Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Những Điều Cơ Bản Về Chụp Ảnh Time-Lapse (Tua Nhanh Thời Gian) Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Với

2020-04-29
0
2.63 k
Trong bài viết này:

Việc quan sát một quy trình diễn ra trong một khoảng thời gian dài được biểu diễn tăng tốc để gói gọn chỉ trong một vài phút hoặc thậm chí vài giây là điều hết sức hấp dẫn-đó chính là phong cách nhiếp ảnh time-lapse hay còn gọi là tua nhanh thời gian. Phong cách nhiếp ảnh này về bản chất là một chuỗi ảnh được ghép lại với nhau để tạo thành video (hay phim) trong đó thời gian trôi qua cực nhanh, ví dụ như sự nở rộ và tàn héo của một bông hoa diễn ra trong một video kéo dài 15 giây.

Nếu bạn đã sẵn sàng thách thức bản thân và thử sản xuất video time-lapse đầu tiên của mình, sau đây là một vài mẹo giúp bạn làm điều đó với chức năng quay phim time-lapse của

Chức Năng Quay Phim Time-Lapse

Hãy chuẩn bị bằng cách chuyển sang chế độ Video và bật chức năng quay phim time-lapse trong menu. Thao tác này sẽ đưa bạn đến màn hình với các cài đặt như Khoảng thời gian, Số lần chụp, Thời gian cần thiết và Thời gian phát. Những biến đối này có thể được thay đổi bằng tay và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phim cuối cùng tùy theo cài đặt của bạn. Sau đây là phần giải thích nhanh về mỗi cài đặt:

 

Khoảng thời gian: Biến số này có nghĩa là khoảng thời gian giữa mỗi lần chụp. Bạn có thể cài đặt thành một giây/lần chụp hoặc dài hơn tùy theo đối tượng mà bạn lựa chọn. Một con đường đông đúc với người xe nườm nượp qua lại sẽ cần cài đặt khoảng thời gian ngắn hơn để thu được hiệu ứng time-lapse mượt mà hơn, trong khi quá trình nở của một bông hoa sẽ cần cài đặt khoảng thời gian dài hơn.

Số lần chụp: Đây là tổng số lần chụp mà máy ảnh sẽ thực hiện. Việc này sẽ ảnh hưởng đến thời gian mà máy ảnh cần để hoàn thành quá trình time-lapse (chụp nhiều hơn = cần nhiều thời gian hơn). Chú ý: Máy ảnh Canon cài đặt tốc độ khung hình trên giây là 24 FPS để phù hợp với tốc độ khung hình trên giây của một video bình thường.

Thời gian cần thiết: Biến số này chỉ thời gian cần thiết để hoàn thành cả quá trình chụp ảnh time-lapse. Cài đặt thời gian cần thiết không thể được thay đổi và sẽ dựa trên cài đặt Khoảng thời gian và Số lần chụp của bạn.

Thời gian phát: Thời gian phát là thời lượng cuối cùng của video. Cài đặt thời gian phát không thể được thay đổi và sẽ phụ thuộc vào cài đặt Số lần chụp và tốc độ khung hình trên giây 24FPS. Để tăng thời gian phát, bạn sẽ cần tăng số lần chụp (và ngược lại). Công thức thời gian phát là Thời gian phát (tính bằng giây) = Số lần chụp/24FPS.

 

Trang Bị Thiết Yếu

Trang bị cần thiết của bạn là giá đỡ ba chân, pin và thẻ nhớ. Bạn không cần bộ định giờ khi sử dụng cài đặt quay phim time-lapse của Canon!

 

Giá đỡ ba chân: Bạn sẽ cần gắn máy ảnh vào giá đỡ ba chân để giữ chắc máy ảnh, giúp cho thước phim cua bạn không có hiệu ứng nhiễu chuyển động không mong muốn. Nhưng nơi có gió lớn sẽ cần giá đỡ ba chân nặng hơn. Hãy tìm giá đỡ ba chân phù hợp tại đây!

Pin: Mang theo pin dự phòng được sạc đầy luôn là một ý tưởng tuyệt vời để phòng trường hợp khẩn cấp, nhưng một pin chính được sạc đầy sẽ là đủ khi quá trình time-lapse của bạn ngắn hơn.

Thẻ Nhớ: Mặc dù tùy theo số lần chụp và kích thước tệp THÔ trung bình của bạn, chúng tôi vẫn sẽ khuyến khích bạn sử dụng thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn, từ 64GB, để bảo đảm an toàn.

 

Cài Đặt Máy Ảnh

Cài đặt máy ảnh để bảo đảm sản phẩm cuối cùng gần nhất với tưởng tượng của bạn. Những cài đặt này bao gồm Tạo khung hình, chụp với chất lượng THÔ, chế độ Bằng Tay và lấy nét Bằng Tay.

 

Tạo Khung Hình: Như với chụp ảnh bình thường, lựa chọn khung hình phù hợp sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho video của bạn. Chúng tôi cũng đề nghị có ít nhất một yếu tố tĩnh đối với đối tượng chuyển động để gia tăng chiều sâu cũng như độ tương phản.

THÔ: Mặc dù chụp ảnh THÔ có thể chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ hơn và có thể làm hạn chế số lần chụp, loại tệp tin này vẫn giúp bạn có thể điều chỉnh nhiều hơn khi làm công tác hậu kỳ cho sản phẩm cuối cùng.

Chế độ bằng tay: Đừng bao giờ chụp bằng chế độ Tự Động khi chụp time-lapse do cài đặt mức phơi sáng của máy ảnh sẽ thay đổi và dẫn đến việc sê-ri ảnh của bạn có độ phơi sáng không đồng đều. Hãy cài đặt máy ảnh về chế độ bằng tay để bảo đảm độ phơi sáng không đổi và chỉ thay đổi một chút nếu cần.

Lấy nét bằng tay: Cài đặt lấy nét bằng tay sẽ bảo đảm điểm lấy nét/khoảng lấy nét không đổi cho người xem khi đối tượng thay đổi qua các giai đoạn trong suốt thời gian quay time-lapse.

 

Máy ảnh

Với chức năng quay phim time-lapse của Canon, bạn có thể giảm khối lượng công tác hậu kỳ cần thiết cho tác phẩm cuối cùng của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm máy ảnh Canon có chức năng Time-lapse, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn: Canon EOS 80D, Canon 90D, Canon EOS 77D và Canon 800D cho người mới bắt đầu Canon EOS R cho người đam mê nhiếp ảnh.

Để bắt đầu, sau đây là một vài ví dụ để luyện tập trước khi bắt đầu chụp ảnh time-lapse. Bạn có thể:

  1. Đốt một cây nến trong phòng (hãy bảo đảm đóng kín cửa sổ và tắt quạt để tránh làm tắt nến) và quay lại quá trình nến bị tan chảy.
  2. Làm video time-lapse về quá trình quả táo bị chuyển sang màu nâu và khô dần khi để ngoài không khí.
  3. Thuốc tẩy làm bay màu quần áo và thậm chí cả trái cây. Xịt hoặc chấm một lượng thuốc tẩy lên đối tượng (áo phông có màu) và quay lại quá trình màu biến đổi! Hãy nhớ bảo vệ bàn tay bạn bằng cách đeo găng tay khi sử dụng chất tẩy.

 

Tải về bản sao tranh thông tin này tại đây. Chúc bạn vui vẻ!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi