7 Điều Cần Cân Nhắc Khi Chọn Máy Ảnh Canon Đầu Tiên Của Bạn
Bạn đã quyết định thực hiện một bước rất lớn trong hành trình nhiếp ảnh của mình—mua chiếc máy ảnh dành riêng đầu tiên. Với rất nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn có những đặc điểm riêng, bạn có thể chọn một lựa chọn phù hợp nhất với bạn bằng cách nào? Ở đây, chúng tôi chia sẻ 7 điều cần cân nhắc (ngoài ngân sách) sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.
1. Tôi có muốn có khả năng sử dụng các ống kính khác nhau không?
1. Tôi có muốn có khả năng sử dụng các ống kính khác nhau không?
Máy ảnh compact hay máy ảnh có ống kính hoán đổi được?
Máy ảnh mirrorless và máy ảnh DSLR là các máy ảnh có ống kính hoán đổi được, và chúng là máy ảnh bạn sẽ muốn mua nếu một trong các lý do chính của bạn để mua một chiếc máy ảnh dành riêng là khả năng nghịch với các ống kính khác nhau. (Tìm hiểu về những việc khác nhau mà các ống kính khác nhau có thể thực hiện trong Ống Kính 101).
Chụp bằng RF100mm f/2.8L IS USM
Một chiếc ống kính macro như RF100mm f/2.8L IS USM cho phép bạn chụp cận cảnh những đối tượng nhỏ, nhạy cảm như bươm bướm từ một khoảng cách thoải mái.
Ống kính theo bộ đi kèm với máy ảnh DSLR/mirrorless của bạn thường là một chiếc ống kính zoom tiêu chuẩn hoặc siêu zoom dành cho hầu hết các đối tượng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thích ít phải bảo dưỡng hơn hoặc đơn giản là thích ý tưởng thực hiện mọi thứ bằng chỉ một thiết bị, hãy cân nhắc mua một chiếc máy ảnh compact. Những máy ảnh trong dòng PowerShot series của Canon ít nhất có cảm biến loại 1 inch, lớn hơn so với cảm biến bạn sẽ tìm thấy trên hầu hết các camera của điện thoại thông minh. Chúng cũng có các tính năng bạn sẽ tìm thấy trên máy ảnh mirrorless và DSLR như:
- Tự động lấy nét và theo dõi nhanh
- Tốc độ chụp liên tục cao
- Các chế độ phơi sáng tự động và bán tự động
- Hiệu năng ISO cao
- Khả năng kết nối Wi-Fi và Bluetooth
Máy ảnh compact đầu bảng của Canon, PowerShot G1 X Mark III, có cảm biến hình ảnh cỡ APS-C với 24 megapixel—giống như cảm biến được tìm thấy trên nhiều máy ảnh DSLR và mirrorless. Nó cũng có khung ngắm điện tử (EVF), đèn flash tích hợp, và hốc gắn đèn có thể gắn đèn Speedlite nếu bạn muốn sử dụng đèn flash ngoài.
Máy ảnh PowerShot SX70 HS, một chiếc máy ảnh compact siêu zoom, cung cấp dải độ dài tiêu cự 21-1365mm (tương đương 35mm full-frame)—nhiều hơn nhiều so với mức có thể có với một ống kính trên máy ảnh mirrorless hoặc DSLR. Nó có khung ngắm EVF, đèn flash tích hợp, và một hệ số hình dạng giống với một chiếc DSLR mini.
Nắm thông tin này: có những sự đánh đổi
Nếu những điểm sau đây là quan trọng đối với bạn, có thể bạn nên chọn một chiếc máy ảnh mirrorless hoặc DSLR:
Chất lượng hình ảnh
Ống kính zoom của máy ảnh compact cần phải nhỏ, điều này làm hạn chế thiết kế ống kính. Các ống kính hoán đổi tốt có chất liệu bằng thủy tinh đặc biệt và các đặc điểm thiết kế khác được điều chỉnh để cung cấp chất lượng hình ảnh cao nhất.
Độ sâu trường ảnh nông và bokeh
Sự kết hợp của những giới hạn về thiết kế ống kính và cảm biến hình ảnh nhỏ hơn có nghĩa là ở cùng thiết lập và điều kiện chụp, hiệu ứng bokeh được tạo ra bởi một chiếc máy ảnh compact sẽ có khả năng không mờ mịn bằng.
Máy ảnh EOS M series + EF-M32mm f/1.4 STM
Hiệu ứng bokeh tiền cảnh và hậu cảnh độc đáo có được ở f/1.4 dùng một chiếc máy ảnh mirrorless với ống kính một tiêu cự khẩu độ lớn.
Có chỗ để phát triển
Việc học cách sử dụng các loại ống kính khác nhau không chỉ mở rộng các khả năng biểu đạt, mà nó còn làm phong phú kỹ năng chụp ảnh. Bây giờ bạn có thể không thấy những phẩm chất của chúng, nhưng nếu bạn đổi ý thì sao? Với một chiếc máy ảnh DSLR hoặc mirrorless, bạn sẽ luôn có lựa chọn sử dụng ống kính theo bộ vào lúc này và mua một chiếc ống kính mới hơn, tốt hơn khi bạn sẵn sàng. Nhưng với máy ảnh compact, bạn sẽ phải bằng lòng với những gì mình có.
Nếu bạn khá chắc chắn mình muốn có một chiếc máy ảnh compact, hãy bỏ qua đến điểm 4.
Tìm hiểu thêm về máy ảnh compact PowerShot trong:
5 Lý Do Để Mua Một Chiếc Máy Ảnh Compact
6 Việc Bạn Không Biết Bạn Có Thể Làm với Một Chiếc Máy Ảnh Canon PowerShot
2. Tôi muốn một chiếc máy ảnh APS-C hay máy ảnh full-frame?
2. Tôi muốn một chiếc máy ảnh APS-C hay máy ảnh full-frame?
Ngân sách, kích thước, và khả năng linh hoạt khi chụp
Nếu bạn đã quyết định mua một chiếc máy ảnh có ống kính hoán đổi được, quyết định tiếp theo của bạn có khả năng sẽ là nên mua cảm biến hình ảnh APS-C hay full-frame.
Việc tìm hiểu chủ đề này cần cả một bài viết—bạn có thể đọc thêm trong Máy Ảnh Full-Frame so với APS-C: Tôi Nên Chọn Máy Nào?. Nói chung, kích thước cảm biến hình ảnh ảnh hưởng đến kích thước của máy ảnh và chi phí sản xuất nó, do đó nếu bạn cần một chiếc máy ảnh nhỏ hơn hoặc có ngân sách hạn hẹp, bạn sẽ tìm thấy nhiều lựa chọn hơn trong các mẫu máy ảnh APS-C. Nhưng nếu bạn muốn đầu tư vào một chiếc máy ảnh mang lại nhiều khả năng nhất về lâu dài, hãy cân nhắc mua một chiếc máy ảnh full-frame.
3. Tôi nên chọn ngàm ống kính nào?
3. Tôi nên chọn ngàm ống kính nào?
Là quan trọng nếu bạn có ý định cuối cùng nâng cấp thiết bị của bạn
Liên quan chặt chẽ đến lựa chọn máy ảnh APS-C hoặc full-frame là lựa chọn series máy ảnh/ngàm ống kính. Canon hiện có 4 hệ ngàm ống kính khác nhau:
- Ngàm RF cho hệ thống máy ảnh mirrorless EOS R
- Ngàm EF cho máy ảnh DSLR full-frame
- Ngàm EF-S cho máy ảnh DSLR APS-C
- Ngàm EF-M cho hệ thống máy ảnh mirrorless APS-C EOS M
Có hai loại ống kính ngàm RF:
- Ống kính RF được thiết kế cho máy ảnh EOS R full-frame
- Ống kính RF-S được thiết kế cho máy ảnh EOS R APS-C
Cả hai loại đều có thể được gắn trực tiếp vào bất kỳ máy ảnh EOS R nào, nhưng kết quả có thể khác nhau tùy vào cảm biến hình ảnh.
Bảng bên dưới cho thấy khả năng tương thích chéo giữa các loại ống kính và thân máy ảnh khác nhau:
1 Cần ngàm chuyển
2 Thị trường sẽ hẹp hơn so với trên máy ảnh full-frame
3 Chỉ có một phần của cảm biến hình ảnh sẽ được sử dụng để ghi ảnh
Ngàm ống kính ảnh hưởng đến lựa chọn ống kính dành cho bạn, và nó có những hệ quả nhất là khi bạn có kế hoạch nâng cấp thiết bị hoặc mở rộng dàn thiết bị trong tương lai. Ví dụ, dòng ống kính ngàm EF đã phát triển đầy đủ với lượng ống kính hiện hữu rất đa dạng, nhưng Canon hiện nay tập trung vào ngàm RF mới, điều này mở ra nhiều khả năng.
4. Việc có khung ngắm có quan trọng không? Nếu có, loại nào?
4. Việc có khung ngắm có quan trọng không? Nếu có, loại nào?
Nó là vấn đề sở thích và phong cách chụp, nhưng có nó rất có ích!
Khi bạn tìm hiểu các lựa chọn của mình, bạn có thể tự hỏi liệu bạn có hối tiếc khi chọn một chiếc máy ảnh mirrorless hoặc máy ảnh compact không có khung ngắm hay không. Nó phụ thuộc vào sở thích cá nhân, nhưng sau đây là những lợi ích.
Một số máy ảnh mirrorless cũng như nhiều máy ảnh compact như PowerShot SX740 HS không có kính ngắm tích hợp.
Khi nào việc có khung ngắm là có ích
- Đối với chụp ảnh ngoài trời với ánh sáng ban ngày mạnh, khi khó quan sát màn hình LCD sau
- Để tập trung tốt hơn vào đối tượng
- Để cầm máy ảnh với tư thế ổn định hơn
- Khi chụp ở điều kiện thiếu sáng, sao cho ánh sáng từ màn hình LCD không làm những người khác gần đó mất tập trung
Khung ngắm EVF khác biệt thế nào so với khung ngắm DSLR?
Khung ngắm quang (OVF) trên máy ảnh DSLR hiển thị hình ảnh trực tiếp từ ống kính được phản chiếu trong gương. Trong khi đó, hình ảnh hiển thị trên khung ngắm EVF đã đi qua bộ xử lý hình ảnh như hình ảnh Live View trên màn hình LCD. Điều này giúp cho có thể hiển thị được nhiều thông tin hơn và xem trước hiệu ứng của các thiết lập phơi sáng, cân bằng trắng, hoặc màu sắc.
Khó quan sát màn hình LCD sau do lóa nắng? Khung ngắm sẽ giúp ích! Thông tin phủ chồng trên khung ngắm EVF về cơ bản là giống như trên màn hình LCD sau, giúp dễ quan sát hiệu ứng của các thiết lập khác nhau. Nếu bạn bật tính năng Touch & Drag AF trên máy ảnh mirrorless, bạn cũng sẽ có thể điều chỉnh điểm AF theo cách trực quan mà không cần phải rời mắt khỏi khung ngắm bằng cách chạm hoặc kéo ngón tay ngang màn hình cảm ứng LCD.
Những lợi ích của khung ngắm EVF
- Có thể xem trước các thiết lập phơi sáng và màu sắc
- Hiển thị thông tin
- Tăng sáng khung ngắm có thể giúp bạn quan sát tốt hơn trong bóng tối
- Các chức năng như phóng to ảnh để kiểm tra tiêu điểm
- Không cần gương; giúp thiết kế máy ảnh với kích thước nhỏ
Những lợi ích của khung ngắm OVF
- Hình ảnh trực tiếp, không có độ trễ về cảnh
- Hình ảnh rõ nhất
- Tiêu thụ ít pin hơn EVF
Xem thêm:
Một Ống Kính Nhanh Thực Sự Có Thể Giúp Dễ Nhìn Qua Khung Ngắm Hơn Không?
5. Nó không có các giao diện và chức năng điều khiển tôi cần?
5. Nó không có các giao diện và chức năng điều khiển tôi cần?
Kiểm tra xem có những thứ như đèn flash tích hợp, hốc gắn đèn, v.v. hay không.
Các máy ảnh khác nhau được thiết kế dành cho những người dùng khác nhau, do đó không phải máy ảnh nào cũng có những tính năng bạn cần. Sau đây là một số ví dụ về một số tính năng đó:
Hốc gắn đèn
Một chiếc máy ảnh có hốc gắn đèn cho phép bạn gắn các phụ kiện bên ngoài nhất định như đèn Speedlite, học cách sử dụng nó là rất có ích nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng chụp ảnh chân dung hoặc phát triển nghề nhiếp ảnh. Tuy nhiên, một số máy ảnh cấp thấp có thể không có tính năng này.
Đèn flash tích hợp
Đèn flash tích hợp rất tiện lợi đối với những tình huống trong đó bạn cần thêm ánh sáng. Tuy nhiên, các máy ảnh cao cấp hơn thường không có đèn này vì các nhiếp ảnh gia nâng cao thường thích sử dụng đèn Speedlite hơn. Việc có đèn flash tích hợp cũng làm cho khó có được mức đệm bít chống bụi và chống nước bắn cần thiết cho sử dụng chuyên nghiệp.
Tính đơn giản hay kiểm soát trực tiếp nhiều hơn?
Tất cả các mẫu máy ảnh gần đây đều có màn hình cảm ứng, giúp cho việc điều hướng trong các trình đơn và điều chỉnh các thiết lập như tự động lấy nét trở nên tiện lợi hơn trước đây. Nhưng bạn cũng có thể muốn có sự tiện lợi và cảm giác xúc giác của việc có nhiều bánh xe và nút điều chỉnh hơn để có thể trực tiếp thay đổi các thiết lập.
EOS M200 được thiết kế đảm bảo tính đơn giản, rất phù hợp với những người dùng nào không thích có quán nhiều bánh xe và nút. Tuy nhiên, việc có được khả năng điều chỉnh chi tiết hơn đối với một số thiết lập sẽ đòi hỏi phải điều hướng nhiều hơn qua các trình đơn.
Việc có nhiều bánh xe và nút trên các máy ảnh cao cấp hơn như EOS 90D được minh họa ở đây thoạt nhìn có thể có vẻ làm bạn hoảng, nhưng khi bạn đã quen với chúng, chúng có thể giúp bạn phản ứng nhanh hơn với các cảnh động.
Một số tính năng khác cần để ý
Ưu tiên của chúng phụ thuộc vào thói quen, sở thích, và mục đích mua máy ảnh của bạn.
- Các chức năng video nâng cao
- Livestream
- Creative filter
- Manual focus peaking/Focus Guide
- Màn hình LCD có thể thay đổi góc
6. Tôi có kế hoạch chụp gì?
Những đặc điểm nhất định được thiết kế để đáp ứng các tình huống nhất định
Các tính năng quan trọng đối với chụp ảnh hành động sẽ khác với các tính năng dành cho chụp ảnh phong cảnh. Sau đây là một số thể loại nhiếp ảnh thường gặp và các tính năng sẽ quan trọng nhất.
Động vật hoang dã, hành động, và các đối tượng khó dự đoán
Chụp bởi @neo_ng_ig bằng EOS R5 + EF300mm f/2.8L IS II USM
Nếu bạn mua máy ảnh để chụp các đối tượng khó dự đoán như chim đang bay, vật nuôi, hoặc thể thao, sẽ có ích khi có một chiếc máy ảnh phản ứng và lấy nét nhanh và chính xác. Các khả năng tự động lấy nét (AF) tốt là rất có ích khi bạn sử dụng các ống kính tele dài vì những ống kính này vốn dĩ có độ sâu trường ảnh nông hơn, có thể làm cho việc lấy nét trở nên khó khăn. Tốc độ chụp liên tục nhanh là một điểm cộng.
Bạn có biết: Nói chung máy ảnh mirrorless có phạm vi bao phủ AF tốt hơn so với máy ảnh DSLR
DSLR
*Ảnh chỉ để minh họa
Ảnh bên trên cho thấy có 45 điểm AF, thường là của một chiếc DSLR tầm trung. Các máy ảnh DSLR cấp thấp có số điểm thấp hơn trong khi các máy DSLR cao cấp hơn có nhiều hơn.
Máy ảnh mirrorless
*Ảnh chỉ để minh họa
Ảnh bên trên cho thấy khu vực AF bao phủ khoảng 88% x 100% khu vực hình ảnh với 143 vùng khung AF (“điểm”), thường có ở các máy ảnh mirrorless cấp thấp và tầm trung. Các máy ảnh cao cấp như EOS R5 và EOS R6 có 1053 vùng trở lên.
Trên các máy ảnh DSLR, trong khi chụp qua khung ngắm, AF được thực hiện bởi một cảm biến AF riêng. Trong khi đó, trên một chiếc máy ảnh mirrorless của Canon, AF được thực hiện bằng các điểm ảnh trên cảm biến hình ảnh ở hệ thống Dual Pixel CMOS AF. Trường hợp thứ 2 đạt được phạm vi bao phủ AF dày hơn, rộng hơn, góp phần đảm bảo AF nhanh hơn, chính xác hơn.
Xem thêm:
Lập Bố Cục Trên Máy Ảnh Mirrorless Có Dễ Hơn Hay Không?
Sự Khác Nhau Giữa Cảm Biến Đường Thẳng và Cảm Biến Kiểu Chữ Thập Là Gì?
Những đặc điểm khác cần cân nhắc:
- Animal Detection AF: Phát hiện và theo dõi mắt, đầu, và thân chó, mèo và chim
- Tốc độ chụp liên tục cao: Số khung hình (số tấm chụp liên tục) mà máy ảnh có thể chụp được mỗi giây càng cao, khả năng bạn có được khoảnh khắc hoàn hảo càng cao. Đảm bảo rằng tính năng theo dõi đối tượng trong khi chụp liên tục được hỗ trợ.
- Các chức năng điều khiển trực tiếp và các chức năng có thể tùy biến: Giúp bạn thay đổi thiết lập một cách nhanh chóng.
EOS R10 + RF-S18-150mm f/3.5-6.3 IS STM ở 70mm (tương đương 112mm), f/6.3, 1/2000 giây, ISO 400
Các máy ảnh gần đây của Canon như EOS R7 và EOS R10 có khả năng phát hiện và theo dõi đối tượng dựa trên học sâu nâng cao cho phép lấy nét nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, ngay cả ở các đối tượng di chuyển nhanh theo những hướng không thể đoán trước.
Chụp ảnh ở điều kiện thiếu sáng/vào ban đêm
EOS RP + RF35mm f/1.8 Macro IS STM @ f/5.6, 1/60, ISO 40000
Nếu bạn có kế hoạch chụp nhiều ở điều kiện thiếu sáng, bạn sẽ muốn có một chiếc máy ảnh cho phép có khả năng linh hoạt cao hơn thậm chí là vào ban đêm. Tìm:
- Hiệu năng chụp ở độ nhạy sáng ISO cao: Bạn có thể cài đặt độ nhạy sáng ISO cao ở mức nào trước khi ảnh xuất hiện hạt do nhiễu?
- Giới hạn AF thiếu sáng thấp hơn: Để dễ lấy nét hơn ngay cả ở điều kiện tối hơn
- Ổn Định Hình Ảnh Trong Thân Máy (IS Trong Thân Máy): Để ổn định hình ảnh tốt hơn khi chụp cầm tay.
Nói chung, một chiếc máy ảnh full-frame có số điểm ảnh ít hơn cho phép có ảnh rõ hơn ở độ nhạy sáng ISO cao vì từng điểm ảnh và do đó, khu vực thu ánh sáng, sẽ lớn hơn. Nhưng những công nghệ khác như cấu trúc cảm biến hình ảnh và thuật toán khử nhiễu cũng có thể có ích.
Nắm thông tin này: Mức "không chấp nhận được" cũng phụ thuộc vào sở thích
Ví dụ, một nhiếp ảnh gia chụp hành động nhanh có thể ưu tiên nắm bắt khoảnh khắc, và do đó có ngưỡng cao hơn cho hiện tượng hạt so với một nhiếp ảnh gia chụp chân dung cần là da của đối tượng trông thật đẹp. Nếu điều đó thực sự quan trọng với bạn, hãy tìm ảnh mẫu từ mẫu máy ảnh đó, được chụp ở độ nhạy sáng ISO cao.
Để biết ví dụ về việc những tiến bộ công nghệ có thể cải thiện hiệu năng độ nhạy sáng ISO cao như thế nào, hãy xem:
[Đánh Giá Thực Tế] EOS R6 trong Chụp Ảnh Dance Concert
Phong cảnh
Chụp bởi @edwinmartinez (Twitter: @EdwinMartinezPh) bằng EOS R + RF15-35mm f/2.8L IS USM
Hiệu năng độ nhạy sáng ISO cao và hiệu năng AF nhanh không quan trọng nhiều như thế đối với chụp ảnh phong cảnh. Thay vào đó, các nhiếp ảnh gia phong cảnh thường tìm:
- Dãy tương phản rộng hơn: Để ghi lại dải tông màu rộng hơn trong các cảnh có sự tương phản cao chẳng hạn như bình minh và hoàng hôn.
- Số megapixel cao hơn: Giúp ghi lại nhiều chi tiết hơn, và nếu bạn muốn in khổ lớn.
- Đệm bít chống thời tiết hiệu quả hơn: Nếu bạn thường xuyên chụp ảnh ngoài trời, một chiếc máy ảnh được thiết kế chống bụi và chống giọt nước nhỏ xâm nhập máy ảnh có thể chống chịu thời tiết tốt hơn. Lưu ý rằng những chiếc máy ảnh như thế thường là các máy ảnh cao cấp hơn.
Những đặc điểm khác cần cân nhắc:
- IS Trong Thân Máy và màn hình LCD Có Thể Thay Đổi Góc: Giúp ích khi chụp cầm tay từ các góc độc đáo.
- Focus bracketing: Dễ thực hiện focus stacking hơn để có được ảnh với các cảnh sâu đúng nét từ trước ra sau. Một số máy ảnh như EOS R7 và EOS R10 có tính năng Depth Compsiting trong máy ảnh, chế độ này tự động xếp chồng các hình ảnh được chụp với focus bracketing để bạn có thể xem kết quả ngay tại chỗ.
- Hỗ trợ ghi ở định dạng HDR PQ HEIF: Để có dãy tương phản lớn hơn ngay cả khi không xử lý hậu kỳ.
Xem thêm:
Bắt Đầu Chụp Ảnh Phong Cảnh: 5 Điều Cần Biết
Tại Sao EOS R5 Lại Là Chiếc Máy Ảnh Lý Tưởng Của Tôi để Chụp Ảnh Phong Cảnh
Chụp ảnh chân dung
EOS R5 + RF50mm f/1.8 STM
Việc có đôi mắt đúng nét đóng vai trò rất quan trọng trong chụp ảnh chân dung. Các máy ảnh gần đây hơn có tính năng Eye Detection AF, giúp phát hiện mắt đối tượng chân dung và đảm bảo rằng nó đúng nét. Để đảm bảo có được ảnh tốt nhất ngay cả đối với các đối tượng di chuyển nhiều, chẳng hạn như trẻ em, đảm bảo rằng máy ảnh hỗ trợ Eye Detection AF ngay cả ở chế độ Servo AF (một số máy ảnh cũ hơn có thể không hỗ trợ). Tốc độ chụp liên tục nhanh cũng sẽ có ích.
Thủ thuật: Màn hình LCD có thể thay đổi góc + Eye Detection AF = sự kết hợp chụp ảnh chân dung mạnh mẽ
Có thể khó xây dựng một mối gắn kết với đối tượng chân dung của bạn hơn nếu máy ảnh che mất khuôn mặt của bạn. Một màn hình LCD nghiêng/ có thể thay đổi góc, Eye Detection AF và khả năng theo dõi đối tượng hoàn hảo giúp cho bạn dễ có được ảnh đúng nét hơn ngay cả khi bạn tương tác với đối tượng của mình!
Các thể loại khác:
- Chụp ảnh macro thường đòi hỏi phải lấy nét có độ chính xác cao, do đó có khả năng bạn sẽ muốn tinh chỉnh theo cách thủ công. Hãy tìm những tính năng hỗ trợ lấy nét thủ công, như MF peaking và Focus Guide.
- Đối với chụp ảnh đường phố, bên cạnh tốc độ và khả năng đáp ứng để ghi lại những khoảnh khắc, sẽ có ích khi có một thiết bị không lộ liễu. Hãy tìm một chiếc máy ảnh nhỏ với chế độ màn trập điện tử cho phép bạn chụp không ồn trong khi kiểm soát các thiết lập phơi sáng. Một màn hình LCD phía sau nghiêng lên giúp dễ kiểm tra ảnh hơn ngay cả khi chụp từ hông (Phiên bản tiếng Anh).
Một nhiếp ảnh gia đời thường rất quan tâm đến máy ảnh cô chọn, chia sẻ lý do tại sao EOS RP lại rất phù hợp với cô trong:
Tại Sao Tôi Lại Hài Lòng Vì Đã Mua Máy Ảnh EOS RP
7. Kích thước và công thái học có phù hợp với tôi không?
7. Kích thước và công thái học có phù hợp với tôi không?
Việc bạn thích máy ảnh có cảm giác thế nào khi cầm trong tay là phụ thuộc vào bạn
Ngoài việc cân nhắc kích thước và trọng lượng của máy ảnh, bạn cũng muốn cảm giác tốt khi cầm nắm và vận hành máy ảnh, nhất là khi bạn sẽ chụp cầm tay trong thời gian dài.
EOS 90D và EOS M6 Mark II trong hình bên trên có các đặc điểm quan trọng tương tự và không khác biệt quá nhiều về giá cả, nhưng chúng sẽ có cảm giác rất khác biệt đối với một người có bàn tay to hơn so với người có bàn tay nhỏ hơn. Một số nhiếp ảnh gia cũng thích có một chiếc máy ảnh có cảm giác thực chất hơn vì nó tăng thêm trải nghiệm chụp với một chiếc máy ảnh. Sở thích cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng, do đó bạn nên đến cửa hàng và cảm nhận máy ảnh trước khi quyết định.
Có báng cầm tốt
Luôn chú ý đến báng cầm—phần nhô ra ở bên phải của máy ảnh nơi bạn để ngón tay. Nếu bạn có bàn tay lớn hơn, bạn có thể thấy rằng báng cầm sâu hơn cho phép cầm máy ảnh chắc hơn, Trong hình bên trên là báng cầm trên (từ trái sang phải) PowerShot G5 X Mark II, EOS M50 Mark II, EOS RP.
---
Như bạn có thể thấy, máy ảnh có hệ số hình dạng đa dạng với các tính năng khác nhau. Không có một "chiếc máy ảnh tốt nhất" đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Chúng tôi mong rằng nội dung bên trên sẽ giúp bạn thu hẹp các tính năng quan trọng nhất đối với nhu cầu và phong cách chụp của bạn, và giúp bạn dễ tìm được một sản phẩm phù hợp nhất với bạn hơn. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp trong hành trình nhiếp ảnh!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!