Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

Đánh Giá EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM: Ống Kính Zoom Góc Cực Rộng Cung Cấp Những Phối Cảnh Linh Động

2017-05-11
2
5.3 k
Trong bài viết này:

Ống kính zoom góc cực rộng EF-M series, EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM, nặng xấp xỉ 220g và có kích thước nhỏ gọn phù hợp với máy ảnh EOS M series nhỏ gọn. Có thể bao phủ một góc chụp cần thiết để chụp ảnh phong cảnh, đây là một ống kính hoàn hảo để mang theo khi đi du lịch. Trong bài viết này, chúng tôi đánh giá các tính năng của ống kính này và cũng chia sẻ một số thủ thuật để sử dụng nó hiệu quả nhất. (Người trình bày: Yoshiki Fujiwara)

 

Khả năng phân giải hoàn hảo trong toàn bộ dải tiêu cự

Sự hấp dẫn của EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM không chỉ nằm ở kích thước nhỏ gọn của nó, nó còn có khả năng phân giải hoàn hảo ở bất kỳ độ dài tiêu cự nào trong dải tiêu cự. Ở đầu góc rộng 11mm, nó cho phép có độ phân giải rõ ngay cả ở gần rìa ảnh và có mức quang sai tối thiểu.

Vì độ phân giải giảm do nhiễu xạ có xu hướng xuất hiện khi bạn khép khẩu trên f/11, tôi khuyến cáo nên khép khẩu đến f/8 để cho phép các khả năng của ống kính này thể hiện đầy đủ.

Mặc dù khoảng cách lấy nét tối thiểu 15cm cho phép bạn bạn đến gần đối tượng để chụp cận cảnh, bạn cũng có thể chụp phong cảnh rộng lớn bằng các khả năng macro rộng của nó, hoặc dễ dàng tạo ra hiệu ứng méo bằng cách áp dụng phối cảnh phóng đại.

EOS M5/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 11mm (tương đương 18mm)/ Aperture-priority AE (f/8, 25 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Auto

Tôi khép khẩu để cho phép lấy nét rộng, và chụp ở tốc độ cửa trập 25 giây để làm nhòe dòng nước ở lưu vực sông, nằm ở dưới cùng bên trái của ảnh.

 

EOS M5/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 22mm (tương đương 35mm)/ Aperture-priority AE (f/8, 1/60 giây, EV±0)/ ISO 800/ WB: Auto

Tôi khắc họa dòng nước chảy qua những khe đá phủ rêu. Để mang lại cho nó cảm giác thanh bình, tôi khép khẩu đến f/8.

 

EOS M5/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 11mm (tương đương 18mm)/ Aperture-priority AE (f/8, 13 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto

Đây là một thắng cảnh ở đó bạn có thể ngắm nhìn vùng đất bao la Aso (quận Kumamoto). Ở đầu góc rộng 11mm, tôi có thể chụp lại những thay đổi của mặt trời buổi sáng giữa những đám mây ấn tượng.

 

EOS M5/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 11mm (tương đương 18mm)/ Aperture-priority AE (f/16, 1/100 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto

Tôi tìm vị trí ở đó mặt trời sẽ chiếu qua khe hở giữa những nhánh cây, và chụp ở khẩu f/16. Tôi thêm hiệu ứng tỏa sáng dạng sao có 14 tia.

 

Thủ Thuật Sử Dụng #1: Áp dụng hiệu ứng méo cho đối tượng

Dễ tạo ra hiệu ứng phối cảnh phóng đại bằng ống kính góc rộng, và làm cho một vật ở gần có vẻ gần hơn nhiều, và một vật ở xa có vẻ xa hơn nhiều. Kết quả là, đối tượng cũng trở nên càng hẹp khi nó càng gần tâm. Nếu bạn có thể sử dụng hiệu ứng phối cảnh phóng đại, bạn có thể chụp ảnh có vẻ linh động hơn nữa.

 

Đến gần đối tượng

EOS M5/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 11mm (tương đương 18mm)/ Manual exposure (f/8, 1/125 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto

Tôi đến gần thân cây nhất có thể để tạo ra hiệu ứng méo. Tôi nhấn nút chụp với ống kính hướng lên dọc theo thân cây. Bằng cách đó, ống kính góc rộng cho phép có được cái nhìn hoàn toàn mới, vì nó tạo ra một hình dạng khác với hình dạng chúng ta có thể thấy bằng mắt thường.

 

Chụp quang cảnh chung mà không đến gần đối tượng

EOS M5/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 11mm (tương đương 18mm)/ Manual exposure (f/8, 1/125 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto

Khi tôi chụp quang cảnh chung của cái cây mà không đến gần thân cây, những chiếc lá đỏ trở nên dễ nhận thấy, tuy nhiên, ảnh có vẻ thích hợp hơn để làm hồ sơ nhiếp ảnh.

Để biết thêm thông tin, tham khảo các bài viết sau:
Khám Phá Ống Kính Góc Rộng Phần 2: Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Đối Với Ống Kính Góc Rộng

 

Thủ Thuật Sử Dụng #2: Khép khẩu xuống f/16 để làm xuất hiện hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp

Dễ tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao khi bạn sử dụng một nguồn sáng mạnh, chẳng hạn như mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo. Để làm như thế, hãy sử dụng Aperture-Priority AE hoặc phơi sáng thủ công và khép khẩu hết mức có thể.

Vào ban ngày, bạn sẽ có khả năng nhất là sử dụng mặt trời làm nguồn sáng, tuy nhiên, nếu bạn muốn chụp nó y nguyên, nó có thể có vẻ làm ngợp ảnh. Do đó, bạn nên lập bố cục ảnh sao cho mặt trời chỉ hiện diện một chút, như khi nó chiếu qua lá cây.

Việc có nên bao gồm mặt trời trong ảnh hay không là một quyết định mà các nhiếp ảnh gia thường gặp. Để biết thêm thông tin, hãy đọc:
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Có Nên Đưa Mặt Trời Vào Khung Hình Hay Không

Ống kính này được trang bị khẩu tròn 7 lá. Khép khẩu từ f/11 đến f/14 sẽ tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao, tạo ra điểm nhấn cho ảnh của bạn. Vì ống kính này có độ sâu trường ảnh sâu, một trong những lợi thế của nó là nó tạo ra nét rộng sắc từ phía trước ảnh đến tận phía sau.

 

Ở chế độ Aperture-priority AE, khép khẩu cho đến khi hiệu ứng tỏa sáng dạng sao xuất hiện

Ở chế độ Aperture-priority AE, tôi cài đặt khẩu độ thành f/16, và tốc độ cửa trập và độ nhạy ISO đến mức phơi sáng phù hợp. Sử dụng chân máy nếu bạn có xu hướng chụp ở tốc độ cửa trập thấp.

 

Trái: f/16
Phải: f/4

Cả hai ảnh: EOS M5/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 11mm (tương đương 18mm)/ Aperture-priority AE (1/60 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Auto

Khi so sánh với ảnh chụp ở khẩu f/4, bạn có thể thấy rằng những tia sáng xuất hiện càng rõ ở khẩu càng lớn.

 

Tóm tắt: Một ống kính hoàn hảo cho chụp ảnh phong cảnh và du lịch

Các ống kính góc rộng có khả năng chụp phong cảnh theo cách linh động, và chắc chắn tôi sẽ khuyên bạn nên sử dụng ống kính này để chụp phong cảnh rộng lớn vượt tầm nhìn của con người. Sự nhỏ gọn của EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM biến nó thành một ống kính hoàn hảo cho chụp ảnh phong cảnh và du lịch. Nếu bạn muốn mang nó theo, tôi khuyên bạn cũng nên mua một loa che nắng riêng.

 

 

Lens Hood EW-60E

 

Thông số

A: Thấu Kính Phi Cầu
B: Bộ Phận IS

Độ dài tiêu cự tương đương 35mm: 18-35mm
Kết cấu ống kính: 12 thấu kính chia thành 9 nhóm
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,15m
Độ phóng đại tối đa: 0,3x
Đường kính kính lọc: φ55mm
Kích thước: xấp xỉ φ60,9 × 72,9mm (tối đa)
Trọng lượng: xấp xỉ 220g

 

Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!

 

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Yoshiki Fujiwara

Ban đầu là một vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp, Fujiwara có cơ hội bắt đầu một nghề thứ hai là nhiếp ảnh gia sau khi nghỉ hưu do chấn thương. Tìm cách sử dụng ánh sáng tự nhiên để có được cảm giác trong mờ, kinh nghiệm ông có được qua tự học cuối cùng dẫn đến việc ảnh của ông được chọn là một trong “10 Ảnh Ấn Tượng của Tokyo Camera Club” năm 2014.

http://www.yoshiki-fujiwara.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi