Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Giải quyết những trở ngại trước khi sản xuất phim tài liệu

2021-10-12
0
680
Trong bài viết này:

Bất cứ ai bắt đầu trong một lĩnh vực chuyên môn mới cũng có thể gặp khó khăn ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên nếu không có ai hướng dẫn. Điều này đặc biệt đúng khi làm phim vì phần lớn công việc không chỉ nằm ở kỹ thuật quay phim của một người, mà còn dựa vào khả năng điều phối lịch trình, đàm phán với khách hàng trong các cuộc trình bày ý tưởng và tương tác với những người lạ có thể sẽ trở thành đối tượng chính trong phim của bạn.

Để giúp bạn vượt qua những trở ngại mà bạn có thể gặp phải khi mới bắt đầu bước vào ngành làm phim, chúng tôi đã trò chuyện với nhà làm phim giàu kinh nghiệm Brenda Er đến từ Lovorth Events & Media và lắng nghe Brenda chia sẻ những hiểu biết chuyên sâu về những vấn đề cô ấy từng phải đối mặt, cũng như cách giải quyết những khó khăn đó! Ngoài ra, hãy xem cô ấy chia sẻ về hành trình trở thành một nhà làm phim tài liệu tại đây!

 

Người mới nên bắt đầu dự án quay phim của mình như thế nào và họ có thể tìm cảm hứng ở đâu?

Tôi nghĩ là trước khi thực hiện các dự án của riêng mình, hãy bắt đầu bằng việc làm trợ lý cho các nhà làm phim khác. Hãy tìm hiểu nhiều nhất có thể về các góc máy, việc lên kịch bản, cách chỉ đạo, âm thanh, ánh sáng, dựng phim, v.v... Bạn cũng nên nghiên cứu và học hỏi từ các hướng dẫn trên mạng, những hướng dẫn và đoạn phim hậu trường để hiểu được những gì diễn ra phía sau máy quay.

Sau đó, bạn có thể thực hành quay những đoạn phim ngắn và nhờ những người có kinh nghiệm hơn nhận xét giúp mình. Đoạn phim đầu tiên của bạn có thể là một dự án cá nhân hoặc chỉ là một đoạn phim đặc tả một người nào đó có câu chuyện khiến bạn thấy hứng thú. Thông thường, một câu chuyện hay là câu chuyện mà bản thân bạn có thể cảm thấy kết nối. Hãy tìm một mục đích hoặc chủ đề mà bạn đam mê và có thông điệp mà bạn sẽ tự hào chia sẻ.

 

Dự án đầu tiên của bạn là gì và đâu là một trở ngại phổ biến mà bạn phải vượt qua?

Dự án phim tài liệu đầu tiên của tôi được lấy cảm hứng từ người bà quá cố của tôi. Tôi muốn ghi lại hai năm cuối đời bà. Trở ngại phổ biến nhất là thuyết phục đối tượng đồng ý quay phim. Một số chủ đề như lạm dụng, các vấn đề sức khỏe tâm thần và cái chết rất nhạy cảm, nên có thể sẽ khó chia sẻ. Để thuyết phục được họ, bạn cần không ngừng xây dựng lòng tin và tạo ra một không gian an toàn cho mọi người. Tôi muốn khuyên các nhà làm phim mới hãy cho đối tượng thấy bạn thật lòng muốn hiểu biết con người họ. Hãy kiên nhẫn, dễ dàng tiếp cận và học cách kết nối cảm xúc với những người mới quen.

 

Nhà làm phim nên chú ý điều gì trong quá trình nghiên cứu?

Hãy đảm bảo rằng các sự thật đều chính xác và các sự kiện đã xảy ra thực sự đã xảy ra. Khi làm việc với các sự kiện vô hình xuất phát từ trí nhớ của đối tượng, bạn có thể yêu cầu họ chia sẻ sự kiện đó một vài lần vào những ngày khác nhau để đảm bảo có được câu chuyện chính xác. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều tư liệu càng tốt. Bằng cách này, bạn sẽ có nhiều chất liệu hơn để lựa chọn khi kể lại câu chuyện từ góc nhìn của bạn.

 

Bạn phát triển kịch bản như thế nào?

Trước khi phát triển bất cứ kịch bản nào, tôi thường sẽ có một cuộc phỏng vấn với đối tượng. Mọi kịch bản đều cần có phần mở đầu, phần giữa và phần kết thúc.

Từ cuộc phỏng vấn, bạn sẽ hiểu sâu hơn về đối tượng. Sau đó, bạn có thể xây dựng câu chuyện của mình và xác định bạn muốn khắc họa khía cạnh nào của nhân vật. Phong cách kể chuyện của tôi luôn nghiêng nhiều hơn về hướng “nhạy cảm”. Mặc dù điều quan trọng là phải hướng đối tượng theo kết quả hoặc cốt truyện mong muốn, nhưng bạn phải cho họ đủ không gian và để họ là chính họ. Bằng cách này, bạn có thể khắc họa một góc nhìn cân bằng hơn về câu chuyện.

 

Nhà làm phim nên tìm kiếm khách hàng ở đâu?

Đối với tôi, khách hàng biết đến tôi thông qua truyền miệng. Khi mới bắt đầu, tôi từng tham gia nhiều nhóm xây dựng quan hệ, nhưng tôi không chắc hiện giờ có còn nhóm nào như vậy nữa không. Tuy nhiên, tôi chắc sẽ có những nhóm làm phim trực tuyến mà bạn có thể tham gia để chia sẻ tác phẩm và mạng lưới quan hệ của mình. Chia sẻ trên mạng xã hội cũng là một cách rất quan trọng để mọi người biết hiện tại bạn đang làm gì. Bạn không bao giờ biết tác của mình có thể sẽ tiếp cận những ai!

 

Bạn có thể làm gì nếu không tìm được nguồn tài trợ?

Bạn có thể tìm kiếm các khoản hỗ trợ của chính phủ hoặc gây quỹ thông qua các nền tảng huy động vốn cộng đồng. Viết thư cho các nhà tài trợ, thương hiệu hoặc cộng đồng có khả năng sẽ muốn hỗ trợ cho mục tiêu của bạn. Nếu không cách nào hiệu quả, hãy bắt đầu bằng cách cộng tác với các nghệ sĩ triển vọng khác trong ngành hoặc tìm những câu chuyện từ chính bạn bè và gia đình thân thiết nhất của bạn.

Bí quyết: bạn luôn có thể thử nghiệm với những dòng máy ảnh giá cả phải chăng hơn, như EOS M50 Mark II, trước khi đầu tư vào các thiết bị chuyên nghiệp như EOS C300 Mark II.

 

Khi có cơ hội giới thiệu câu chuyện với nhà tài trợ, một người mới nên kể câu chuyện đó như thế nào?

Hãy truyền đạt điều khiến bạn thấy đam mê và thể hiện điều đó trong phần trình bày của bạn. Đôi khi nó có thể là một bài luận ngắn hoặc một bản thuyết trình. Trong đó sẽ bao gồm mục tiêu, thông điệp, cốt truyện, mục đích, ngân sách và chi tiết lịch trình.

 

Nhà làm phim nên chuẩn bị điều gì khi trình bày ý tưởng với khách hàng? Bạn thường mang theo hoặc thể hiện điều gì?

Hãy tự tin! Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời nhưng không chắc chắn và tự tin, khách hàng sẽ không cảm thấy yên tâm khi làm việc với bạn.

Đối với phim tường thuật, hãy trình bày bài thuyết trình và bảng phân cảnh của bạn. Trên mạng có rất nhiều phần mềm phân cảnh cơ bản mà bạn có thể tham khảo và sử dụng. Đối với phim tài liệu, tôi thấy nên giới thiệu một cốt truyện ngắn gọn cùng các tài liệu tham khảo bằng hình ảnh và âm thanh. Nếu trong số các tác phẩm trước đây của bạn có tác phẩm có điểm tương đồng trong cách bạn muốn thể hiện câu chuyện, bạn cũng có thể chia sẻ về tác phẩm ấy trong buổi trình bày!

 

Nên thảo luận điều gì trong những buổi trình bày ý tưởng mở như vậy?

Hãy tìm hiểu xem ý tưởng bạn đề xuất có phù hợp với khách hàng hay không. Đừng cảm thấy bị phủ nhận khi khách hàng không thích ý tưởng của bạn. Hãy cố gắng cởi mở đón nhận những thay đổi nhưng cũng đảm bảo rằng những điều ấy không đi ngược lại các giá trị sáng tạo của bạn.

Khi có cơ hội thảo luận về ngân sách, bạn cần tính đến cả chi phí nghiên cứu, viết kịch bản, đạo diễn, sản xuất, đội quay, máy quay và thiết bị, dựng phim và bản quyền bài hát. Tìm hiểu mức giá cao nhất mà khách hàng có thể trả và liệu bạn có thể dung hòa mức giá đó và mức mong muốn của bạn không. Bạn không nên nhận bất cứ công việc nào có mức giá không đủ chi trả các chi phí cơ bản.

 

Theo kinh nghiệm của bạn, còn điều gì khác cần xác nhận trước ngày quay thực tế không?

  1. Kịch bản cần được khách hàng và chính bạn thông qua
  2. Lịch trình sản xuất và bảng phân công
  3. Xác nhận cho thành viên trong đoàn, nhân vật, địa điểm, giấy phép hoặc giấy xác nhận cần thiết
  4. Đạo diễn và quay phim đi khảo sát địa điểm
  5. Theo dõi dự báo thời tiết và lên kế hoạch dự phòng cho tình huống trời mưa
  6. Các công tác hậu cần về di chuyển, đồ ăn, đồ uống và nhiều yếu tố khác

 

Hãy nhớ rằng, những lần đầu tiên thử làm một điều gì đó mới mẻ sẽ luôn là một quá trình khó khăn. Hãy kiên trì và bạn sẽ tìm ra ánh sáng cuối đường hầm!

 

Để nghe Brenda và nhóm của cô ấy tại Lovorth Events & Media chia sẻ thêm nhiều thông tin, hãy xem video Bước vào ngành công nghiệp làm phim với Brenda Er

 

Các bài viết tương tự:

Giới Thiêu về Làm Phim trên Canon EOS (1): Những Gì Mà Tất Cả Những Người Mới Sử Dụng Phải Biết

Giới Thiêu về Làm Phim trên Canon EOS (2): Thiết Lập, Kỹ Thuật Quay & Âm Thanh và Nhạc

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi