Mọi tấm ảnh đều là một khoảnh khắc ánh sáng được ghi lại, được bảo tồn mãi mãi. Mặc dù việc chụp ảnh thường là việc đơn giản như nhấc máy ảnh lên và nhấn nút chụp, nhưng chụp được một tấm ảnh đẹp đòi hỏi phải hiểu được cách hoạt động của phơi sáng. Vậy hãy chuẩn bị tìm hiểu 5 hoàn cảnh thường gặp nhất cần sử dụng phơi sáng lâu hoặc nhanh, và cách có được những hiệu ứng mong muốn!
Still của Mariana Bisti/ EOS 5D/ EF28-135mm f/3.5-5.6 IS USM
Nhưng trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu những điểm cơ bản. Việc có được một tấm ảnh phơi sáng hoàn hảo là một khoa học thường liên quan đến nhiều thuật ngữ phức tạp – do đó để bắt đầu, phơi sáng chính xác là gì?
Một tấm ảnh lý tưởng sẽ xử lý phơi sáng một cách khéo léo sao cho không có chỗ nào bị vô tình dư sáng (ở đó ảnh bị mất chi tiết), hoặc thiếu sáng (ở đó những điểm tối nhất chìm vào màu đen).
Bạn thích thú khi bắt đầu thử nghiệm với các mẹo phơi sáng khác nhau? Chúng ta hãy xem Canon EF135mm f/2L USM có thể làm gì!
Ảnh Phơi Sáng Lâu #1: Chuyển động
Kinetic của John/ EOS 5D Mark II/ EF135mm f/2L USM/ f/2.5, 1/10 giây/ ISO 200
Trong hầu hết trường hợp, chuyển động được đóng băng bằng tốc độ cửa trập cao và đủ sáng – kỹ thuật này là thường gặp ở chụp ảnh thể thao và thiên nhiên. Nhưng còn chuyển động mạnh thì sao? Đây là lúc sử dụng phơi sáng lâu: ảnh bên trên sử dụng một sự kết hợp khẩu độ lớn và tốc độ cửa trập chậm, cho phép nhiều ánh sáng đi vào hơn và chụp lại chuyển động khi nó diễn ra mạnh nhất? Nhòe chuyển động mạnh sẽ nhấn mạnh cử động của vũ công.
Ảnh Phơi Sáng Lâu #2: Cảnh nước
Swirling Sea của Adrian Kingsley-Hughes/ EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ f/22, 8 giây/ ISO 100
Một cơ hội khác để sử dụng phơi sáng lâu là khi chụp cảnh nước. Để khắc họa những con sóng chuyển động mạnh, tạo xoáy, nhiếp ảnh gia quyết định phơi sáng 8 giây để có một tấm ảnh phơi sáng lâu tuyệt đẹp.
Ảnh Phơi Sáng Lâu #3: Các Vệt Sáng
Evening Road của Carle Drogue/ EOS 5D/ EF135mm f/2L USM/ f/16, 8 phút/ ISO 100
Và dĩ nhiên, kỹ thuật phơi sáng lâu mọi người đều thích là các vệt sáng! Với máy ảnh được cài đặt thành phơi sáng lâu, khẩu độ nhỏ, và lắp lên chân máy, bạn sẽ có thể có được hiệu ứng ngoạn mục này. Như với hai kỹ thuật trước, vũ khí bí mật của bạn, chân máy đáng tin cậy, sẽ đảm bảo hiệu ứng nhòe chuyển động chỉ xuất hiện ở nơi bạn muốn.
Ảnh Phơi Sáng Nhanh #1: Động vật
Måke (Mòng Biển) của Bjarne Stokke/ EOS 500D/ EF135mm f/2L USM/ f/2.8, 1/1000 giây/ ISO 100
Động vật luôn vận động, do đó phơi sáng nhanh là cần thiết để chụp chúng mà không bị nhòe không cần thiết. Ở đây, nhiếp ảnh gia sử dụng tốc độ cửa trập cao để đóng băng chuyển động của chú mòng biển trong khung hình. Đồng thời, khẩu độ lớn dẫn đến độ sâu trường ảnh nông, làm mờ mịn hậu cảnh thành hiệu ứng giống bokeh mượt mà.
Ảnh Phơi Sáng Nhanh #2: Chuyển động
EDance của John/ EOS 5D Mark II/ EF135mm f/2L USM/ f/2.8, 1/500 giây/ ISO 2500
Cũng có thể sử dụng phơi sáng nhanh để thể hiện cảm giác căng thẳng trong chuyển động. Để đóng băng cử động giữa chừng của vũ công trên một sân khấu thiếu sáng, nhiếp ảnh gia chọn cách tăng ISO hết mức có thể, để có thể sử dụng tốc độ cửa trập cao.