Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Chính Xác: Lập Bố Cục Để Thể Hiện Các Hoa Văn của Ruộng Lúa Mì

2022-06-22
1
459

Chúng ta thường liên tưởng phong cảnh với ống kính góc rộng, nhưng tùy vào những gì chúng ta muốn thể hiện, đôi khi, một độ dài tiêu cự dài hơn sẽ có ích hơn để thực hiện ý định của chúng ta.  Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một tiêu cự tele tầm trung 85mm và một số kỹ thuật lập bố cục kết hợp với nhau như thế nào để thể hiện các hoa văn trên những cánh đồng lúa mì đầy màu sắc này. (Người trình bày: Toshiki Nakanishi, Digital Camera Magazine)

EOS 5D Mark IV/ EF24-105mm f/4L IS II USM/ FL: 85mm/ Manual exposure (f/11, 1/50 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight

Trong bài viết này:

 

Câu chuyện đằng sau ảnh này

Ảnh này được chụp ở những vùng đất nông nghiệp rộng lớn của Hokkaido. Màu sắc xuất hiện là do các loài lúa mì khác nhau trên mỗi cánh đồng. Tôi muốn tạo ra một hình ảnh thể hiện các hoa văn thú vị mà chúng tạo ra, được tăng cường bởi hiệu ứng xếp chồng của những sườn dốc.

 

Tại sao lại là 85mm?

Tôi quyết định chọn độ dài tiêu cự tele tầm trung để nén các sườn dốc và làm nổi bật các hoa văn hiệu quả hơn. 85mm cung cấp sự cân bằng tốt nhất, nhất là trong việc sử dụng bố cục chữ Z hiệu quả nhất (xem điểm A). Một ống kính góc rộng hẳn sẽ nhấn mạnh sự rộng lớn của phong cảnh bằng cách làm cho các sườn dốc có vẻ xa nhau hơn. Mặc dù điều đó chắc chắn sẽ tạo ra một dạng ảnh ấn tượng khác, nhưng nó không phù hợp với hình ảnh dự định của tôi.

Tìm hiểu lý do tại sao 117mm cung cấp sự cân bằng tốt nhất cho một cảnh khác trong:
Thủ Thuật Lập Bố Cục Để Làm Cho Sương Nổi Bật

 

Các quyết định chụp của tôi: Về màu sắc và ánh sáng

Để làm cho các hoa văn màu sắc của những cánh đồng lúa mì trông ấn tượng hơn, tôi tránh chụp vào một ngày đẹp trời với bầu trời trong xanh. Thay vào đó, tôi chọn một ngày có mây dày che phủ—tôi giải thích thêm ở điểm C. Để hoàn thành bố cục, điều quan trọng là phải có một chút ánh sáng—xem điểm B. Tôi quan sát bầu trời và chờ một chút ánh sáng ló ra từ giữa những đám mây, chiếu sáng sườn dốc. Trong khoảnh khắc thoáng qua đó, tôi nhả cửa trập.

 

Phân tích bố cục

Các điểm bố cục chính
A: Lập bố cục sao cho các hoa văn sườn dốc tạo thành một chữ 'Z'.
B: Ánh sáng mạnh trên cánh đồng lúa mì định hướng ánh mắt người xem.
C: Sự tương phản giữa các màu lạnh (bầu trời) và các màu ấm (các cánh đồng) để cải thiện ánh sáng.

 

Còn gì nữa?


Tiền cảnh tối hơn, các tông màu sáng nhất ở giữa

Tôi chọn cánh đồng có những tông màu sáng nhất ở giữa bố cục và đặt các cánh đồng có tông màu nhạt hơn ở dưới cùng của khung hình. Tôi muốn tạo ra hiệu ứng trong đó màu xanh lá tăng lên khi mắt người xem nhìn theo chữ 'Z' hướng lên từ tiền cảnh về phía những sườn dốc ở phía sau.


Tỉ lệ bầu trời với các cánh đồng

Vì đối tượng chính là các cánh đồng lúa mì, tôi giữ cho bầu trời chiếm không quá 1/3 khung hình.

Để tìm hiểu về lập bố cục phong cảnh với tỉ lệ bầu trời lớn hơn, hãy xem:
Chụp Ảnh Phong Cảnh Tối Giản với Bầu Trời

Hãy xem xét các điểm A, B và C chi tiết hơn.

 

A: Bố cục chữ Z di chuyển đường nhìn của người xem và mang lại cảm giác nhịp nhàng


Bố cục chữ Z là gì?

Bố cục chữ Z hướng mắt người xem dọc theo một đường dẫn trong ảnh tạo thành chữ 'Z'. Đường dẫn này được tạo bởi các yếu tố trong khung hình—đối với ảnh này, tôi đã sử dụng các hình tam giác được tạo ra bởi các sườn dốc và các cánh đồng.

Mắt của người xem sẽ di chuyển từ trái sang phải khi nhìn theo các đường của chữ 'Z', đây là một kỹ thuật lập bố cục tốt để tạo ra sự chuyển động. Đó là một cách để làm cho các hình thức nghệ thuật hai chiều như nhiếp ảnh trông linh động hơn! Đồng thời, chuyển động zig-zag tạo ra một nhịp điệu thoải mái.


Đặt chữ 'Z' để có sự cân bằng tốt nhất—thách thức lớn nhất

Nhìn thấy chữ 'Z' không nhất thiết phải là khó: đối với những phong cảnh như thế này, tất cả những gì bạn cần là quan sát và bạn có thể tìm thấy các đường tạo thành nó. Thách thức là, bạn đặt chữ 'Z' như thế nào sao cho nhịp điệu được tạo ra cân bằng tốt với phần còn lại của ảnh? Giải pháp là khác nhau đối với mỗi ảnh, và đó là điều bạn sẽ phải tự mình thử. Sự thay đổi nhỏ nhất về góc máy, vị trí và khung hình có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Đối với cảnh này, góc xem 85mm cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc làm cho nó rõ ràng hơn.

Xem thêm:
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Góc Cao hay Góc Thấp?


Thủ thuật chuyên nghiệp: Tìm những hình tam giác

Không thể nhìn thấy bất kỳ chữ 'Z nào? Hãy tìm các hình tam giác trong cảnh—một khi bạn tìm thấy chúng, sẽ khá dễ dàng để tìm được bố cục chữ Z của bạn. Trong ví dụ bên trên, cái cây ở phía sau của ảnh có thể là rất nhỏ nhưng thật khó mà không nhận ra nó, nhờ vào hướng dẫn trực quan được cung cấp bởi các đường chữ Z.

Một họ hàng gần của bố cục chữ Z là bố cục đường cong chữ S. Xem cách sử dụng nó trong:
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (2): "Mô Thức & Sự Nhịp Nhàng" & "Đường Cong Chữ S"
Màu Phong Cảnh: Khi Màu Hồng Hoàng Hôn Gặp Màu Xanh Ban Đêm

 

B: Một điểm sáng trong khung hình thu hút sự chú ý

Các màu sáng có xu hướng hấp dẫn con người hơn màu tối hoặc màu nhạt. Hiểu được điều này có thể giúp bạn sử dụng ánh sáng hiệu quả hơn khi lập bố cục ảnh. Đó là lý do tại sao tôi chờ đợi và quan sát cho đến khi có một điểm sáng mạnh chiếu vào cánh đồng lúa mì gần tâm khung hình.

Xem một ví dụ khác về khái niệm này trên thực tế trong:
Kỹ Thuật Chụp Ảnh Macro: Tạo Ra Ảo Giác Không Gian và Độ Sâu


Thủ thuật chuyên nghiệp: Bạn cần có sự tương phản mạnh để có kết quả tốt nhất

Ánh sáng yếu

Ánh sáng mạnh

Ảnh bên trên là cùng một cảnh. Ánh sáng cũng chiếu vào các cánh đồng ở giữa, nhưng các hoa văn không nổi bật lắm vì ánh nắng quá yếu và bị khuếch tán. Giống như chiếu đèn sân khấu vào một diễn viên trên sân khấu, kỹ thuật này đòi hỏi sự tách biệt lớn hơn giữa vùng sáng và vùng tối, và vì thế, ánh sáng cần phải có cường độ cao.

Ánh sáng như thế cũng có thể là đối tượng chính của tấm ảnh phong cảnh của bạn. Sau đây là một ví dụ, với giải thích về cách chụp và sửa ảnh:
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Một Hành Lang Ánh Sáng Trên Rừng Thu

 

C: Tạo ra sự tương phản giữa các màu ấm và màu lạnh để cải thiện ánh sáng

Bố cục đóng vai trò quan trọng đối với nhiếp ảnh, nhưng màu sắc cũng vậy! Việc chỉ có một màu chính trong ảnh là hoàn toàn ổn, nhưng sự cân bằng màu sắc có thể trông hấp dẫn hơn nếu bạn thêm một màu bổ sung làm điểm nhấn.

Một cách bạn có thể làm là bằng cách tương phản các màu có tông ấm với các màu có tông lạnh, như tôi đã làm trong ảnh này. Bầu trời xanh vào một ngày đẹp trời sẽ có tông màu ấm hơn, đó là lý do tại sao tôi chọn chụp vào một ngày có mây xám, trong đó bầu trời có tông màu lạnh hơn.


Thủ thuật chuyên nghiệp: Tất cả những gì bạn cần là một chút màu bổ sung
Bạn không cần phải bao gồm nhiều tông màu lạnh để làm cho các tông màu ấm nổi bật hơn—chỉ một chút là đủ!

Ảnh này sử dụng mối quan hệ bổ sung giữa màu cam và màu xanh dương. Tất cả những gì cần có là một chút màu xanh dương để tạo ra sự tương phản và làm cho màu cam cát trông nổi bật hơn.

Xem thêm:
Tôi Có Thể Sử Dụng Các Điểm Nhấn Màu Sắc Để Thu Hút Sự Chú Ý vào một Đối Tượng Bằng Cách Nào?

 

Tóm tắt

- 85mm mang lại góc xem và hiệu ứng nén tốt nhất để hiển thị các hoa văn nhiều màu sắc được tạo ra bởi các cánh đồng.
- Lập khung hình: Bố cục chữ Z di chuyển mắt của người xem để họ nhận thấy các hoa văn.
- Sự tương phản sáng-tối: Hiệu ứng đèn sân khấu thu hút sự chú ý và thêm ấn tượng.
- Sự tương phản ấm-lạnh: Bầu trời nhiều mây với tông màu mát càng làm nổi bật những cánh đồng tông ấm hơn nữa.


Một ống kính hoặc độ dài tiêu cự cụ thể có thể thay đổi cách bạn tiếp cận phong cảnh theo cách nào khác? Hãy tìm hiểu thêm trong các bài viết sau đây:
Phong Cảnh 50mm, Phong Cách Của Tôi: Ống Kính Truyền Cảm Hứng Phiêu Lưu
Chụp Ảnh Phong Cảnh Bằng Ống Kính Tele: Tương Phản Tĩnh với Động


Nếu bạn đã có bất kỳ khám phá nào của riêng mình, chúng tôi rất muốn nghe—hãy cho chúng tôi biết về chúng trong phần nhận xét, hoặc chia sẻ những tấm ảnh của bạn trong My Canon Story!

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Toshiki Nakanishi

Sinh năm 1971 tại Osaka. Sau khi tự học nhiếp ảnh, Nakanishi chuyển hoạt động nhiếp ảnh của mình sang thành phố Biei ở Kamikawa-gun của Hokkaido. Mặc dù chủ yếu tập trung chụp phong cảnh, ông cũng sáng tạo các tác phẩm nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên. Trưởng PHOTO OFFICE atelier nipek.

http://www.nipek.net/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi