Những CHTG về Máy Ảnh #12: Sự Khác Nhau Giữa Cảm Biến Đường Thẳng và Cảm Biến Kiểu Chữ Thập Là Gì?
Tìm hiểu thêm về ý nghĩa của thuật ngữ "cảm biến đường thẳng" và "cảm biến kiểu chữ thập" khi tôi phân tích và giải thích điểm khác nhau của chúng. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Cảm biến AF được tạo thành bởi các cảm biến đường thẳng—các điểm cảm biến đơn lẻ (CMOS hoặc khác) được bố trí trên một đường thẳng—chúng tính toán khoảng cách của đối tượng so với máy ảnh dựa trên thông tin có được. Ở đây, thuật ngữ được gọi "phát hiện pha" được sử dụng, đó là cơ chế cơ bản giống như của AF phát hiện lệch pha. Các cảm biến đường ngang sẽ phát hiện hướng dọc, trong khi các cảm biến đường dọc sẽ phát hiện hướng nằm ngang.
Cảm biến kiểu chữ thập là cảm biến AF có các cảm biến đường thẳng giao nhau. Điều này cho phép có độ chính xác đo lớn hơn vì cảm biến đường thẳng phát hiện theo một hướng được chồng lên cùng một điểm với cảm biến đường thẳng phát hiện theo hướng "ngược lại". Nói cách khác, cảm biến kiểu chữ thập có thể phát hiện cả hướng nằm ngang và hướng dọc. Điều này không chỉ giảm lỗi phát hiện, mà còn phòng tránh các vấn đề như mất nét trung tâm (tiêu điểm vô tình nằm ở hậu cảnh) cũng như lỗi AF ngay cả khi đối tượng thiếu tính ba chiều, chẳng hạn như trong trường hợp một đường thẳng nằm ngang hoặc một lùm cây duy nhất.
Cảm biến đường thẳng
Cảm biến kiểu chữ thập
A: Cảm biến đường dọc—Phát hiện các đường thẳng ở đối tượng theo hướng nằm ngang
B: Cảm biến đường ngang—Phát hiện các đường thẳng ở đối tượng theo hướng dọc
Cảm biến đường thẳng được sử dụng để phát hiện các đường thẳng ở hướng nằm ngang hoặc dọc đối với vị trí AF đó. Ngược lại, cảm biến kiểu chữ thập có thể phát hiện ở đường ngang và đường dọc cho cùng vị trí AF, đạt được khả năng AF chính xác hơn.
Về nguyên tắc, có thể nói rằng số cảm biến kiểu chữ thập được sử dụng càng nhiều, hiệu năng phát hiện AF càng cao, có độ chính xác lấy nét ổn định ở từng điểm AF. Ngoài ra, vì kích cỡ của thân máy có liên quan chặt chẽ với sự bố trí các cảm biến AF, nói chung việc trang bị các cảm biến AF lớn cho các máy ảnh lớn là dễ hơn. Do đó, máy ảnh lớn có xu hướng có số cảm biến kiểu thữ thập lớn hơn.
Minh họa mô thức AF đối với máy ảnh EOS 7D Mark II
A: AF ngang dọc: f/5.6 (dọc) + f/5.6 (ngang)
B: Lấy nét kiểu chữ thập kép: f/2.8 (chéo phải) + f/2.8 (chéo trái) + f/5.6 (dọc) + f/5.6 (ngang)
Ví dụ, mẫu máy ảnh APS-C đầu bảng của Canon, EOS 7D Mark II, sử dụng các cảm biến kiểu chữ thập cho tất cả 65 điểm AF của nó. Đạt được độ chính xác AF cực kỳ cao vì các cảm biến này phát hiện các đường thẳng ở cả hướng ngang và dọc.
EOS 70D/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm (tương đương 320mm)/ Aperture-Priority AE (f/4, 1/320 giây, EV-0,3)/ ISO 100/WB: Auto
Các cảm biến kiểu chữ thập giúp dễ lấy nét ở động vật không ngừng di chuyển. Ở đây tôi có thể lấy nét ở mắt của đối tượng, như tôi muốn. 19 điểm AF trên EOS 70D đều được tạo thành bởi các cảm biến kiểu chữ thập.
EOS 70D/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm (tương đương 320mm)/ Aperture-Priority AE (f/4, 1/1.600 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Auto
Khó lấy nét sai nếu máy ảnh của bạn sử dụng cảm biến kiểu chữ thập, vì chúng phát hiện các đường thẳng ở cả hai hướng ngay cả đối với các đối tượng có xu hướng hòa vào hậu cảnh. Cảm biến kiểu chữ thập đặc biệt hiệu quả đối với các đối tượng có hình dạng mỏng manh như những cái trụ trong ảnh bên trên.
Ryosuke Takahashi
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation