Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Học thuyết Gestalt trong nhiếp ảnh đường phố

2017-07-18
1
3.44 k
Trong bài viết này:

Các học thuyết Gestalt được các nhà tâm lý học người Đức phát triển vào những năm 1920 theo sự hướng dẫn của Max Wertheier với niềm tin rằng trí óc sử dụng các khuynh hướng tự tổ chức để tạo thành một "cái nhìn tổng thế".

Những học thuyết này giải thích cách chúng ta nhận thức những điều mà mình trông thấy và tổ chức chúng trong trí óc để tạo ra "sự hiểu ảnh". Ý tưởng cơ bản là, khi chúng ta đối diện với một khung cảnh hỗn độn về thị giác, trí óc chúng ta sẽ đơn giản hóa thành các khuôn mẫu và hình dạng dễ nhận biết hơn. Những học thuyết này được gọi là Nguyên tắc Gestalt.

Nguồn gốc của từ Gestalt có nghĩa là hình dạng/hình/cấu trúc được thống nhất thành một tổng thể. Vì vậy, các học thuyết thường được bắt đầu với “Tổng thể không chỉ là sự tổng hợp của các thành phần” bởi vì trí óc chúng ta nhận thức một hình ảnh trong hình dạng tổng thể, chứ không phải là các thành phần riêng biệt. Đó là cơ chế để trí óc không bị rối lên khi nhìn một hình ảnh.

street photography

EOS 1000D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 15mm; f/4; 1/180 sec; ISO 400 (Cold to Work)

Nhiếp ảnh là hành động trình bày hình ảnh cho người xem, nên chúng ta có thể sử dụng Nguyên tắc Gestalt khi chụp ảnh để tác động đúng vào trí óc của người xem. Đây là cách chúng ta có thể truyền tải ý tưởng hình ảnh hiệu quả hơn.

Nguyên tắc Gestalt (các quy luật) có thể hữu ích để tìm hiểu xem nhận thức thị giác hoạt động như thế nào và tại sao một số hình ảnh lại sống động hơn những hình khác. Dưới đây là Nguyên tắc Gestalt đối với nhiếp ảnh đường phố.

Tính đơn giản

Trí óc của chúng ta nhận thức hình ảnh dưới hình dạng đơn giản nhất. Quy luật đơn giản giải thích rằng điều quan trọng là đơn giản hóa hình ảnh để giúp mắt và trí óc cảm thấy thoải mái khi bắt đầu giải thích những gì mà chúng ta đang cố gắng thể hiện.

Vì vậy, khi chúng ta chụp một khung cảnh, cố gắng tìm hình dạng đơn giản nhất để biến chúng thành hình ảnh thú vị và "dễ tiêu hóa" cho trí óc. Và sau một thời gian, trí óc sẽ ngấm sâu hơn và nhận ra ý nghĩa thực sự của hình ảnh.

street photography

EOS 100D; EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM; 194mm; f/5.6; 1/2000 sec; ISO 400 (Alien Robot)

Tính đối xứng

Các yếu tố đối xứng trong một hình ảnh được nhận thức là một phần của cùng một nhóm. Mối quan hệ của hai bên giúp chúng ta nhận thức được các yếu tố là một hình hợp nhất. Khi chụp ảnh chúng ta có thể sử dụng quy luật này để tạo ra sự nhận thức về hình ảnh tổng thể mà trên thực tế bao gồm hai hoặc nhiều yếu tố.

Sự đối xứng có thể được tạo ra bằng cách cân bằng hoặc phản chiếu các yếu tố. Tuy nhiên, đôi khi bố cục đối xứng có thể khá nhàm chán, và điều này phụ thuộc vào sự sáng tạo của chúng ta để chụp những bức ảnh thú vị và vui nhộn.

street photography

 EOS 60D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 22mm; f/8; 1/100 sec; ISO 800 (Balloon Seller)

street photography

EOS 60D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 10mm; f/8; 1/1000 sec; ISO 400 (Frozen Path)

Hình và nền

Trong một hình ảnh duy nhất, đôi khi chúng ta cần thể hiện một chủ thể (sự quan tâm chính) nhưng mắt của người xem không thể nhìn thấy rõ ràng vì chủ thể được hòa vào phông nền. Quy luật hình-nền sẽ giúp chúng ta giải thích yếu tố nào sẽ được nhận thức là hình và yếu tố nào sẽ là nền.

Hình là chủ thể hoặc điều quan tâm chính và nền là phông nền phía sau hoặc xung quanh hình. Hình không hẳn luôn là một chủ thể, mà đôi khi cũng là một khu vực. Trí óc của chúng ta sẽ nhận thức khu vực nhỏ nhất hoặc tương phản nhất là hình và khu vực lớn hơn là nền.

street photography

EOS 60D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 22mm; f/4.5; 1/800 sec; ISO 400 (After the Rain)

street photography

EOS 1000D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 10mm; f/11; 1/500 sec; ISO 200 (Working Early)

Đồng bộ

Quy luật đồng bộ giải thích rằng các yếu tố thị giác đang di chuyển theo cùng một hướng sẽ được nhận thức là một thành phần của nhóm thống nhất. Vì vậy, khi chúng ta nhìn khung cảnh có một nhóm các yếu tố đang cùng di chuyển, trí óc của chúng ta sẽ thấy đó là một nhóm, còn những yếu tố đứng yên hoặc di chuyển theo hướng khác sẽ được xem không thuộc nhóm. Hiểu theo quy luật này, chúng ta có thể tạo ra hình ảnh một nhóm mà trên thực tế bao gồm các yếu tố khác nhau hoặc cũng có thể lượt bỏ các yếu tố ra khỏi nhóm.

street photography

EOS 60D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 10mm; f/11; 1/1600 sec; ISO 800 (In a Hurry)

Tính gần gũi

Một nhóm các yếu tố gần nhau có thể được nhận thức rằng có sự liên quan gần gũi hơn là nếu chúng xa nhau. Vì vậy, nếu muốn tạo ra sự liên kết giữa các yếu tố trong một hình ảnh, chúng ta cần đặt chúng gần nhau hơn.

street photography

 EOS 1000D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 12mm; f/8; 1/60 sec; ISO 400 (Friends)

street photography

EOS 1000D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 116mm; f/11; 1/60 sec; ISO 400 (Who is She)

Tính đồng điệu

Trí óc của chúng ta nhận thức được các yếu tố thuộc cùng một nhóm nếu chúng trông giống nhau. Quy luật đồng điệu có thể được bắt đầu với việc sử dụng màu sắc, hình dạng, kích thước, kết cấu hoặc bất kỳ thuộc tính nào khác.

Các yếu tố không liên quan nhưng có cùng thuộc tính, sẽ được nhận thức là cùng một nhóm. Hiểu theo quy luật đồng điệu, chúng ta có thể kết nối các yếu tố không liên quan với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, hình dạng, kích thước hoặc kết cấu. Bố cục trùng lặp được thực hiện theo quy luật này.

street photography

EOS 100D; EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM; 65mm; f/4; 1/50 sec; ISO 100 (Friends in Silence)

street photography

EOS 60D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 22mm; f/11; 1/200 sec; ISO 100 (No Sweat)

Sự tiếp diễn

Quy luật tiếp diễn giải thích rằng trí óc chúng ta có khuynh hướng tiếp tục tưởng tượng ra hình dạng hoặc đường kẻ vượt ra ngoài điểm kết thúc. Các chủ thể sẽ được gom lại như một tổng thể nếu chúng là một đường thẳng hoặc theo một hướng. Các hình dạng hoặc đường nét sẽ được nhận thức là một yếu tố duy nhất chỉ cần chúng tiếp diễn kể cả khi bị phân đoạn.

Các phân đoạn càng trơn tru, mượt mà thì chúng ta sẽ càng thấy rằng chúng là một hình dạng hoặc đường nét thống nhất. Ví dụ có thể sử dụng sự tiếp diễn của đường chủ đạo để hướng mắt của người xem đến chủ thể chính mà chúng ta muốn họ thấy.

street photography

EOS 1000D; EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM; 250mm; f/5.6; 1/320 sec; ISO 400 (Out of Reach)

street photography

EOS 60D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 13mm; f/13; 1/8 sec; ISO 400 (The Journey)

Sự đóng kín

Một trong những điều tuyệt vời mà trí óc có thể làm là khả năng hoàn thiện các hình dạng không tồn tại. Trí óc chúng ta có khuynh hướng hoàn thành các chủ thể chưa hoàn thành. Đây là quy luật đóng kín được sử dụng để giải thích cách trí óc có thể lấp đầy khoảng trống giữa các chủ thể hoặc đường nét chưa hoàn chỉnh.

Trí óc của chúng ta có kỹ năng nhận biết các yếu tố của một hình ảnh ngay cả khi yếu tố đó chỉ là một phần của chủ thể lớn hơn. Trong một hình ảnh, hình dạng hoàn chỉnh có thể gây nhàm chán. Do đó chúng ta có thể cung cấp cho trí óc thông tin đủ để hình thành nên hình, nhưng vẫn giữ lại một chút cho sự tưởng tượng. Hiểu học thuyết Gestalt trong khi nhiếp ảnh đường phố giúp chúng ta tạo ra một hình ảnh có khả năng dẫn dắt trí óc của người xem theo cách chúng ta muốn bằng cách sắp xếp bố cục các yếu tố một cách hiệu quả.

street photography

EOS 100D; EF50mm f/1.8 STM; 50mm; f/2; 1/50 sec; ISO 200 (Can't Find My Book)

street photography

EOS 550D; EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM; 10mm; f/3.5; 1/100 sec; ISO 200 (Your Order, Please)

Và một lần nữa có thể khẳng định, học thuyết Gestalt nói về nhận thức và thực tế.

Tìm hiểu thêm về bố cục từ các bài viết dưới đây
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #14: Vị Trí và Góc

Thủ Thuật Lập Bố Cục: Thêm Vẻ Sống Động cho Ảnh Chụp Tòa Nhà và Nhà Máy

Để biết thêm thông tin về nhiếp ảnh trừu tượng, vui lòng tham khảo các bài viết dưới đây
Nhiếp ảnh trừu tượng: Sử dụng sắc màu

Để biết thêm thông tin về nhiếp ảnh ý niệm, vui lòng tham khảo các bài viết dưới đây
Bắt đầu cùng với nhiếp ảnh ý niệm

Nhiếp ảnh ý niệm: Dùng cảm xúc và những yếu tố khác

Nhiếp ảnh ý niệm: Những lời khuyên và mẹo vặt


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Agus Nonot Supriyanto

Một nhân viên văn phòng yêu thích nhiếp ảnh. Anh luôn mang theo máy ảnh của mình khi đi bất cứ đâu. Lưu lại mọi thứ trong cuộc sống, nơi chốn, thiên nhiên, không gian và hình dạng. Hy vọng có thể truyền tải sự hạnh phúc và vẻ đẹp của nhiếp ảnh, cũng như những câu chuyện  thông qua mỗi bức ảnh.

www.instagram.com/mynonot

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi