Kỹ Thuật Chụp Ảnh Cosplay (2): Những Điểm Cơ Bản về Ánh Sáng
Không phải nói quá khi nói rằng ánh sáng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng có được của một tấm ảnh. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu những khái niệm cơ bản về ánh sáng. (Người trình bày: Suna, Người mẫu: Yu)
Thay đổi ánh sáng để tạo ra tấm ảnh bạn hình dung
Nói đơn giản, chiếu sáng là điều chỉnh ánh sáng khi chụp ảnh. Nó có thể là nháy đèn flash, chiếu đèn lên đối tượng, hoặc phản chiếu ánh sáng bằng một tấm vải trắng. Thực ra, định nghĩa của nó có thể khác nhau rất nhiều nếu chúng ta cân nhắc nhiều loại kỹ thuật và thiết bị chiếu sáng khác nhau cũng như cần phải cân nhắc môi trường xung quanh và ấn tượng bạn muốn chuyển tải. Mặc dù không thể tóm tắt trong một cụm từ duy nhất, ít ra bạn nên lưu ý rằng ảnh bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vị trí của đèn, số nguồn sáng và loại ánh sáng được sử dụng.
EOS-1Ds Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL: 70mm/ Manual (f/7.1, 1/160 giây)/ ISO 200/ WB: Manual 5000K
Thiết bị chiếu sáng: Đèn liền khối, bố trí 2 đèn (dùng một cái dù shoot-through và tấm khuếch tán)
Ảnh cuối cùng sẽ thay đổi theo vị trí của đèn và số nguồn sáng!
Vị trí của nguồn sáng là một trong những yếu tố tối quan trọng tạo thành cơ sở chiếu sáng. Ấn tượng được ảnh chuyển tải sẽ thay đổi theo khu vực được chiếu sáng. Quan trọng không kém vị trí là số nguồn sáng. Ảnh sẽ xuất hiện khác biệt khi sử dụng hai nguồn sáng so với khi chỉ có một nguồn.
Ảnh bên dưới cho thấy ví dụ về một buổi chụp điển hình sử dụng cách bố trí 2 đèn. Chúng ta chỉ có thể tìm hiểu tác động của số nguồn sáng và vị trí của chúng đối với ảnh có được thông qua kinh nghiệm tích lũy. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây trong loạt bài này để biết mô tả về các mô thức chiếu sáng cơ bản.
Bằng cách tích lũy kinh nghiệm qua thực hành nhiều lần, chúng ta sẽ có thể tìm ra sự kết hợp ánh sáng lý tưởng để tạo ra ảnh chúng ta hình dung.
A: Đèn liền khối
B: Dù Shoot-Through
C: Tấm Khuếch Tán
D: Đèn liền khối
Đây là cách bố trí ánh sáng cơ bản, sử dụng 2 nguồn sáng. Ở đây, một cái dù shoot-through được dùng làm nguồn sáng chính, trong khi một chiếc đèn liền khối khác, gắn vào một tấm khuếch tán, được đặt ở phía sau đối tượng một chút để tạo bóng.
Thiết bị chiếu sáng được sử dụng cũng làm thay đổi hình thức của ảnh
Ngoài số nguồn sáng và vị trí của chúng, loại thiết bị chiếu sáng được sử dụng cũng ảnh hưởng đến hình thức cuối cùng của ảnh. Các ví dụ bên dưới minh họa ảnh chụp dùng 4 loại thiết bị chiếu sáng tiêu biểu trong cách bố trí 1 đèn. Trong mỗi ví dụ, những đặc điểm của thiết bị chiếu sáng tương ứng có thể được nhìn thấy rõ. Trong số đó, ảnh chụp bằng dù shoot-through là hấp dẫn nhất, với ánh sáng tản đều khắp đối tượng. Lồng tản sáng hẹp thường được sử dụng trong chụp ảnh cosplay có các tình huống ngoài quy ước.
Đèn flash trực tiếp
Ánh sáng từ đèn flash trực tiếp chiếu lên đối tượng không tản sáng tốt, và do đó chỉ có một khu vực hạn chế được chiếu sáng. Nguyên tắc này thường được sử dụng để chiếu sáng đối tượng từ phía sau để làm nổi bật đường bao của cơ thể.
EOS-1Ds Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL: 48mm/ Manual (f/9, 1/160 giây)/ ISO 100/ WB: Manual 5000K
Đèn liền khối
Lồng Tản Sáng Hẹp
Lồng tản sáng hẹp có hình dạng dài và thường được dùng để chiếu sáng cho một khu vực hẹp. Nó rất tiện khi bạn muốn chụp đẹp toàn thân đối tượng.
EOS-1Ds Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL: 40mm/ Manual (f/5.6, 1/160 giây)/ ISO 200/ WB: Manual 5000K
Lồng tản sáng hẹp
Dù shoot-through
Ánh sáng từ dù shoot-through tản rộng hơn so với ánh sáng từ lồng tản sáng hẹp và có thể chiếu tới hậu cảnh. Nó cũng tạo ra ánh sáng dịu nhất trong số 4 loại thiết bị.
EOS-1Ds Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL: 42mm/ Manual (f/5.6, 1/160 giây)/ ISO 200/ WB: Manual 5000K
Dù shoot-through
Đĩa beauty dish
Sử dụng đĩa beauty dish để chiếu sáng một khu vực hạn chế. Khu vực này có thể được thu hẹp thêm bằng cách gắn lưới tổ ong. Đĩa beauty dish có ích khi bạn muốn chuyển tải ấn tượng của một địa điểm thiếu sáng chẳng hạn như bên trong hang động.
EOS-1Ds Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL: 45mm/ Manual (f/5.6, 1/160 giây)/ ISO 400/ WB: Manual 5000K
Đĩa beauty dish
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các cách bố trí 1 đèn và 2 đèn. Hãy theo dõi!
Bạn cũng có thể trở lại bài viết trước để tìm hiểu thêm về thiết bị chiếu sáng:
Kỹ Thuật Chụp Ảnh Cosplay (1): Thiết Bị Chiếu Sáng
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Chủ yếu làm nhiếp ảnh gia vào các ngày thường, Suna luôn kết hợp các kỹ thuật nhiếp ảnh mới và đưa ra những lời giải thích có tổ chức tốt và dễ hiểu trên mạng xã hội như Twitter.
Diễn viên cosplay hiện đang tham gia các dự án cosplay như Fate, Danganronpa và Hatsune Miku. Cô nổi tiếng với những tấm ảnh theo tình huống.
Kanata là một diễn viên cosplay kiêm nghệ sĩ hiện đại chuyên về nghệ thuật plastic. Anh nổi tiếng về kết cấu chi tiết của các loại vũ khí và thiết bị bảo hộ của mình. Kanata cũng là diễn viên cosplay chính thức của “Kabaneri of the Iron Fortress”.
Một nhà xuất bản chuyên xuất bản sách và tạp chí về video, nhiếp ảnh và ảnh minh họa.