Vào tháng 2, 2015, Canon thông báo ra mắt hai mẫu máy mới, 'EOS 5DS' và 'EOS 5DS R', cả hai đều có số điểm ảnh cao nhất trong EOS series. Trong loạt bốn bài viết bắt đầu bằng bài này, tôi sẽ tìm hiểu điểm thu hút của hai chiếc máy ảnh này. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Máy Ảnh Full-frame 35mm với Số Điểm Ảnh Cao Khó Tin Trên 50 Megapixel!!
Ngày 6 tháng 2, 2015 đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử máy ảnh SLR kỹ thuật số. Vào ngày này, EOS series đã thành công khi vượt mốc ’50 megapixel’, một thử thách được xem là bất khả thi về mặt kỹ thuật mà máy ảnh full-frame định dạng 35mm có thể vượt qua. Hai mẫu máy ảnh có nhãn ‘S’ ra mắt, với EOS 5DS R được tích hợp chức năng hủy bộ lọc low-pass quang (LPF) trong khi EOS 5DS được trang bị một bộ lọc LPF quang.
Cả EOS 5DS và 5DS R đều có số điểm ảnh cao trong EOS series, nhưng chúng có vị trí là các mẫu máy biến thể trong dòng máy ảnh EOS 5D vì chúng được phát triển dựa trên EOS 5D Mark III. Nhãn ‘S’ là để vinh danh máy ảnh EOS-1Ds, nó đánh dấu độ phân giải cao nhất thế giới tại thời điểm ra mắt. Đồng thời, chữ ‘R’ của EOS 5DS R được lấy từ chữ ‘Resolution’ (Độ Phân Giải), không chỉ nói đến độ nét cao, mà còn mang ý nghĩa của chữ ‘determination’ (lòng quyết tâm).
- Bộ Lọc Low-pass 1
- Bộ Lọc Low-pass 2
- Tia Sáng
- Tách hình ảnh đối tượng theo hướng thẳng đứng
- Kết hợp các ảnh tách biệt
- Kính Hấp Thu Hồng Ngoại
- Cảm Biến CMOS
Sơ Đồ Khái Niệm của Tính Năng Hủy Hiệu Ứng Bộ Lọc Low-Pass
Trên máy ảnh EOS 5DS R, hình ảnh của đối tượng trước tiên được tách theo hướng thẳng đứng bởi Bộ Lọc Low-pass 1, sau đó hình ảnh đã tách được kết hợp một lần nữa tại Bộ Lọc Low-pass 2. Trong trường hợp EOS 5DS, hình ảnh của đối tượng được tách theo hướng nang bởi Bộ Lọc Low-pass 1, và theo hướng dọc bởi Bộ Lọc Low-pass 2.
Một cảm biến CMOS full-frame mới được phát triển được sử dụng trên cả hai mẫu máy, nhưng chúng khác nhau đáng kể về cấu trúc của bộ lọc low-pass nằm ngay phía trước cảm biến hình ảnh. Như với các mẫu máy ảnh EOS khác, máy ảnh EOS 5DS tránh xuất hiện sai màu và hiệu ứng moiré bằng cách tách hình ảnh đối tượng dùng hiệu ứng bộ lọc low-pass. Ngược lại, máy ảnh EOS 5DS R tách hình ảnh đối tượng bằng bộ lọc low-pass, nhưng kết hợp chúng một lần nữa dùng một công nghệ do Canon phát triển riêng. Làm như thế sẽ hủy thành công hiệu ứng bộ lọc low-pass để đạt được độ phân giải rõ nét tương tự như khi không sử dụng một bộ lọc low-pass. Ngoài tính năng LPF quang, máy ảnh EOS 5DS R và EOS 5DS về cơ bản là cặp sinh đôi, không có khác biệt gì về chức năng và cơ chế của chúng. Chúng tôi cũng đã giới thiệu các biện pháp khác nhau trên cả phần cứng và phần mềm của hai mẫu máy ảnh này để giải quyết tình trạng rung máy, một vấn đề có thể nghiêm trọng hơn với một số điểm ảnh cao vượt quá 50 megapixel. Trong nội dung sau đây, chúng ta hãy xem xét hai máy ảnh này với chất lượng hình ảnh ‘siêu cao’.
* Bài này được soạn dựa trên một mẫu máy thử nghiệm. Các khía cạnh chẳng hạn như hình thức và chất lượng hình ảnh có thể hơi khác với sản phẩm thực tế.
So Sánh Hình Thức của EOS 5DS R và EOS 5D Mark III
Cả EOS 5DS R và EOS 5D Mark III đều có cùng kích thước bên ngoài ở phía trước cũng như phía sau. Tuy nhiên, mẫu máy mới nhẹ hơn một chút do có cấu trúc bên trong khác biệt. Cụ thể hơn, ngoài việc cạnh phải của EOS 5DS R nhô ra, điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là màu của biểu tượng. Ngoài ra, EOS 5DS R được áp dụng một lớp phủ rất bền để giảm thiểu bất kỳ thay đổi nào về kết cấu do sử dụng máy ảnh trong thời gian dài.
Chúng tôi đã giới thiệu các biện pháp kỹ lưỡng để giải quyết vấn đề rung máy. Chiều cao của nút M-Fn trên EOS 5DS R thấp hơn một chút, và Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ được áp dụng một lớp hoàn thiện mới. Một phần hơi nhô ra được thêm vào để có hiệu ứng in nổi của chữ, đồng thời nó cũng giúp giảm hiện tượng phản xạ bề mặt. Lớp cao su chống trượt ở bề mặt đáy đã được loại bỏ trên EOS 5DS R, và thay bằng các ốc vít bên trong cấu trúc trong để giải quyết vấn đề rung máy.
EOS 5DS R và EOS 5DS Có Nhiều Tính Năng Mới Đối Với EOS Series
Khóa Gương
Không giống như các mẫu máy truyền thống, thời gian trễ cửa trập sau khi khóa gương có thể được cài đặt thủ công. Bằng cách chọn một thiết lập khoảng thời gian, có thể thực hiện liên tiếp cả các thao tác khóa gương và các thao tác nhả cửa trập bằng một lần nhấn nút chụp, nhờ đó giúp giảm rung máy.
Các Thiết Lập Độ Sắc Nét Được Cải Tiến
Hai tham số này đã được thêm mới vào thiết lập Độ Sắc Nét để cho phép điều chỉnh độ phân giải rõ nét một cách chi tiết hơn. Cả [Fineness (Độ Mịn)] và [Threshold (Ngưỡng)] đều tương tự như các hạng mục trên phần mềm DPP để rửa ảnh RAW, và chúng có thể được sử dụng để cho biết vị trí bạn muốn làm sắc nét và bạn muốn áp dụng hiệu ứng sắc nét với diện tích rộng bao nhiêu.
Màn Hình Custom Quick Control
Chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn này và bạn có thể tạo màn hình Quick Control của riêng mình ngoài bố cục mặc định. Bạn có thể chọn thêm các hạng mục vào màn hình khuyến cáo, hoặc xóa tất cả các hạng mục khả dụng và quyết định bố cục từ đầu. Phương pháp thứ hai cho phép bạn thoải mái điều chỉnh bố cục.
Để ẩn [Custom Quick Control Screen (Màn Hình Tùy Chỉnh Điều Khiển Nhanh)], hãy bỏ chọn hộp chọn trên màn hình trình đơn. Chọn cách bạn muốn màn hình xuất hiện thế nào theo ưu tiên của riêng bạn.
Để sửa bố cục màn hình được khuyên dùng, hãy căn chỉnh con trỏ với không gian trống, và theo đó dán các hạng mục có thể chọn. Bạn cũng có thể chọn xóa các hạng mục hiện hữu và thay bằng các hạng mục mới, cũng như thay đổi kích thước của các biểu tượng ở chế độ hiển thị cài đặt sẵn.
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).