Cách Biến Ý Tưởng Thành Hình Ảnh Với Kỹ Năng Chụp Ảnh Tĩnh Vật
Nhiếp ảnh là một lĩnh vực sáng tạo nhưng do những giới hạn về các chủ thể phù hợp và có thể chụp, nên nhiếp ảnh gia thường khó lòng thỏa sức sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực. Thiên nhiên cho ta thấy những gì nó muốn thể hiện, khả năng tạo dáng của con người có giới hạn và nhiều khung cảnh có những biến số mà bạn không thể kiểm soát. Nhưng có một thể loại cho phép bạn thực sự thỏa sức sáng tạo: chụp ảnh tĩnh vật.
Là một nhiếp ảnh gia tĩnh vật, bạn có toàn quyền kiểm soát góc độ, vị trí của chủ thể và cách thể hiện chúng trong ảnh chụp. SNAPSHOT trò chuyện với Nelly Nguyen, người có những bức ảnh thú vị chụp lại những vật dụng hàng ngày khiến chúng ta phải nghiêng đầu nhìn và mỉm cười.
Bạn thường tìm cảm hứng ở đâu khi tạo ra hoặc lên ý tưởng cho các bức ảnh?
EOS 5DS R, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/7.1, ISO 400, 1/125s, 100mm
Tôi dễ rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống hàng ngày. Có thể là một cảnh phim lạc quan, một trang bìa tạp chí xa xưa hay dáng cửa sổ đổ bóng lên bàn làm việc của tôi. Mọi thứ và mọi người đều có thể là nguồn cảm hứng của tôi, mang lại ý nghĩa và những sắc thái cho tác phẩm của tôi. Tôi nghĩ đó cũng là điều cốt lõi của nhiếp ảnh tĩnh vật.
Hành trình của bạn từ khi lên ý tưởng đến tạo bảng tâm trạng và cuối cùng là lên kế hoạch cho buổi chụp diễn ra như thế nào?
Quá trình này khác nhau ở một buổi chụp, tùy thuộc đó là dự án thương mại hay cá nhân.
Bảng tâm trạng mẫu
Đối với các tác phẩm thương mại, tôi tin rằng nếu không có hiểu biết sâu sắc về bản sắc của thương hiệu, mọi bước đi tiếp theo đều không có nghĩa lý gì. Tôi sẽ tổng kết hiểu biết của mình thành một danh sách từ khóa và bắt đầu lên ý tưởng. Khi các ý tưởng bắt đầu hình thành, tôi lập bảng tâm trạng bằng cách sử dụng các hình ảnh thể hiện ý tưởng để truyền đạt tầm nhìn của tôi về buổi chụp.
Bản phác thảo cuối
Đối với dự án cá nhân, hành trình này tự do hơn nhiều. Nếu tôi xác định đó là dự án dài hạn, tôi sẽ chơi đùa với ý tưởng lớn trong khá lâu, tìm kiếm cảm hứng rồi chậm rãi phát triển ý tưởng ấy thành một bảng tâm trạng. Quá trình này khá giống với quá trình chụp ảnh thương mại.
Ảnh hoàn thiện
Mặt khác, một số bức ảnh lại là tự phát khi tôi tìm thấy cảm hứng từ những đồ vật ngẫu nhiên xung quanh mình: vài bông hoa còn sót lại từ một buổi chụp khác hay đơn giản là một chiếc găng tay cao su mà mẹ tôi để lại trong bếp.
EOS 5DS R, EF40mm f/2.8 STM, f/5.6, ISO 100, 1/25s, 40mm
Đâu là thách thức lớn khi chủ thể chụp là tĩnh vật, đặc biệt là khi tập trung vào các đối tượng đời thường hơn?
EOS 5DS R, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/7.1, ISO 400, 1/125s, 100mm
Sự kiên nhẫn – Khác với khi chụp ảnh thời trang/chân dung, chúng ta không thể chỉ đạo "người mẫu" tạo dáng như mong muốn. Chúng ta cần liên tục sắp xếp và tự mình bày biện các vật thể và việc này có thể khá tốn thời gian. Việc lau bụi và đánh bóng cần rất nhiều kiên nhẫn nhưng là điều cần thiết để đảm bảo rằng ít nhất vật thể nhìn cũng vừa mắt. Ở khâu này, tôi cần cảm ơn nhóm làm việc siêng năng của mình vì họ luôn cố gắng hết sức để thực hiện các yêu cầu của tôi và giúp tôi đạt được tham vọng của mình.
Đôi mắt tinh tường – Khi chụp ảnh tĩnh vật, chỉ một thay đổi nhỏ về hướng ánh sáng cũng có thể mang đến ý nghĩa mới cho tác phẩm. Vì vậy, bạn cần có con mắt tinh tường để nhận ra bất kỳ sự khác biệt nào, dù nhỏ đến đâu. Ngoài ra, một nhiếp ảnh gia còn phải có khả năng phát hiện bất kỳ điểm không hoàn hảo nào ngay trong lúc chụp để khâu hậu kỳ đơn giản hơn.
EOS 5DS R, EF40mm f/2.8 STM, f/5.6, ISO 100, 1/125s, 40mm
Đừng sáo rỗng – Nhiều đồ vật xung quanh chúng ta, dù tầm thường đến đâu, đều có một câu chuyện thú vị để kể, nhưng chúng ta lại thường coi chúng là điều hiển nhiên. Marcel Duchamp đã nói rằng: "Một vật thể bình thường có thể được nâng tầm thành chân giá trị của một tác phẩm nghệ thuật nếu nghệ sĩ muốn như vậy". Là nhiếp ảnh gia chụp ảnh tĩnh vật, chúng ta cần "lột bỏ" những vẻ ngoài đa dạng của những đồ vật nhàm chán nhất, nhìn chúng từ các góc độ khác nhau để ghi lại và tôn vinh vẻ đẹp thực sự của chúng.
Bạn thích dùng bộ thiết bị nào khi chụp ảnh tĩnh vật?
Một trong những bộ thiết bị yêu thích của tôi rất đơn giản, gọn gàng, kết hợp tốt hình dạng, màu sắc và kết cấu. Và chiếc Canon EOS 5DS R cùng với ống kính Canon EF100mm f/2.8L Macro IS USM là thiết bị tôi sử dụng nhiều nhất khi chụp vì chúng mang lại độ sắc nét và độ sâu trường ảnh mà tôi thích.
Bạn làm gì để thoát khỏi tình trạng “bế tắc sáng tạo”?
EOS 5DS R, EF40mm f/2.8 STM, f/5.6, ISO 100, 1/125s, 40mm
Luôn cập nhật những điều mới và dám tự mình trải nghiệm kỹ thuật mới là một số cách giúp tôi thoát khỏi tình trạng “bế tắc sáng tạo”. Tôi thích ép bản thân ra khỏi vùng an toàn để mang những yếu tố mới vào mỗi dự án, đồng thời luôn suy nghĩ về cách làm tốt hơn trong lần sau. Nhưng khi thấy lượng công việc bắt đầu ảnh hưởng đến mình, tôi sẽ tự thưởng cho bản thân một vài ngày nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc.
Bạn có thể chia sẻ với chúng tôi câu chuyện phía sau một trong những bức ảnh/buổi chụp yêu thích của bạn không?
"Phòng thí nghiệm thực phẩm" là dự án tôi thực hiện cho một cuộc triển lãm ở Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory. Nhà giám tuyển của họ đã tìm đến tôi và tiết lộ chủ đề chính của triển lãm là "Máy móc giao thoa tự nhiên". Và ngay lập tức, tôi nảy ra ý tưởng sử dụng phương tiện tĩnh vật để thể hiện chủ đề này. Tôi và nhóm của mình đã mất nhiều tháng để nghĩ ra hình ảnh rõ ràng cho từng câu chuyện mà tôi muốn truyền tải thông qua những bức ảnh và "Phòng thí nghiệm thực phẩm" đã ra đời.
"Con bò"
EOS 5DS R, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/8, ISO 100, 1/125s, 100mm
"Nông trại"
EOS 5DS R, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/8, ISO 100, 1/125s, 100mm
“The Meat”
EOS 5DS R, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/8, ISO 100, 1/125s, 100mm
Chúng ta là những gì chúng ta ăn và hiện nay, chúng ta can thiệp quá nhiều vào các loại thực phẩm. Trong loạt ảnh này, tôi tạo ra cảm giác của một phòng thí nghiệm khoa học hư cấu, nơi đang diễn ra hoạt động công nghiệp trong chuỗi sản xuất thực phẩm của chúng ta. Ngày nay, dinh dưỡng "tự nhiên" là nhân tạo.
Chúng tôi đã phác thảo bối cảnh chụp, làm mô hình con bò và chuẩn bị tất cả các đạo cụ trong một tuần trước khi bắt đầu bấm máy. Chúng tôi chụp trong ba ngày liên tục và sẽ không bao giờ quên mùi của số thịt đã bị treo lên cả ngày để hoàn thành buổi chụp.
NHÀ SẢN XUẤT: Hensi Le
TẠO HÌNH: Thao Anh & Như La
ĐẠO CỤ: Nhóm của Nelly
TRỢ LÝ: Yên Chi
Theo những chia sẻ của Kelly, chụp ảnh tĩnh vật mang đến rất nhiều điều thú vị. Nếu bạn vẫn luôn muốn thử chụp tĩnh vật, hãy ghi nhớ quy trình của nhiếp ảnh gia tài năng này, bắt đầu phác thảo ý tưởng và thiết lập các bối cảnh chụp để tạo ra những bức ảnh đẹp.
Các bài viết tương tự: