được chụp rõ. Tôi thấy rằng điều này chuyển tải thông điệp là ảnh là một hình thức giao tiếp trực quan có thể chuyển tải tình cảm hiệu quả hơn ngôn từ.
Tôi sẽ không bao giờ quên bữa tôm hùm của chúng tôi tại Ga Grand Central ở New York. Khi ông hỏi có ngon không, tôi trả lời, "Dạ có", nhưng sự thật là tôi quá hào hứng không thể thưởng thức gì được.
Với Robert Frank trên sân thượng Atelier New York. (Người chụp: Kiyoshi Suzuki)
Danh mục ảnh đường phố chụp nhanh mà tôi mang theo đến New York.
Sau khi trở về Nhật Bản, tôi đắm chìm trong thư viện của trường nhiếp ảnh. Tôi xem ảnh thuộc mọi thể loại, và gác lại sở thích của mình sang một bên, để tận mắt trải nghiệm lịch sử nhiếp ảnh. Tôi thấy rằng tôi có thể không bắt đầu nói tác phẩm của tôi là mới mà trước tiên không có kiến thức về lịch sử nhiếp ảnh. Sau đó tôi mua 30 thước phim cuộn rẻ tiền, và đầu tư số tiền mình có vào nhiếp ảnh.
Một số phim tôi chụp trong những ngày ở trường nhiếp ảnh.
Thậm chí bây giờ tôi vẫn trân trọng những ý tưởng tôi có được từ hồi đó, khi tôi học "không chụp ảnh y nguyên đối tượng, mà tạo ra các tác phẩm kích thích trí tưởng tượng của bạn", và "tìm hiểu quá khứ để tạo ra các tác phẩm mới".
Các bài viết khác của GOTO AKI:
5 Lý Do Tại Sao EOS 5D Mark IV Là Máy Ảnh Lý Tưởng Để Chụp Phong Cảnh
4 Điểm Chính Khi Chụp Phong Cảnh Trước Bình Minh
EF16-35mm f/4L IS USM: Chụp Ảnh Phong Cảnh Tuyệt Đẹp Ngay Cả Khi Chụp Cầm Tay
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1972 ở Quận Kanagawa và tốt nghiệp Đại Học Sophia và Cao Đẳng Nhiếp Ảnh Tokyo. Đã xuất bản một bộ sưu tập ảnh có tiêu đề "LAND ESCAPES" và cũng tham gia các tác phẩm như "water silence" một cơ sở kết hợp ảnh chụp với video.