Đánh Giá Ảnh Chụp Bởi PowerShot G7 X Mark II: Khả Năng Khắc Họa Hoàn Hảo, Chất Lượng Hình Ảnh Vượt Trội
PowerShot G7 X Mark II được trang bị một cảm biến hình ảnh CMOS chiếu ngược loại 1,0 inch và bộ xử lý hình ảnh mới nhất DIGIC 7. Trên hết, máy ảnh số compact này còn được trang bị chức năng Picture Style có trên các máy ảnh EOS, cho phép bạn có được hoàn thiện ảnh nhất quán. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về các khả năng khắc họa hoàn hảo của chiếc máy ảnh này trong bài đánh giá ảnh này. (Người trình bày: Takeshi Ohura)
Điểm Kiểm Tra: Độ Phân Giải và Ngoài Biên
Tôi chụp ở đầu góc rộng 8,8mm (tương đương 24mm), đầu tele 36.8mm (tương đương 100mm), và tầm trung (tương đương 50mm) để so sánh. Đối với từng góc ngắm này, tôi sử dụng AF và duy trì khẩu độ ở f/5.6. Trong toàn bộ ảnh, tôi hoàn toàn không cảm thấy thiếu gì về hình thức trực quan của tâm ảnh. Cũng không có vấn đề gì với độ rõ nét ở các rìa ảnh. Ảnh có độ sắc nét cao, với các đường thẳng được khắc họa chi tiết.
Ở độ dài tiêu cự tương đương 100mm và 50mm, khả năng khắc họa ở vùng ngoài biên của ảnh rất cao. Mặc dù có sự giảm nhẹ về độ phân giải nhận biết, tôi phải nói rằng hiện tượng phai màu hay méo màu là hầu như không thể nhận thấy.
Hiện tượng tối góc ở vùng ngoại biên được khắc phục hiệu quả ở khẩu độ tối đa, và hiện tượng giảm sáng hầu như biến mất khi khép khẩu xuống khoảng 2 stop từ khẩu độ tối đa. Hoàn thiện ảnh, về mặt tái tạo tông màu và độ tăng màu, là không thể chê trách, nhất là khi bạn biết đây là một chiếc máy ảnh compact đến tận thiết kế quang học của nó.
Đầu góc rộng (tương đương 24mm)
f/1.8
f/2
f/2.8
f/4
f/5.6
f/8
Tầm trung (tương đương 50mm)
f/2.5
f/2.8
f/4
f/5.6
f/8
Đầu tele (tương đương 100mm)
f/2.8
f/4
f/5.6
f/8
Điểm Kiểm Tra: Độ nhạy sáng ISO
Độ nhạy sáng ISO của PowerShot G7 X Mark II có thể được cài đặt trong khoảng từ ISO 125 đến ISO 12800. Trong ví dụ này, tôi chụp với chức năng High ISO Speed Noise Reduction được cài đặt thành thiết lập mặc định. Như chúng ta có thể thấy trong hình minh họa bên dưới, hiện tượng nhiễu hoặc giảm độ phân giải nhận biết lên đến ISO 800 là rất ít. Cũng không có vấn đề gì chẳng hạn như phai màu.
Ở ISO 1600 và ISO 3200, có hiện tượng hạt một chút, độ rõ nét của rìa ảnh có vẻ kém hơn một chút so với ISO 800. Tuy nhiên, không có thay đổi đáng kể về khả năng tái tạo tông màu, và trừ phi người dùng rất quan tâm đến chất lượng hình ảnh, không có gì phải lo khi sử dụng máy ảnh này để chụp ảnh đời thường.
Ở ISO 6400, nhiễu sáng và nhiễm màu đều bắt đầu thấy rõ. Ở độ nhạy sáng ISO cao nhất là ISO 12800, xuất hiện nhiễu ở mức đáng kể. Ở độ nhạy sáng đó, độ phân giải nhận biết giảm, và tông màu có vẻ mạnh hơn một chút trong hoàn thiện ảnh. Có thể nói là, đối với một chiếc máy ảnh số compact, hiện tượng nhiễu được giảm hiệu quả. Khi bạn xem xét máy ảnh tổng thể, không phải nói quá khi nói rằng nó có hiệu năng độ nhạy sáng ISO cao rất cao.
ISO 125
ISO 800
ISO 6400
ISO 12800
Điểm Kiểm Tra: Chế độ macro
Khoảng cách lấy nét gần nhất từ đầu ống kính là 5cm ở đầu góc rộng và 40cm ở đầu tele. Khi chụp cận cảnh, máy ảnh nhanh chóng lấy nét ở đối tượng nơi tiêu điểm đã chọn phủ lên, theo cùng cách như đối với chụp ảnh bình thường. Tốc độ lấy nét là tương đối nhanh, ít khó khăn.
Về khả năng khắc họa, hiện tượng lóa nhẹ có thể xuất hiện, tùy vào điều kiện, khi sử dụng khẩu độ tối đa. Mặc dù vấn đề này có thể khắc phục bằng cách khép khẩu, trên thực tế bạn có thể muốn nghịch một chút với khắc họa mờ, vì hiệu ứng này rất giống với hiệu ứng bạn có với các ống kính cổ. Đồng thời, hiệu ứng bokeh trông khá tự nhiên đối với một ống kính zoom, với khả năng khắc họa ít kém tự nhiên, ít nhiễu.
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 8.8mm/ f/5.6/ 1/1,000 giây/ ISO 125
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 31mm/ f/2.8/ 1/1,250 giây/ ISO 125
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 17.9mm/ f/2.5/ 1/400 giây/ ISO 125
Tóm lại: Một chiếc máy ảnh tiêu biểu cho G-series
Với cảm biến CMOS loại 1,0 inch, diện tích nhận sáng gấp gần ba lần so với cảm biến loại 1/1,7 inch mà trước đây đồng nghĩa với máy ảnh số compact chất lượng hình ảnh cao, ống kính zoom quang 4,2x với khẩu độ tối đa f/1.8 - 2.8, cũng như bộ xử lý hình ảnh mới nhất DIGIC 7, máy ảnh này có khả năng rất cao. Hiệu năng chụp ở độ nhạy sáng ISO cao gần như tương đương với của một chiếc máy ảnh DSLR cỡ APS-C, và nó dường như hoàn toàn không thiếu gì về tái tạo tông màu, và độ phân giải hình ảnh. PowerShot G7 X Mark II đáp ứng rất nhiều hoạt động khác nhau, từ ghi lại các hoạt động hàng ngày đến chụp sản phẩm hợp cách.
Bạn có thể nghĩ rằng việc không có khung ngắm điện tử (EVF) là một điểm trừ đối với một chiếc máy ảnh số compact. Tuy nhiên, đối với máy ảnh này, việc sử dụng màn hình LCD khi chụp trở thành quy chuẩn, và vì nó được trang bị các tính năng như AF nhanh và chính xác, ổn định hình ảnh hiệu quả, nó không làm tôi thất vọng ngay cả khi tôi sử dụng máy ảnh này cho một buổi chụp ảnh. Tất cả máy ảnh PowerShot G-series hiện nay đều được trang bị cảm biến ít nhất là loại 1,0 inch, do đó chúng đều có thể đạt được hoàn thiện ảnh chất lượng cao. Trong số các máy ảnh đó, PowerShot G7 X Mark II, theo tôi, là chiếc máy ảnh sở hữu những phẩm chất phù hợp với các tiêu chuẩn của G-series, dựa trên mức hoàn thiện cao nó đạt được.
Nhấp vào đây để đọc so sánh PowerShot G7 X Mark II với mẫu máy ảnh tiền thân của nó, PowerShot G7 X.
Bộ Sưu Tập Ảnh
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 23.7mm/ f/5.6/ 1/800 giây/ EV +0,3/ ISO 125
Có thể chọn điểm AF qua thao tác cảm ứng bằng màn hình LCD. Máy ảnh này cũng được trang bị tính năng màn trập cảm ứng. Khi chụp ảnh bên trên, tôi chạm vào những cái thùng ở tiền cảnh để lấy nét và kích hoạt màn trập. Tôi chỉ cầm máy ảnh bằng tay trái, nhưng nhờ vào khả năng ổn định hình ảnh hiệu quả của nó, tôi có thể khắc họa cảnh này sắc nét.
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 12.8mm/ f/8/ 1/160 giây/ EV ±0/ ISO 125
Độ dài tiêu cự thực tế là 12,8mm, và số f là f/8. Các cạnh có thể quá sắc nét một chút, nhưng chúng không có cảm giác mất tự nhiên lắm. Tôi hơi lo rằng người xem có thể nhận thấy độ phân giải nhận biết ở dưới cùng bên trái của ảnh bị giảm.
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 36.8mm/ f/2.8/ 1/500 giây/ EV±0/ ISO 125
Ảnh được chụp ở đầu tele, ở khẩu độ tối đa. Góc ngắm tương đương 100mm, với kích thước bokeh như bạn thấy ở đây. Khi so với máy ảnh được trang bị cảm biến loại 1/1,7 inch, không thể không nói rằng hiệu ứng bokeh lớn hơn.
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 36.8mm/ f/4/ 1/400 giây/ EV ±0/ ISO 125
Khi chụp ở đầu tele, như ảnh bên trên, nói thật là tôi vẫn muốn có EVF.
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 36.8mm/ f/2.8/ 1/250 giây/ EV+1/ ISO 125
Ngay cả với hậu cảnh sáng, đối tượng (trong trường hợp này là chiếc xe đạp) có độ tương phản tốt. Các cạnh cũng rõ nét. AF cũng chính xác khi chụp ở đầu tele, khẩu độ tối đa. Tôi hơi lo rằng hiện tượng nhòe hậu cảnh có vẻ hơi lộn xộn.
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 10.2mm/ f/5.6/ 1/250 giây/ EV+0,3/ ISO 125
Tôi đo phơi sáng theo con thuyền màu trắng. Tuy nhiên, những điểm sáng và tối vẫn tồn tại trong ảnh. Vì tôi chụp dưới ánh sáng trực tiếp, ánh nắng chiếu trực tiếp vào màn hình LCD, nhưng điều này không làm giảm nhiều khả năng quan sát.
PowerShot G7 X Mark II/ FL: 8.8mm/ f/5.6/ 1/1,000 giây/ EV -0,3/ ISO 125
Một tính năng mới khác của máy ảnh này là Picture Style. Người dùng EOS series sẽ có thể thưởng thức hoàn thiện ảnh với một tính năng quen thuộc, và ngoài ra, có thể điều chỉnh màu giống như trên máy ảnh EOS-series. Thậm chí bạn có thể điều chỉnh các tham số Picture Style.
PowerShot G7 X Mark II
Để biết câu chuyện hậu trường đằng sau quá trình phát triển máy ảnh PowerShot G7 X Mark II, hãy tham khảo Phỏng Vấn Các Nhà Phát Triển: PowerShot G7 X Mark II (Phần 1).
Sinh năm 1965 ở Quận Miyazaki, Ohura tốt nghiệp Khoa Nhiếp Ảnh, trường Đại Học Nghệ Thuật, Viện Đại Học Nihon. Sau khi làm việc với phòng biên tập của một tạp chí xe môtô và một công ty quy hoạch thiết kế, ông trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Ông chủ yếu viết cho các tạp chí nhiếp ảnh dựa trên kinh nghiệm sử dụng máy ảnh số để chụp ảnh quảng cáo. Ngoài công việc, ông thích xem ảnh và thường xuyên tham quan các phòng trưng bày. Ohura là thành viên của Ủy Ban Tuyển Chọn Camera Grand Prix.
Cung cấp tin tức hàng ngày liên quan đến các chủ đề chẳng hạn như máy ảnh số và thiết bị ngoại vi, và phần mềm xử lý ảnh. Cũng công bố các bài viết chẳng hạn như các bài đánh giá sử dụng các mẫu máy ảnh số trên thực tế và ảnh mẫu được chụp bằng các mẫu máy mới.