Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn In Focus: EOS R- Part14

Các Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thiên Văn Cần Thử với EOS R

2019-08-09
7
1.47 k
Trong bài viết này:

Mức phơi sáng tối ưu để chụp trời sao là khoảng bốn triệu lần so với mức phơi sáng vào một ngày trời trong và có nắng. Khi bạn hầu như không thể nhìn thấy gì ở xung quanh, có thể khó lập bố cục và lấy nét ở các ngôi sao, nhưng EOS R giúp cho việc này trở nên dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ một số thủ thuật và ý tưởng chụp ảnh thiên văn cần thử với EOS R. (Người trình bày: Shigemi Numazawa (Digital Camera Magazine))

 

3 lý do giúp cho EOS R trở nên rất phù hợp để chụp ảnh thiên văn

1. Nếu bạn thích sử dụng khung ngắm: EVF cho phép bạn "nhìn" và lấy nét trong bóng tối
Đối với những ai thích cảm giác trực tiếp của việc chụp qua khung ngắm, EVF cung cấp một lựa chọn khả dĩ để chụp trong bóng tối. Nó hiển thị cùng thông tin như thông tin bạn nhìn thấy trong Live View, và bạn cũng có thể xem trước các thiết lập phơi sáng.

 

2. Khi sử dụng Live View: Chụp thoải mái hơn với màn hình LCD Có Thể Thay Đổi Góc
Thay vì liên tục phải ngước lên để quan sát màn hình LCD khi bạn nhắm máy ảnh lên trời, bạn có thể chỉ cần xoay màn hình đến góc thoải mái nhất, giúp giảm tác động đối với cổ của bạn. 

 

3. Tải trọng lên chân máy nhẹ hơn
Đối với chụp ảnh thiên văn, bạn muốn cài đặt chắc chắn nhất có thể. Thân máy nhỏ hơn, nhẹ hơn của EOS R giúp có được sự cân bằng tốt hơn ngay cả với một chân máy nhẹ hơn.

 

Cảnh 1: Sử dụng AF để chụp cảnh sao lấp lánh

EOS R/ RF35mm f/1.8 Macro IS STM/ FL: 35mm/ Manual exposure (f/1.8, 20 giây, EV±0)/ ISO 1600/ WB: 3900K
Thiết bị bổ sung: Kính lọc soft filter

Trong ảnh này, nó được chụp ở trời tối đen trên núi, những chòm sao mùa đông bao gồm Thiên Lang và Thất Tinh sáng lấp lánh. Lấy nét được thực hiện bằng AF, với tiêu điểm được cài đặt ở ngôi sao có độ sáng biểu kiến 1 ở chòm sao Thiên Lang. Tôi sử dụng một kính lọc soft filter để làm nhòe ánh sao, làm cho các ngôi sao có vẻ lớn hơn và sáng hơn. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong chụp ảnh thiên văn.


Với EOS R, sử dụng MF không còn là lựa chọn duy nhất của bạn

Cách thường gặp để chụp ảnh như ảnh bên trên sẽ là phóng to hình ảnh Live View/hình ảnh EVF đến mức tối đa, và sau đó lấy nét bằng MF. Tuy nhiên, có thể khó xác định peak focus bằng phương pháp này, và tôi chắc rằng nhiều người thấy khó điều chỉnh ống kính, nhất là với hành trình vòng chỉnh tiêu ngắn hơn trên các ống kính gần đây.

Khả năng lấy nét thiếu sáng của EOS R giúp cho bạn có thể sử dụng AF để lấy nét ở các ngôi sao. Nó chính xác hơn so với tìm tiêu điểm bằng mắt thường—yêu cầu tiên quyết duy nhất là một ống kính nhanh.

 

3 điểm chính để dễ lấy nét AF hơn ở các ngôi sao

1. Tìm một ngôi sao sáng để lấy nét

Nếu ngôi sao đó sáng, AF sẽ có thể lấy nét ở nó ngay cả ở khẩu độ tối đa f/2.8. Các ngôi sao có thể được phân loại theo độ sáng biểu kiến của chúng. Độ sáng biểu kiến càng thấp, ngôi sao càng sáng.

Lưu ý: AF sẽ khó lấy nét hơn ở các ngôi sao màu đỏ so với các ngôi sao khác có cùng độ sáng.

Độ sáng (độ sáng biểu kiến) của các ngôi sao quanh chòm sao Thiên Lang

Độ sáng biểu kiến của các ngôi sao khác nhau trong chòm sao Thiên Lang

 

Tôi sử dụng độ dài tiêu cự XXmm và khẩu độ tối đa của tôi là f/YY. AF của tôi hoạt động ở loại sao gì?

Bảng bên dưới cho biết các độ sáng biểu kiến của sao mà AF có thể lấy nét ở các độ dài tiêu cự khác nhau và khẩu độ tối đa, khi gắn kính lọc soft filter vào ống kính*.

Chú thích: 〇 = Có; × = Không; △ = Có thể

Độ dài tiêu cự Khẩu độ Hình ảnh EVF/Live View Độ sáng biểu kiến của sao
-1 0 1 2 3
16mm 2,8 Bình thường × × × × ×
Độ phóng đại 10x × × × ×
35mm 2,8 Bình thường × × × × ×
Độ phóng đại 10x × × × ×
24mm 1,4 Bình thường × × ×
Độ phóng đại 10x ×
35mm 1,8 Bình thường × ×
Độ phóng đại 10x × ×
50mm 1,2 Bình thường × ×
Độ phóng đại 10x

*Khả năng lấy nét AF phụ thuộc vào các yếu tố như loại kính lọc soft filter, vị trí gắn và điều kiện khí quyển.

 

2. Sử dụng ống kính khẩu lớn

Khẩu độ tối đa của một ống kính càng lớn, AF càng dễ lấy nét ở các ngôi sao tối hơn. Lý tưởng là, khẩu độ tối đa của ống kính nên là f/2.8 hoặc sáng hơn.

Nếu bạn không thể lấy nét ở bất kỳ ngôi sao nào nhưng nhìn thấy đèn đường ở xa (cách vài trăm mét), lấy nét ở những chiếc đèn đó cũng có thể là khá hiệu quả.

EOS R với EF16-35mm f/2.8L IS III USM

Đọc về những lợi ích của việc sử dụng một ống kính f/1.4 để chụp sao trong:
Chụp ảnh tiên văn: Chụp Trời Sao Rõ Nét với Ống Kính f/1.4

 

3. Để dễ lấy nét hơn, hãy phóng to hình ảnh xem trước trên EVF

Màn hình cảm ứng của EOS R cho phép bạn chỉ cần chạm vào một ngôi sao sáng để cài đặt khu vực AF xung quanh nó. Phóng to khu vực lấy nét này giúp lấy nét được chính xác hơn. Độ phóng đại hiển thị càng cao, càng dễ lấy nét, do đó hãy sử dụng độ phóng đại cao nhất (10x) khi có thể.

Khung AF chưa phóng đại

Hình ảnh bình thường

Khung AF với phóng đại 10x

Độ phóng đại 10x


Thủ thuật: Để phóng đại hình ảnh một cách nhanh chóng, hãy tùy chỉnh các nút của bạn
Tôi gán chức năng Magnify/Reduce cho nút AE Lock, nút này tình cờ là một trong những nút thường được sử dụng nhất trên EOS R. Điều này cho phép bạn bật và tắt độ phóng đại 10x chỉ bằng một cú nhấn nút.

 

Cảnh 2: Sử dụng các vệt sao để thể hiện dòng chảy của thời gian

Các vệt sao

EOS R/ EF16-35mm f/2.8L III USM / FL: 16mm/ Manual (f/2.8, 30 giây x 30 tấm, EV±0)/ ISO 2500/ WB: 3700K

Vệt sao là một kỹ thuật phổ biến khác để chụp ảnh trời sao. Trên EOS R, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách chụp liên tục bằng dây cáp nhả cửa trập, và sau đó kết hợp các ảnh có được.

Thủ thuật: Chụp lâu hơn để có ảnh đẹp hơn
Nếu thời gian chụp của bạn quá ngắn, các vệt sao sẽ ít rõ hơn. Trên một ống kính góc rộng, bạn nên chụp ít nhất 20 phút. Để có kết quả ấn tượng hơn, hãy chụp trong khoảng ít nhất 1 giờ.

Canon EOS R với Công Tắc Từ Xa RS-60E

Cáp nhả cửa trập có cơ chế khóa cửa trập, chẳng hạn như Công Tắc Từ Xa RS-60E, duy trì vị trí khóa của nút nhả cửa trập để chụp ảnh phơi sáng lâu liên tục.

 

Các vệt sao với EOS R

EOS R/ EF16-35mm f/2.8L III USM / FL: 16mm/ Manual (f/2.8, 30 giây x 53 tấm, EV±0)/ ISO 2500/ WB: 3900K

 

2 bước để tạo ra các vệt sao tuyệt đẹp

1. Đảm bảo thiết lập máy ảnh của bạn cho phép chụp các vệt sao gián đoạn

- Cài đặt chế độ truyền động thành "H" (chụp liên tục tốc độ cao).
- Cài đặt Long Exposure Noise Reduction thành “Off”, vì quy trình xử lý khử nhiễu có thể gây ra hiện tượng trễ giữa các lần phơi sáng.

Trình đơn Quick Control chế độ truyền động

Cài đặt chế độ truyền động thành “H”

Trình đơn thiết lập Long Exposure Noise Reduction

Cài đặt long exposure noise reduction thành “Off”

 

2. Tạo ra các vệt sao bằng cách kết hợp hình ảnh bằng một chương trình phần mềm

Có thể tạo ra các vệt sao bằng cách chỉ kết hợp các khu vực sáng của một hình ảnh. Việc này có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng các chương trình phần mềm đặc biệt chẳng hạn như StarStaX (Phiên bản tiếng Anh) (một phần mềm miễn phí tương thích với cả Windows và Mac).

Hình chụp màn hình từ StarStaX

 

Sau đây là một việc khác bạn có thể thử để tạo ra các vệt sao với một sự khác biệt:
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Sử Dụng Kỹ Thuật Zoom Burst Để Biến Những Ngôi Sao Trên Trời Thành Mưa Sao Băng

Để biết thêm các thủ thuật chụp ảnh thiên văn, hãy tham khảo:
Nhiếp ảnh thiên văn – Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
Nhiếp ảnh thiên văn: Những điều nên tránh khi chụp ảnh những ngôi sao

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Shigemi Numazawa

Sinh năm 1958 ở Niigata, Numazawa chủ yếu chuyên chụp ảnh thiên văn và ảnh minh họa thiên văn. Ông đã tham gia vô số dự án chương trình TV liên quan đến khoa học của đài NHK. Ông cũng được chỉ định làm nhiếp ảnh gia cho sự kiện National Geographic Tour và nhận giải Good Life Award do Bộ Trưởng Môi Trường (Nhật Bản) trao.

http://www.jplnet.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi