Những CHTG về Máy Ảnh #8: Tôi Có Thể Lập Bố Cục Ảnh Để Sử Dụng Hiệu Quả Tỉ Lệ Màn Hình Bằng Cách Nào?
Khi gặp một đối tượng, có nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như ánh sáng và bố cục bạn có thể phải lưu ý. Một yếu tố khác, tỉ lệ màn hình, cũng là một thứ bạn có thể muốn thay đổi. Trong bài viết này, hãy theo dõi tôi giải thích những đặc điểm khác nhau riêng có của từng tỉ lệ màn hình. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Khéo léo làm cho đối tượng của bạn phù hợp với màn hình bằng cách thay đổi độ xa gần mở ra theo mỗi hướng
Tỉ lệ màn hình là một đặc điểm cho phép bạn quyết định kích thước của khu vực được chụp trong ảnh. Bằng cách này, bạn có thể quyết định bao nhiêu phần cảnh được hiển thị trong ảnh, theo hướng nằm ngang và thẳng đứng. Đối với ảnh toàn cảnh, 16:9 là tỉ lệ tối ưu vì nó cắt phần trên và dưới của ảnh để làm cho nó xuất hiện như thể ống kính có góc ngắm rộng. Lựa chọn tỉ lệ 1:1, cũng được gọi là định dạng vuông, nhấn mạnh ảnh ở giữa màn hình. Đây là tỉ lệ hiệu quả khi bạn muốn một đối tượng cụ thể xuất hiện nổi bật trong ảnh.
Thay vì chụp ảnh với ý định xen ảnh thành tỉ lệ màn hình mong muốn sau khi chụp, bạn nên hình dung bố cục của mình ở định dạng mong muốn ngay từ đầu. Mẹo để nắm vững các phần của từng tỉ lệ màn hình là thay đổi hướng xem dọc cũng như hướng xem ngang để làm cho đối tượng của bạn phù hợp với màn hình.
Những tỉ lệ màn hình chính được sử dụng bởi các máy ảnh số
Được sử dụng bởi nhiều máy ảnh DSLR
Tỉ lệ màn hình này được sử dụng bởi nhiều máy ảnh DSLR. Nó bắt nguồn từ tỉ lệ màn hình cho phim 35mm, và giúp dễ chụp ảnh đặc trưng bất kể bạn chụp ngang hay dọc.
Để có không khí yên bình
Sử dụng một tỉ lệ màn hình gần với hình vuông hơn cho phép bạn chụp được không khí yên bình. Tỉ lệ này cũng thích hợp với các tình huống trong đó bạn muốn ảnh của mình toát nên vẻ hoài cổ, vì nó sử dụng cùng tỉ lệ như màn hình TV CRT (ống phóng điện từ) kiểu cũ.
Dễ nhấn mạnh chủ đề chính
Vì tỉ lệ ngang và dọc bằng nhau, góc ngắm là giống nhau ở mọi hướng. Hiệu ứng chung phụ thuộc vào cách bố trí đối tượng.
Thu hút sự chú ý vào hướng xem ngang
Đây chính là tỉ lệ màn hình được sử dụng cho TV độ trung thực cao. Nó cho phép bạn làm cho màn hình rất dài (cao), để bạn có thể tạo ra ảnh toàn cảnh.
Chọn và bố trí hiệu quả đối tượng chính và phụ của bạn, và sau đó sử dụng tỉ lệ 3:2 để làm nổi bật vẻ sống động của ảnh
EOS 100D/ EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL:20mm (xấp xỉ 32mm tương đương phim 35mm)/ chế độ Shutter-priority AE (f/10, 4 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Vì cảnh xem dài hơn theo hướng ngang, rất dễ kết hợp nhiều yếu tố trong một ảnh. Ở đây, tôi cài đặt tốc độ cửa trập chậm để tạo ra vệt đèn xe giữa kiến trúc đẹp của một thành phố vào ban đêm.
Sử dụng tỉ lệ 4:3 để tạo ra cảm giác không gian tự nhiên
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE mode (f/2.8, 1/50 giây, EV +0.7)/ ISO 400/ WB: Auto
Tỉ lệ này cũng tạo ra góc ngắm lớn theo hướng dọc, kết quả là, nó làm nổi bật cảm giác không gian rất tự nhiên, cùng với sự hiện diện của đối tượng chính. Hình ảnh này là riêng có ở tỉ lệ màn hình 4:3.
Sử dụng tỉ lệ 1:1 để nhấn mạnh một người là đối tượng chính
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE mode (f/2.8, 1/160 giây, EV+0.3)/ ISO 100/ WB: Shade
Ở tỉ lệ 1:1, có ít hiệu ứng hình ảnh được tạo ra bởi tỉ lệ màn hình, do đó nó thích hợp với việc chú trọng vào đối tượng của ảnh. Ở đây, tôi chọn các bậc thang xuống dốc làm hậu cảnh để tạo ra một bố cục quyến rũ.
Thể hiện chiều cao của khu rừng tre bằng tỉ lệ 16:9
EOS M10/ EF-M18-55mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 18mm (tương đương 29mm)/ chế độ Program AE (f/3.5, 1/250 giây, EV+0.7)/ ISO 200/ WB: Auto
Ở tỉ lệ 16:9, trường xem mở rộng ra ngoài góc của ống kính, giúp dễ tạo ra một sự lưu chuyển nhất định trong ảnh. Ở đây, tôi sử dụng tỉ lệ 16:9 ở vị trí dọc, với chiều cao của rừng tre làm chủ đề.
Ryosuke Takahashi
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation