Những CHTG về Máy Ảnh #11: Tôi nên sử dụng thiết lập WB nào, Auto hay Daylight?
Bạn có từng tự hỏi bạn nên cài đặt cân bằng trắng (WB) như thế nào khi chụp hay không? Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích cách sử dụng cân bằng trắng bằng cách so sánh ảnh chụp với WB cài đặt thành Auto và Daylight. (Người chụp & trình bày: Kazuo Nakahara)
Cài đặt WB theo tông màu bạn muốn thay vì theo thời tiết
Nếu bạn muốn có được hoàn thiện ảnh tái tạo trung thực tông màu bạn thấy, bạn cần phải cài đặt cân bằng trắng (WB) cho khớp với màu của ánh sáng xung quanh. Ánh nắng thay đổi màu sắc theo thời gian. Khi mặt trời mọc, nó có màu ngả xanh, nhưng xuất hiện ấm lên vào sáng sớm và buổi tối. Ngoài ra, khi chụp trong bóng râm, không có ánh nắng trực tiếp, ánh sáng xanh phân tán trên trời xanh sẽ chiếu lên đối tượng, làm cho đối tượng có màu lạnh hơn.
Vì những lý do này, khi chụp ở chế độ Daylight, màu sắc có thể không xuất hiện theo cách bạn muốn khi chụp vào buổi sáng hoặc tối hoặc trong bóng râm, mặc dù hoàn thiện màu có vẻ gần giống như được thấy dưới ánh nắng vào ban ngày. Do đó, khi chụp ảnh với WB cài đặt sẵn, hãy lưu ý cách ánh sáng chiếu lên đối tượng thay vì điều kiện thời tiết.
Đồng thời, chế độ Auto White Balance (AWB) là chính xác và ổn định hơn so với chế độ Daylight, thường tái tạo màu sắc trung thực hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần chụp ảnh với tông màu trung thực. Ví dụ như, khi chụp trong bóng râm vào một ngày trời trong, mặc dù AWB có thể tạo ra kết quả tốt bằng cách khử tông màu xanh của đối tượng, nếu một cảnh đêm được chụp ở chế độ Auto, tông màu đỏ có thể bị ức chế, dẫn đến ấn tượng yếu hơn.
Để có được tông màu đạt yêu cầu, bạn nên sử dụng chức năng bù WB đồng thời khi chụp, hoặc trước tiên chụp ảnh ở định dạng RAW. Bạn có thể muốn thể hiện những tình cảm mình cảm nhận với cảnh chụp bằng các tông màu khác nhau bằng cách thanh đổi WB trong quá trình xử lý hậu kỳ ảnh RAW sau khi chụp.
CẢNH 1: Daylight
Khi chụp ngoài trời vào một ngày trời trong, độ màu của ánh nắng là khoảng 5.500K, gần giống với chế độ Daylight (khoảng 5.200K). Do đó, nếu bạn cài đặt chế độ WB thành Daylight, tông màu sẽ xuất hiện gần với những gì bạn thấy. Ngay cả khi bạn cài đặt thành Auto, tông màu sẽ xuất hiện gần giống đối với cả chế độ Auto và Daylight vì máy ảnh sẽ xác định cảnh chính xác.
[Dữ Liệu Chung] EOS 5D Mark III / FL: 45mm/ Aperture Priority AE (f/1.8, 1/8,000 giây, EV-1,0)/ ISO 200
Auto
Daylight
CẢNH 2: Bóng râm
Vì không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong bóng râm và ánh sáng (tự nhiên) chiếu xuống từ bầu trời xanh, đối tượng được chiếu bằng ánh sáng xanh. Nếu WB được đặt thành Daylight ở trạng thái này, ảnh cũng sẽ trở nên có màu xanh. Ở chế độ Auto, máy ảnh khử hiệu quả tông màu xanh cho bạn, như được thấy trong ví dụ bên dưới.
[Dữ Liệu Chung] EOS 5D Mark III/ FL: 45mm/ Aperture Priority AE (f/1.8, 1/1,000 giây, EV+0,7)/ ISO 200
Auto
Daylight
CẢNH 3: Chạng vạng
Vì ánh sáng buổi sáng và buổi tối có tông màu cam với độ màu thấp, màu cam sẽ xuất hiện mạnh nếu bạn để WB ở chế độ Daylight, sẽ đẹp nếu bạn muốn chụp cảnh hoàng hôn ấn tượng. Nếu WB được đặt thành Auto, màu cam sẽ bị khử, làm cho màu sắc có vẻ không hấp dẫn.
[Dữ Liệu Chung] EOS 5D Mark III/FL: 155mm/ Aperture Priority AE (f/8, 4 giây, EV-1,0)/ ISO 200
Auto
Daylight
Kazuo Nakahara
Sinh năm 1982 tại Hokkaido, Nakahara chuyển sang nhiếp ảnh sau khi làm việc tại một công ty sản xuất hóa chất. Anh học nhiếp ảnh tại Viện Thiết Kế Vantan và là giảng viên trong các hội thảo nhiếp ảnh, ngoài việc hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại. Anh cũng là đại diện của trang web thông tin nhiếp ảnh studio9.
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation