Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Tạo Ra Một Cảnh Hấp Dẫn Bằng Các Đường Dẫn Hướng Trong Ảnh Tele

2020-03-23
2
902
Trong bài viết này:

Trong các bài viết trước, chúng ta đã biết rằng ống kính góc siêu rộng có khả năng xuất sắc trong việc tạo ra các đường dẫn hướng nhờ vào cách chúng phóng đại phối cảnh và làm cho các đường thẳng có vẻ dài hơn. Khi so sánh, ống kính tele sẽ nén phối cảnh, nhưng hiệu ứng này đối với các đường dẫn hướng trên thực tế có thể hoạt động hiệu quả hơn tùy vào tầm nhìn nghệ thuật của bạn! Sau đây là cách mà một nhiếp ảnh gia sử dụng nó để áp dụng ý tưởng của mình. (Người trình bày: Masato Mukoyama, Digital Camera Magazine)

Hàng cây hoa anh đào dọc theo đường ray vào ban đêm

EOS 5D Mark II/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 200mm/ Manual exposure (f/2.8, 30 giây, EV +0,3)/ ISO 100/ WB: 5,750K

 

Ý tưởng đằng sau ảnh này: “Giấc Mộng Đêm Xuân”

Ảnh phản ánh hình ảnh thực tế của đối tượng, nhưng tôi cho rằng những gì bạn hình dung cũng sẽ phản ánh cái nhìn cá nhân của bạn bên cạnh kiến thức của bạn về đối tượng của mình.

Sau khi tôi nhắm máy ảnh vào đối tượng, trước khi nhả cửa trập, tôi hình dung ra mình muốn ảnh cuối cùng trông như thế nào. Với ảnh này, tôi lấy cảm hứng từ vẻ quyến rũ của hoa anh đào vào ban đêm và cảm giác mơ mộng của cảnh này, do đó có ý tưởng “Giấc Mộng Đêm Xuân”.

2 việc tôi cần làm để có được tấm ảnh tôi hình dung:
i) Giảm các yếu tố gợi tính hiện thực
ii) Thu hút sự chú ý của người xem vào sâu hơn trong cảnh để họ sẽ “đắm chìm” trong nó.

Đạt được những yếu tố này bằng cách:
- Sử dụng một thiết lập cân bằng trắng lạnh
- Sử dụng độ sâu trường ảnh nông và hiệu ứng nén phối cảnh của ống kính tele

 

Kỹ thuật 1: Sử dụng hiệu ứng nén phối cảnh tele để đưa người xem vào sâu trong cảnh

Ảnh được chụp trên một con dốc đi lên, giúp quan sát xa. Điều này có nghĩa là người xem có thể dễ dàng bị xao lãng bởi những khoảng trống và các yếu tố như trời xanh bạn thấy ở ảnh 70mm bên dưới.

Hàng cây hoa anh đào dọc theo đường ray với trời xanh và những khoảng trống

Hàng cây hoa anh đào dọc theo đường ray với những bông hoa ken dày và không có phần bầu trời

Sử dụng đầu tele 200mm không chỉ loại bỏ phần bầu trời ra khỏi khung mình, mà còn làm cho hoa anh đào có vẻ gần nhau hơn và do đó có vẻ nhiều hơn nhờ vào hiệu ứng nén phối cảnh. Tôi thấy rằng đây là một cách rất hiệu quả để loại bỏ các yếu tố gây xao lãng và làm cho ảnh ấn tượng hơn.

“Phối cảnh” có nghĩa là gì? Tìm hiểu trong:
Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #5: Phối cảnh

Thủ thuật: Cải thiện thêm hiệu ứng này bằng cách sử dụng một khẩu độ rộng hơn để tạo ra hiệu ứng bokeh. Đối với ảnh này, tôi tạo ra hiệu ứng bokeh ở tiền cảnh, nó thu hút ánh mắt của người xem vào các khu vực đúng nét ở giữa hậu cảnh của ảnh.

 

Kỹ thuật 2: Chụp từ một vị trí thấp

Những đường thẳng tạo thành bởi đường ray là các đường dẫn trực quan dẫn dắt ánh mắt của người xem vào hàng cây hoa anh đào. Điều này tạo ra ảo giác về độ sâu, và trong ảnh này, chúng cũng góp phần tạo ra cảm giác ấn tượng, giống như trong phim.

Vị trí thấp dẫn đến hiệu ứng định hướng trực quan mạnh hơn so với tầm mắt hoặc vị trí cao.

Cẩn thận đảm bảo có thể nhận ra đường ray, tôi cố chụp từ các chiều cao khác nhau ở vị trí thấp. Như bạn có thể thấy, không nhất thiết phải là “càng thấp thì càng tốt”.


Cách mặt đất 75cm: Quá cao

Đường ray được chụp quá cao so với mặt đất

Vì máy ảnh cách mặt đất xa hơn so với các ảnh bên dưới, có ít hiệu ứng bokeh tiền cảnh hơn. Đường ray có vẻ dài hơn, nhưng mắt chúng ta bị thu hút nhiều hơn vào điểm triệt tiêu ở xa. Nó mang lại độ sâu nhiều hơn cho cảnh, nhưng cũng tăng khoảng cách: Chúng ta có cảm giác ít đắm chìm trong cảnh hơn so với khi không cảm thấy đầu đường ray ở rất xa. Đây cũng là lý do tại sao một vị trí cao hơn sẽ không mang lại cho tôi tấm ảnh mình muốn.


Cách mặt đất 25cm: Quá thấp

Đường ray được chụp rất gần mặt đất

Quá gần mặt đất. Chúng ta chú ý nhiều hơn vào đường ray so với hàng cây hoa anh đào.


Cách mặt đất 50cm: Hiệu ứng lý tưởng của tôi

Đường ray ở tầm phù hợp

Ấn tượng trực quan của đường ray và hàng cây hoa anh đào có vẻ có sự cân bằng tốt.

Từ bên trên, chúng ta có thể kết luận rằng với cảnh này, các đường dẫn hướng là hiệu quả nhất khi máy ảnh cách mặt đất 50cm.

Lưu ý: Đừng xem đây như một quy tắc căn bản: Vị trí của máy ảnh phù hợp với bạn sẽ luôn phụ thuộc vào cảnh chụp của bạn và kết quả mà bạn hình dung. Sẽ hữu ích khi thử các vị trí và góc khác nhau cho đến khi bạn có được kết quả mong muốn!


Tìm hiểu thêm về những gì bạn có thể làm với ống kính tele trong:
Kỹ Thuật Sử Dụng Ống Kính Tele: Tạo Ra Nhiều Lớp Bokeh
2 Kỹ Thuật Tức Thời để Cải Thiện Ảnh Chân Dung Ngoài Trời
Cách Chụp Ảnh với Đèn Trang Trí

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Masato Mukoyama

Sau khi học xong cao học tại Viện Công Nghệ Tokyo vào năm 2011, Mukoyama làm việc cho một hãng sản xuất phụ tùng xe, ở đó anh có cơ hội làm việc tại Hoa Kỳ 1,5 năm. Trong thời gian đó, anh đã đến những nơi khác nhau ở miền trung tây và miền tây Hoa Kỳ, chụp sao và động vật. Khi trở về Nhật Bản, anh tích cực chụp ảnh thiên nhiên, đi từ quê nhà ở Quận Aichi đến những vùng khác trong nước như Nagano, Kumamoto và Hokkaido để chụp ảnh. Từ năm 2019, anh chụp các khu vực miền núi, tập trung vào phong cảnh, thực vật và động vật.

https://mmukoyama.com/
Instagram: @mt.moco
 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi