Tính Năng Đa Phơi Sáng của EOS 6D & Các Kỹ Thuật Sử Dụng Chúng
Tùy vào cách sử dụng, các tùy chọn đa phơi sáng trên EOS 6D giúp cho bạn có thể tạo ta biểu đạt nhiếp ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp. Trong phần sau đây, tôi sẽ giới thiệu các kỹ thuật để sử dụng hiệu quả tính năng này. (Người trình bày: Teppei Kouno)
Không Cần Tính Toán Phơi Sáng với [Average]
Tính năng đa phơi sáng, tạo ra một ảnh bằng cách kết hợp các mức phơi sáng khác nhau, là một kỹ thuật biểu đạt mở rộng đáng kể khả năng sáng tạo ảnh của bạn. Máy ảnh EOS 6D có hai loại đa phơi sáng, [Additive (Gia tăng)] và [Average (Trung bình)]. Trong phần sau đây, tôi sẽ giải thích về các cách sử dụng đa phơi sáng dùng tùy chọn [Average (Trung bình)]. Nói chung, ảnh sẽ sáng hơn khi các mức phơi sáng khác nhau phủ chồng lên nhau, do đó người dùng cần phải giảm phơi sáng thủ công. Đây là cách hoạt động của tùy chọn [Additive (Gia tăng)]. Đồng thời, ở thiết lập [Average (Trung bình)], máy ảnh tự động quyết định độ sáng tối ưu theo số phơi sáng đã kết hợp, nhờ đó cho phép nhiếp ảnh gia tập trung vào việc chọn đối tượng và quy trình kết hợp mà không phải lo về phơi sáng. Đối với những ai đang thử thách tính năng này lần đầu, [Average (Trung bình)] là tùy chọn dễ sử dụng hơn.
Điểm chính trong việc sử dụng tính năng bù phơi sáng nằm ở chất liệu ảnh, hay nói cách khác, đối tượng. Về mặt tự nhiên, kết hợp các ảnh đơn giản sẽ dễ dàng hơn. Lựa chọn lý tưởng sẽ là lựa chọn phần nào thiếu tác động. Ngoài ra, các đối tượng là những chủ đề được xác định kỹ cũng có ích trong việc tạo ra ảnh mong muốn. Ví dụ như, bạn có thể tạo ra một hiệu ứng tưởng tượng bằng cách phủ chồng hoa, con người, động vật hoặc các đối tượng khác với một hình nền đơn giản. Tuy nhiên, đối với những chất liệu có một mô-típ rõ ràng, bạn cũng nên chú ý đến bố cục. Thay đổi cách đặt đối tượng sẽ làm thay đổi đáng kể ấn tượng của ảnh. Cũng lưu ý rằng các đối tượng màu đen (tối) có thể được phản ánh hiệu quả hơn trong ảnh so với các đối tượng màu trắng (sáng), và điều này là đặc biệt đúng trong trường hợp là bóng. Bạn có thể tạo ra một thế giới khác với quy ước bằng cách cho phép một ảnh khác biệt nổi bật so với khu vực bóng râm.
Phủ chồng các đối tượng có một mô-típ xác định rõ
EF17-40mm f/4L USM/ FL: 40mm/ Aperture-priority AE (1/640 giây, f/5.6)/ ISO 400/ WB: Auto
Các chất liệu có màu sắc và hình dạng đơn giản và một chủ đề được xác định kỹ là cực kỳ dễ xử lý trong chụp ảnh đa phơi sáng. Tuy nhiên, cần chú ý đến cách phủ chồng các ảnh. Trong ví dụ này, tôi xếp chồng hai ảnh để tạo ra một hiệu ứng đối xứng, làm tăng vẻ kỳ thú cho ảnh có được.
Phủ chồng không thích hợp sẽ dẫn đến cân bằng kém
EF17-40mm f/4L USM/ FL: 40mm/ Aperture-priority AE (1/800 giây, f/5.6)/ ISO 400/ WB: Auto
Mặt đường nhựa ở cạnh phải của ảnh đầu tiên tạo ra một bố cục tập trung trong ảnh đa phơi sáng. Cách phủ chồng hai ảnh cũng còn nhiều điểm cần cải thiện. Mặc dù EOS 6D cho phép kết hợp tối đa 9 ảnh, trừ phi bạn có ý định rõ ràng trong đầu, ban đầu bạn chỉ nên phủ chồng hai ảnh.
Tạo ra một khu vực tối để phủ chồng bằng ảnh thứ hai
EF85mm f/1.2L USM/ FL: 85mm/ Aperture-priority AE (1/4,000 giây, f/4.5)/ ISO 100/ WB: Auto
Trong chụp ảnh đa phơi sáng, phủ chồng ảnh thứ hai bằng vùng tối của ảnh thứ nhất sẽ dễ dàng hơn. Ở đây, rặng núi được chụp trong bóng tối, và tôi đã phủ chồng một ảnh chụp cát biển lên nó. Kết quả là một ảnh giống như phản chiếu phong cảnh trong nước. Với vùng bóng tối như minh họa trong ảnh thứ nhất, ảnh thứ hai sẽ nổi bật sắc nét khi chúng được kết hợp.
Ảnh thứ hai không nổi bật nếu vùng bóng tối trong ảnh thứ nhất không đủ tối
EF17-40mm f/4L USM/ FL: 40mm/ Aperture-priority AE (1/640 giây, f/5.6)/ ISO 400/ WB: Auto
Một ảnh cơ sở không đủ tối sẽ không giúp cho ảnh thứ hai nổi bật trong ảnh đa phơi sáng. Trong ví dụ này, ảnh phong cảnh thứ hai khó nhận thấy trong ảnh có được. Với máy ảnh EOS 6D, bạn có thể sử dụng ảnh RAW làm ảnh đầu tiên trong ảnh đa phơi sáng. Về mặt này, nó sẽ hữu ích khi chụp các ảnh chẳng hạn như bóng trong các ví dụ bên trên như ảnh RAW để có thể dễ dàng sử dụng chúng làm chất liệu cho các ảnh đa phơi sáng sau đó.
Sinh tại Tokyo vào năm 1976. Học với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi sau khi tốt nghiệp Đại Học Meiji Gakuin, Kouno làm nhiếp ảnh gia độc lập từ năm 2003.
http://fantastic-teppy.chips.jp