Chụp Thác Nước: Đóng Băng hay Làm Nhòe?
Khi nói đến chụp thác nước, thiết lập tốc độ cửa trập là một quyết định quan trọng quyết định ảnh bạn có được. Chắc chắn là nhiều người không chắc liệu họ có nên chụp ảnh nhòe dòng nước đang chảy hay chụp đóng băng dòng nước. Và một khi bạn cân nhắc hình thức của thác nước và hướng của ánh sáng, bạn sẽ thấy rằng hầu như không có giới hạn về khả năng biểu đạt nhiếp ảnh. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét các kỹ thuật tương ứng được sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia để chụp dòng chảy của thác nước. (Người trình bày: Komei Motohashi, Fumio Tomita)
Đóng băng dòng nước: Sử dụng điều kiện ngược sáng một phần để làm nổi bật cảm giác tạm thời của thác nước
1/1.250 giây
EOS 5D Mark II/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/1.250 giây, EV-0,7)/ ISO 1250/ WB: Daylight
Ảnh của Komei Motohashi
Komei Motohashi cho biết:
“Thác nước không chảy ở tốc độ không đổi. Mà thác nước đổ theo nhịp cụ thể, rất khác nhau tùy vào chiều cao, thể tích, áp suất và hình dạng (thẳng đứng, chéo, phân tầng) của thác nước, chảy lặp đi lặp lại ở tốc độ cao hoặc thấp.
Với ảnh này, tôi sử dụng tốc độ cửa trập rất cao là 1/1.250 giây để mạnh dạn chụp thác nước đứng yên. Ảnh này chụp đoạn dưới của Thác Nachi ở Quận Wakayama, nó có dòng thác cao nhất tại Nhật Bản. Những tia sáng tạo ra điều kiện ngược sáng một phần làm cho dòng thác rất ấn tượng, nắm bắt sức mạnh và mức độ của nó. Khi sử dụng ánh sáng phía trước, việc không có bóng đổ và nổi khối có nghĩa là không thể ghi lại đầy đủ mức độ của nó.”
Thủ thuật: Thác nước được chụp dùng điều kiện ngược sáng một phần và thác nước được chụp dùng điều kiện thuận sáng là rất khác nhau
Ánh sáng phía trước
EOS 5D/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL: 30mm/ Aperture-priority AE (f/13, 1/20 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh của Komei Motohashi
Khi chụp thác nước, sử dụng điều kiện ngược sáng một phần sẽ làm cho đối tượng của bạn nổi bật ấn tượng, cho phép bạn chụp được cảm giác ba chiều của nó. Ngược lại, bạn sẽ chụp ánh sáng phía trước khi có cầu vồng trong thác nước. Điều này là vì nếu mặt trời (hoặc mặt trăng) không nằm phía sau nhiếp ảnh gia, sẽ không nhận thấy cầu vồng ngay cả khi có cầu vồng.
Làm nhòe dòng nước: Chụp gần dùng tầm tele để nhấn mạnh cảm giác động của thác nước
1/30 giây
EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/30 giây, EV±0)/ ISO 4000/ WB: Auto
Ảnh của Fumio Tomita
Fumio Tomita cho biết:
“Khi chụp thác nước, có những khác biệt về thể tích nước và tốc độ dòng nước, nhưng bất kể bạn sử dụng tốc độ cửa trập cao hay thấp, việc sử dụng một ống kính tele để đến gần thác nước hơn sẽ giúp dễ thay đổi bố cục hơn.
Ở góc xem rộng, phần khung hình chiếm bởi thác nước sẽ nhỏ hơn, làm cho khó nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về dòng chảy. Để tránh độ tương phản mạnh, nhiều nhiếp ảnh gia chụp thác nước vào những ngày nhiều mây hoặc có mưa, nhưng bạn cũng có thể chụp được những tấm ảnh thú vị trong thời tiết đẹp bằng cách chụp cận cảnh nước bắn trên đá khi ánh nắng chiếu vào.”
Thủ thuật: Nếu hậu cảnh sáng, những phần màu trắng của thác nước có thể không được tái tạo thành màu trắng trong ảnh
EOS 5D Mark II/ EF17-35mm f/2.8L USM/ FL: 17mm/ Manual exposure (f/18, 6 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh của Fumio Tomita
Khi chụp thác nước bằng tốc độ cửa trập thấp, nếu hậu cảnh sáng, màu trắng mịn của thác nước có thể không được tái tạo như màu trắng trong ảnh, do đó bạn nên chọn hậu cảnh tối khi có thể. Ngoài ra, hiện tượng mất chi tiết màu trắng có thể xuất hiện nếu bạn phơi sáng quá trong thời gian dài, do đó bạn nên kiểm tra màn hình cảnh báo điểm sáng sau khi chụp.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Sinh tại Tokyo. Sau khi tốt nghiệp trường Tokyo College of Photography, anh học với một nhiếp ảnh gia chuyên chụp cảnh núi, và sau đó trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ông chuyên chụp phong cảnh thiên nhiên tại Nhật Bản.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1945 tại Yokohama, Quận Kanagawa, Motohashi học kỹ thuật buồng tối tại trường Tokyo College of Photography. Ông đang thực hiện một bộ sưu tập mang chủ đề "Breath of Nature" (Hơi Thở Thiên Nhiên), về khí hậu và đặc điểm thiên nhiên riêng có ở Nhật Bản, dựa trên cái nhìn về thiên nhiên của ông ở vùng núi.