Trong loạt bài viết này, chúng ta sẽ xem xét từng cái một, ống kính khuyên dùng cho tất cả người dùng máy ảnh cảm biến APS-C. Dùng nó làm hướng dẫn, bạn sẽ có thể bắt đầu xây dựng hệ thống ống kính của riêng mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn EF50mm f/1.4 USM. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Hiệu ứng của ảnh tùy theo giá trị khẩu độ được chọn
Với góc ngắm tương đương khoảng 80mm ở định dạng 35mm, ống kính EF50mm f/1.4 USM là một ống kính tele tầm trung phù hợp nhất để chụp ảnh chân dung và tĩnh vật. Khả năng phân giải có nó tăng khi khẩu độ giảm, và do đó các đặc điểm khắc họa khác nhau tùy giá trị khẩu độ. Có thể tạo ra sự khắc họa mịn màng bằng quang sai khi khẩu độ được mở gần hết, và đây là lý do tại sao ống kính này lại phổ biến như thế. Đồng thời, một hình ảnh sắc nét đươc tạo ra ở gần f/5.6, cho phép bạn tái tạo chi tiết của đối tượng một cách trung thực. Nắm rõ các đặc điểm khắc họa của ống kính này để bạn có thể sử dụng nó hiệu quả nhất để cải thiện biểu đạt nhiếp ảnh của bạn.
Sơ Lược!
- Khắc họa mịn màng ở khẩu độ tối đa
- Hỗ trợ lấy nét thủ công hoàn toàn
f/1.4
FL: 50mm/ Aperture-priority AE (1/80 giây, f/1,4, +0.7EV)/ ISO 100/ WB: Auto
Toàn bộ ảnh xuất hiện mịn màng như thể được che bởi một tấm mạng. Quang sai được cố ý giữ lại ở khẩu độ tối đa để tạo ra khắc họa mềm mại này.
f/8
FL: 50mm/ Aperture-priority AE (1/500 giây, f/8, -0.3EV)/ ISO 100/ WB: Auto
Khoảng một nửa thế kỷ sau khi nó ra mắt, tôi tìm thấy chiếc xe hơi Nhật này ở cực tây của châu Âu. Tôi chụp ảnh này bằng cách khép khẩu xuống f/8 để tăng khả năng phân giải.
Kết cấu ống kính: 7 thấu kính chia thành 6 nhóm
Khoảng cách lấy nét gần nhất: Xấp xỉ 0,45m
Độ phóng đại tối đa: Xấp xỉ 0,15x
Kích thước kính lọc: φ58mm
Kích thước: Xấp xỉ φ73,8×50,5mm
Trọng lượng: Xấp xỉ 290g
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).