#Hellofrom Hong Kong: Những Cảnh Ngoạn Mục từ Đỉnh Cao Nhất của Hồng Kông
Hồng Kông nổi tiếng là một thành phố đô thị nhộn nhịp không bao giờ ngủ, nhưng lần sau, tại sao bạn không tạm xa cuộc sống thành thị và đi bộ lên Tai Mo Shan? Nằm trong khu vực Tân Giới, nó có thể được nhìn thấy từ hầu hết mọi nơi ở Hồng Kông vào một ngày quang đãng và nó cũng cung cấp một tầm nhìn 360 độ ngoạn mục. Nhiếp ảnh gia tự do hoạt động tại Hồng Kông và là người yêu mây, Carlo Yuen (Instagram: @_852.carlo) chia sẻ thêm, và cho chúng ta biết anh đã có được một số ảnh bằng cách nào. (Người chụp và trình bày: Carlo Yuen)
Tai Mo Shan: Một nơi phải đến đối với những người yêu mây
Ở độ cao 957 mét so với mực nước biển, Tai Mo Shan (“Đại Mạo Sơn”) là đỉnh cao nhất ở Hồng Kông. Nằm ở trung tâm của khu vực Tân Giới, nó mang đến cái nhìn toàn cảnh 360 độ về nhiều vùng của Hồng Kông, chẳng hạn như Kowloon, Đảo Hồng Kông, Tân Giới, và thậm chí là Đảo Lantau. Nó cũng tương đối dễ tiếp cận—từ lối vào Công Viên Quốc Gia Tai Mo Shan, có một con đường cho phép bạn đi bộ lên đỉnh.
Lần đầu tiên bắt gặp biển mây ở đây, tôi thích thú khó tả. Thật khó tin khi có thể tìm thấy một khung cảnh tuyệt đẹp như vậy ở Hồng Kông. Kể từ đó mỗi năm, tôi lên Tai Mo Shan khoảng 10 đến 12 lần mỗi năm. Đứng trên đỉnh núi, nhìn thấy đỉnh của những đám mây, mang lại cho tôi sự hài lòng rất lớn—giống như đang ở trên đỉnh của thế giới! Khi biển mây xuất hiện, nó sẽ bao phủ khắp các khu vực khác nhau của Hồng Kông, do đó luôn có những cảnh khác nhau để chụp. Việc dự đoán về cảnh đáng ngạc nhiên đang chờ đợi là điều khiến tôi phải trở lại nhiều lần, bất kể nó khó đến mức nào.
Cảnh 1: Những tia nắng trên Hồng Kông lúc bình minh
EOS R6, RF70-200mm f/2.8L IS USM @ 70mm, f/8, 1/640 giây, ISO 200
Những tia nắng hoàng hôn là những tia nắng chiếu khi mặt trời ở dưới đường chân trời. Chúng trông rất thật khi gặp sương mù! Chúng trông như thế này khi trên thực tế bạn đứng giữa chúng. Rất hiếm khi nhìn thấy chúng chiếu qua núi, do đó tôi biết mình phải chụp được một tấm ảnh.
Điểm cân nhắc 1: Nên sử dụng ống kính nào?
Đối với ảnh bên trên, tôi quyết định sử dụng RF70-200mm f/2.8L IS USM để có một tấm ảnh chặt chẽ hơn. Đó cũng là ống kính tôi sử dụng để chụp cận cảnh núi, nhất là khi chúng bao quanh bởi mây và sương mù. Ống kính khác mà tôi thường mang theo khi đến Tai Mo Shan để đón bình minh là ống kính zoom tiêu chuẩn, RF24-70mm f/2.8L IS USM, tôi sử dụng để chụp những tấm ảnh rộng hơn.
Điểm cân nhắc 2: Cảnh này có gì đặc biệt?
Bên cạnh những tia nắng hoàng hôn xuyên qua màn sương, tôi còn nhận thấy tòa nhà cao nhất Hồng Kông, Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (Phiên bản tiếng Anh), nổi bật giữa cảnh quan thành phố bên dưới những ngọn núi, và khoảng cách gần nhau giữa thành phố và vùng nông thôn miền núi làm tôi kinh ngạc. Để thể hiện hai bộ mặt này của Hồng Kông, tôi muốn đưa cả ba yếu tố: những tia nắng hoàng hôn, cảnh quan thành phố, và núi vào khung hình.
Điểm cân nhắc #3: Tỉ lệ bầu trời trong khung hình
Có rất ít mây trên bầu trời, do đó tôi quyết định hiển thị phần bầu trời ít hơn và nhiều núi và cảnh quan thành phố hơn. Hình ảnh này được tạo trong một lần phơi sáng duy nhất, không sử dụng kết hợp HDR.
Thủ thuật: Sử dụng biểu đồ histogram để giúp bạn có được mức phơi sáng tốt nhất
Chìa khóa để duy trì các chi tiết trong ánh sáng nằm ở việc có được mức phơi sáng chính xác trong máy ảnh. Luôn ghi ở định dạng RAW vì nó giữ lại hầu hết các chi tiết. Khi bạn quyết định về thiết lập phơi sáng, hãy kiểm tra biểu đồ histogram để không làm mất chi tiết vùng sáng hoặc vùng tối. Nếu máy ảnh của bạn có, bật chức năng Highlight Alert cũng có ích.
Một trong những điều hay nhất về máy ảnh mirrorless như EOS R5 và EOS R6 là chúng cho phép bạn hiển thị cân bằng điện tử và biểu đồ histogram ngay cả trong màn hình EVF để bạn có thể kiểm tra chúng khi chụp. Trên máy ảnh DSLR, bạn chỉ có thể nhìn thấy chúng khi chụp bằng màn hình LCD sau.
Xem thêm:
3 Tính Năng Máy Ảnh Để Xử Lý Các Chi Tiết Sáng và Tông Màu Giữa
Tìm Hiểu Dãy Tương Phản: Cách Tránh Những Điểm Sáng Bị Cháy Sáng Không Cần Thiết
Tùy chỉnh thông tin màn hình hiển thị của bạn
Tôi chuyển đổi giữa 3 màn hình hiển thị chụp để có thể nhìn rõ cảnh mà không bị thông tin chụp cản trở các chi tiết.
(Lưu ý: Hình chụp màn hình bên dưới chỉ mang tính minh họa và có thể khác nhau tùy vào mẫu máy ảnh.)
Màn hình hiển thị 1: Không có thông tin
Đây là một trong những màn hình hiển thị mà bạn không thể sửa.
Màn hình hiển thị 2: Biểu đồ histogram và cân bằng điện tử
Trên máy ảnh EOS R, bạn có thể chọn giữa 2 kích thước hiển thị biểu đồ histogram, 'Small' và 'Large'. Ảnh bên trên cho thấy màn hình biểu đồ histogram 'Large'.
Màn hình hiển thị 3: Thông tin chụp, biểu đồ histogram, và cân bằng điện tử
Màn hình hiển thị này hiển thị thông tin chụp chi tiết. Hoặc, bạn có thể chọn chỉ hiển thị thông tin phơi sáng cơ bản.
Cảnh 2: Một biển mây thơ mộng—cảnh yêu thích của cá nhân tôi
EOS R + EF70-200mm f/4L II USM @ FL: 113mm, f/8, 15 giây, ISO 800
Bạn có thể nhận ra 3 khu vực khác nhau của Hồng Kông và một địa danh mang tính biểu tượng trong ảnh này không? Nhấp vào bên dưới để xem!
Đối với tôi, phần hấp dẫn nhất của Tai Mo Shan là biển mây, mà bạn có thể nhìn thấy thường xuyên nhất từ mùa đông đến mùa xuân (tháng 12 đến tháng 2). Ảnh này, kết hợp cảnh chạng vạng tuyệt đẹp trước khi mặt trời mọc với quang cảnh thành phố được bao phủ bởi những đám mây, ghi lại một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất mà bạn có thể trải nghiệm trên Tai Mo Shan.
Nắm thông tin này: Lion Rock—một ngọn núi mang tính biểu tượng
Quay mặt về phía đông nam trên Tai Mo Shan, bạn cũng có thể nhìn thấy Lion Rock, một ngọn núi giống như một con sư tử đang thu mình khi nhìn từ một số khu vực. Nếu bạn đủ may mắn và có mây dưới Lion Rock, con sư tử sẽ xuất hiện như đang tắm trong mây—một cảnh thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia!
EOS 5D Mark IV + EF70-200mm f/2.8L IS II USM @ 200mm, f/8, 8 giây, ISO 200, EV -0,3,
Lion Rock "tắm" trong mây, khi nhìn từ Tai Mo Shan.
Thông tin thú vị: Nhờ một bộ phim truyền hình vào thập niên 1970 và bài hát chủ đề của nó, cụm từ “Lion Rock Spirit” đã trở thành biểu tượng cho tinh thần của người Hồng Kông.
Thủ thuật để chụp biển mây
- Vào lúc chạng vạng khi có ánh đèn thành phố, đo sáng đánh giá (evaluative metering) thường là đủ
Với ánh đèn thành phố, bầu trời và mặt đất không chênh lệch nhiều về độ sáng chung, do đó đo sáng đánh giá thường hoạt động tốt.
- Chức năng bulb timer sẽ có ích!
Chức năng bulb timer trên máy ảnh EOS R series là một trong những chức năng tôi yêu thích nhất, được sử dụng thường xuyên nhất. Với nó, bạn có thể dễ dàng chụp phơi sáng lâu hơn 30 giây ngay cả khi không có cáp nhả cửa trập.
- Mang theo kính lọc ND
Khi trời sáng hơn, nhất là sau khi mặt trời mọc, bạn có thể cần chụp ảnh phơi sáng lâu để ghi lại luồng mây.
Muốn nhấn mạnh cảnh đêm giữa biển mây? Xem:
Chụp Chính Xác: Biển Mây Trong Thành Phố Vào Ban Đêm
Lên kế hoạch cho một chuyến đi chụp ảnh đến Tai Mo Shan: Lời khuyên của Carlo
1. Thời tiết để có được những cảnh mây đẹp nhất: Tốc độ gió thấp, độ ẩm cao
Mây hình thành khi có độ ẩm cao, và ít gió hơn có nghĩa là chúng có nhiều khả năng tụ lại và ở giữa các ngọn núi mà không che phủ các đỉnh núi. Nếu tốc độ gió lớn, trời không chỉ rất lạnh, mà bạn còn có khả năng sẽ "đi trong mây" và không thể nhìn thấy gì khác!
Tôi cho rằng rất đáng thử trên Tai Mo Shan miễn là độ ẩm tương đối trên 90% và tốc độ gió trung bình thấp hơn 10km/giờ. Thông thường, trường hợp này xảy ra ngay sau khi trời mưa.
Kiểm tra trang web hoặc ứng dụng của Đài Thiên Văn Hồng Kông
Trang web và ứng dụng của Đài Thiên Văn Hồng Kông cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhiếp ảnh gia quyết định có nên đến Tai Mo Shan để chụp biển mây hay không. Điều này bao gồm:
- Thông tin trong thời gian thực về nhiệt độ, độ ẩm tương đối và tốc độ gió tại hoặc xung quanh Tai Mo Shan
- Các số đo thời tiết không khí tầng trên (Phiên bản tiếng Anh), được cập nhật hai lần một ngày vào lúc 8 giờ sáng và 8 giờ tối
- Một chiếc camera quan sát thời tiết hướng về phía tây nam trên Tai Mo Shan hiển thị quang cảnh trong thời gian thực (Phiên bản tiếng Anh)
EOS R + EF70-200mm f/4L IS II USM @ FL:74mm, f/8, 1/200, ISO 100
Biển mây thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông và mùa xuân. Ảnh này được chụp vào mùa xuân, và cho thấy một phần của con đường lên đến đỉnh núi.
2. Tôi nên đến lúc mấy giờ để đón ánh sáng chạng vạng/bình minh vào buổi sáng?
Tôi thường đặt mục tiêu lên tới đỉnh đúng lúc để đón ánh sáng chạng vạng, bắt đầu khoảng 1 giờ trước khi mặt trời mọc. Mặt trời mọc có thể sớm nhất vào khoảng 5:30 sáng trong các tháng mùa hè (tháng 5 đến tháng 7) đến muộn nhất là khoảng 7 giờ sáng vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 2). May mắn là, biển mây thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông và mùa xuân khi mặt trời mọc không quá sớm!
EOS R5 + RF70-200mm f/2.8L IS USM @ FL: 128mm, f/8, 1.3 giây, ISO 400
Cầu Tsing Ma kết nối các khu vực đô thị của Tân Giới với Đảo Lantau, vào một buổi chạng vạng mờ sương.
3. Cách thuận tiện nhất để lên đến đỉnh núi là gì?
Điểm xuống gần nhất với đỉnh:
Nếu bạn đến bằng phương tiện (bao gồm xe đạp hoặc taxi), điểm xuống gần nhất là Cổng Kiểm Soát ở cuối Đường Tai Mo Shan gần bãi đậu xe Tai Mo Shan Upper Carpark, được cho biết bên trên. Từ đó, bạn mất khoảng 30 đến 45 phút để đi bộ đến điểm cao nhất. Lưu ý rằng bãi đậu xe có kích thước nhỏ và có thể bị tắc nghẽn, nhất là vào cuối tuần và ngày lễ.
Có một chiếc xe buýt công cộng dừng ở Công Viên Rotary. Tuy nhiên, mất 2 giờ để đi bộ từ công viên đến đỉnh núi, do đó bạn có thể không đón được bình minh ngay cả khi bạn đi chuyến xe buýt đầu tiên. Đối với những ai muốn cắm trại qua đêm, tại khu vực Công Viên Rotary cũng có một khu cắm trại.
Xem thêm:
Khám Phá Hồng Kông: Công Viên Tai Mo Shan Rotary đến Trạm Radar Thời tiết (Phiên bản tiếng Anh)
Tham khảo quang cảnh phía tây nam này từ Tai Mo Shan trong video dưới đây!
Carlo cũng đã chia sẻ một số thủ thuật và hiểu biết về chụp ảnh phong cảnh trên cổng thông tin nhiếp ảnh Hồng Kông, DCFever. Nhấp vào đây để đọc!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Nhiếp ảnh gia người Hồng Kông Carlo Yuen rất đam mê chụp những cảnh đẹp và cảnh quan thành phố của quê hương mình. Đặc biệt bị quyến rũ bởi khung cảnh ngoạn mục của biển mây và sương mù trên những ngọn núi, anh tận hưởng những khoảnh khắc siêu nghiệm và cảm giác kinh ngạc, vui thú, và thanh thản khi chụp ảnh trong thiên nhiên. Anh được nhiều nhiếp ảnh gia ca ngợi là “Người Dự Báo Thời Tiết”, họ ấn tượng sâu sắc với khả năng dự báo điều kiện thời tiết của anh.
Những tấm được chụp một cách kỳ ảo của Carlo đã giành được những giải thưởng trong các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế khác nhau trong nhiều năm liên tiếp. Tác phẩm "Clouded Peak" của anh đã giành được giải thưởng trong Cuộc Thi Nhiếp Ảnh Địa Lý Quốc Gia, và "City's Layers" đã giành được hạng nhất trong giải thưởng Chromatic Awards.
Instagram: @ _852.carlo