Được biết đến nhiều hơn với ảnh chụp dưới nước, nhiếp ảnh gia này chuyên chụp cá biển, hoạt động tại Singapore, tình cờ khám phá thú vui chụp ảnh chim khi bạn lặn của anh thuyết phục anh đến Khu Bảo Tồn Đầm Lầy Sungei Buloh và còn cho anh mượn một bộ ống kính tele trong chuyến đi. Mặc dù anh thấy rằng chụp ảnh chim khó hơn nhiều so với chụp ảnh dưới nước, nhưng chuyến đi đã để lại ấn tượng cho anh.
Một số đối tượng chụp chim anh thích là chim săn mồi, mà anh thấy "thú vị" và chim cú do chúng "hết sức quyến rũ vì khó tìm chụp chúng". Đối với các buổi chụp chim, anh sử dụng ống kính Canon EF600mm f/4L IS II USM, Canon Extender EF 2xIII, Canon EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM.
Anh khuyên dùng EOS-1D X Mark II đối với các nhiếp ảnh gia nào tìm kiếm hiệu năng thiết bị cao nhất. Anh nói thêm "những ai gặp tình huống cực khó sẽ đặc biệt đánh giá cao những cải tiến có trên EOS-1D X Mark II, vì chính những khác biệt này sẽ quyết định bạn có ảnh hay không".
Một số cải tiến anh lưu ý gồm có tính năng tự động lấy nét nhanh hơn và chức năng theo dõi đáng tin cậy, vì chức năng lấy nét theo dõi đối tượng chặt chẽ và phản ứng nhanh chóng với những thay đổi ở các điều kiện khó chụp. EOS-1D X Mark II cũng có khả năng chụp liên tiếp ở khoảng 14 khung hình mỗi giây ở tốc độ cao khi chụp liên tục. Anh quan sát thấy rằng ngay cả khi gắn teleconverter vào ống kính, do đó đưa khẩu độ tối đa đến f/8, EOS-1D X Mark II vẫn có thể hỗ trợ tất cả 61 điểm AF.
Khi nói đến chức năng tốt nhất của EOS-1D X Mark II, không có gì phải do dự. "Đó chính là tốc độ lấy nét! Với vài đối tượng hiếm gặp mà EOS-1D X sẽ gặp vấn đề với lấy nét, EOS-1D X Mark II hiện nay có thể khắc phục một cách dễ dàng," anh ca ngợi.
Sau đây là một số thủ thuật về cách làm cho ảnh chụp chim của bạn trông thật đẹp. William khuyên bạn kết hợp hài hòa với môi trường xung quanh và không làm đối tượng của bạn căng thẳng. "Hãy để chúng xuất hiện tự nhiên và toát nên vẻ đẹp nhất của chúng. Luôn sẵn sàng chụp những khoảnh khắc đặc biệt khi nó xảy ra," anh kết luận.
EOS-1D X Mark II
William Tan thích thú với sinh vật biển từ khi còn bé. Trong thời gian học tại Đại Học Johns Hopkins, anh dành ra phần lớn thời gian rảnh ngắm bộ sưu tập sinh vật biển phong phú của Thủy Cung Quốc Gia gần đó tại Baltimore. Hiện nay anh chơi violon với Dàn Nhạc Singapore Symphony, William lấy chứng nhận lặn có bình dưỡng khí vào năm 1994. Sau đó, không mang theo cây violon Ý danh tiếng, anh đi du lịch khắp nơi giữa các mùa hòa nhạc ở khắp khu vực Thái Bình Dương để chụp sinh vật biển cho các tổ chức khoa học, hãng sản xuất máy ảnh, tổ chức du lịch, tạp chí lặn và resort.