EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM, là một chiếc ống kính zoom cho phép bạn thưởng thức chụp ảnh toàn diện với giá hợp lý. Đây là ống kính tôi khuyên dùng nếu khả năng di động là một mối quan tâm chính khi bạn tìm một ống kính zoom tele. Hãy đọc tiếp khi tôi đánh giá ống kính này với EOS 80D. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Những Lợi Ích Chính
- Nặng khoảng 375g, đây là một ống kính zoom tele nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ xử lý
- Cũng hữu dụng để chụp ảnh macro tele, với khoảng cách chụp tối thiểu 0,85 m
250mm
EOS 80D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 250mm (tương đương 400mm)/ Aperture-Priority AE (f/5.6, 1/400 giây, EV-1)/ ISO 100/WB: Auto
Mặc dù nó không phải là một ống kính sáng, nhưng nó là ống kính sắc nét từ khẩu độ tối đa. Cũng không có sắc sai ở miệng ly. Một yếu tố làm cho ống kính này đặc biệt như thế là môtơ STM thực hiện lấy nét hầu như hoàn toàn không ồn, có nghĩa là bạn không phải kén chọn cảnh để sử dụng nó.
84mm
EOS 80D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 84mm (tương đương 134,4mm)/ Aperture-Priority AE (f/5, 1/2,000 giây, EV-1)/ ISO 100/WB: Auto
Tầm góc rộng là hữu ích khi bạn muốn đến chụp đủ gần một đối tượng ở khoảng cách hơi xa. Khi chụp ở khẩu độ tối đa, có thể có được hiệu ứng bokeh với đối tượng hoàn toàn tách biệt với hậu cảnh. Với khả năng biểu đạt phong phú trái với cái giá của nó, ống kính này thực sự đáng đồng tiền.
Một chiếc ống kính zoom tele có khả năng lưu động hoàn hảo
Được trang bị môtơ STM loại vít dẫn hướng, EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM là một chiếc ống kính zoom tele có tính hữu dụng hoàn hảo. Một hệ thống lấy nét sau được sử dụng trong thiết kế quang học của nó, cho phép nó đạt được khoảng cách chụp tối thiểu 85cm. Ống kính này rất dễ xử lý ngay cả ở trong nhà, là nơi bạn khó chụp ở khoảng cách chụp xa hơn, cho phép bạn chụp được nét mặt tự nhiên của con người và vật nuôi. Với khả năng đáp ứng hoàn hảo, môtơ STM cũng có thể lấy nét sắc nét ở tốc độ cao từ hiệu ứng bokeh lớn, làm cho nó cũng hữu dụng ví dụ như đối với những thay đổi ở bố cục. Trong nhiều trường hợp, mặc dù mọi người có xu hướng chỉ nói đến độ sáng của số f và chiều dài của dải tiêu cự khi nói đến hiệu năng của ống kính, tôi khuyên dùng ống kính này nếu tính di động là mối quan tâm chính khi bạn tìm một ống kính zoom tele.
Với dải độ dài tiêu cự tương đương 88 - 400mm, bạn có thể thích thú với những hiệu ứng của ống kính siêu tele ở đầu tele. Không thể không đề cập đến tính hữu ích của trọng lượng chỉ 375g dù có tỉ lệ zoom lớn như thế.
Chất lượng ảnh ở toàn bộ dải zoom cũng được duy trì ở mức cao, cho phép bạn tạo ra hiệu ứng bokeh vượt xa kỳ vọng khi bạn tiếp cận đối tượng bằng đầu tele. Lấy nét thủ công dùng vòng chỉnh tiêu điện tử cũng dễ dàng, cho phép bạn vận hành nó chỉ bằng một ngón tay. Hệ thống ổn định hình ảnh đảm bảo khả năng chỉnh rung lên đến 3,5 stop, do đó bạn có thể chụp ảnh cầm tay ngay cả với tốc độ cửa trập gần mức 1/30 - 1/40 giây ở đầu tele.
Thủ thuật: Giảm rung ở đối tượng bằng [ Minimum shutter speed – Auto ] (Tốc độ cửa trập tối thiểu – Tự động)
Mặc dù rung máy có thể được bù bằng hệ thống ổn định hình ảnh, tốc độ cửa trập cao là cần thiết để giảm rung ở đối tượng. Khi sử dụng chế độ Program AE hoặc Aperture-priority AE, hãy chọn [Auto (Tự động)] từ trình đơn [Min. shutter spd. (Tốc độ cửa trập tối thiểu)] ở [ISO speed settings (Thiết lập độ nhạy sáng ISO)] và cài đặt tốc độ thành “Nhanh Hơn” để thay đổi đường chương trình, và giúp cho nó giảm rung hiệu quả hơn.
EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM
(tương đương 88 - 400 mm khi lắp vào EOS 80D)
Cấu hình ống kính: 15 thấu kính chia thành 12 nhóm
Khoảng cách chụp tối thiểu: 0,85m
Hệ số chụp tối đa: 0,29X
Tỉ lệ kính lọc: φ58mm
Đường kính tối đa x chiều dài: Xấp xỉ φ70×111,2mm
Trọng lượng: Xấp xỉ 375g
Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết
Sơ đồ cấu hình ống kính
A: Thấu Kính UD
B: Bộ phận ổn định hình ảnh
Loa che nắng: ET-63 (bán riêng)
Ryosuke Takahashi
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation