Phong Cảnh Tuyệt Đẹp: Gắn Kính Lọc GND Lên Một Kính Lọc Khác
Kính lọc mang lại một cách nhanh chóng để điều chỉnh độ sáng, thêm hiệu ứng, và có được những tấm ảnh tuyệt vời ngay tại chỗ. Tìm hiểu về những kỹ thuật đằng sau 3 tấm ảnh sau đây, được chụp với kính lọc độ sáng theo vùng (GND) kết hợp với một loại kính lọc khác. (Người trình bày: Munetaka Hiroshima, Yoshiki Fujiwara, Digital Camera Magazine)
1. Kính lọc GND cạnh mềm với kính lọc ND400
EOS-1D X/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/8, 32 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Người chụp: Munetaka Hiroshima
Các kính lọc được sử dụng
Kính lọc ND8 GND cạnh mềm
Kính lọc ND400
Chức năng của kính lọc
A: Đặt mép chuyển tiếp của kính lọc GND sao cho nó bao phủ các đám mây.
B: Kính lọc GND cân bằng phơi sáng và giữ lại màu xanh của bầu trời.
C: Kính lọc ND400 cho phép bạn phơi sáng 30 giây, ghi lại chuyển động của mây.
Làm mượt các tia nắng của mặt trời đang mọc lên trên biển mây
Bị mê hoặc bởi biển mây bao la hình thành vào buổi sáng và kéo dài đến tận chân trời, tôi muốn tìm cách ghi lại cách nó có vẻ như phủ lên mặt núi giống như những con sóng trên biển.
Kính lọc ND400 để phơi sáng lâu, kính lọc GND để cân bằng độ sáng
Vì biển mây chuyển động rất chậm, dùng kính lọc ND400 và phơi sáng 30 giây là đủ để ghi lại chuyển động. Tuy nhiên, chỉ có kính lọc ND400 thôi thì không đủ giúp cho mặt trời và bầu trời xung quanh tránh bị dư sáng.
Để khắc phục vấn đề này, tôi giữ một kính lọc GND phía trước ống kính để giảm sáng ở những phần có các điểm sáng bị cháy sáng. Việc này cho phép tôi chụp được một tấm ảnh với độ sáng chung đồng đều ngay tại chỗ.
Tìm hiểu thêm về cách tạo ra ảnh phơi sáng lâu bằng kính lọc ND trong:
Sử Dụng Kính Lọc: 2 Kỹ Thuật của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Phơi Sáng 300 Giây Để Có Cái Nhìn Khác về Biển
Kỹ thuật sử dụng kính lọc: Điều chỉnh kính lọc GND bằng tay để có được những phần chuyển tiếp trông tự nhiên hơn
Mép chuyển tiếp của kính lọc GND có thể trông rất rõ trong những cảnh nhất định Cầm nó trong tay và di chuyển lên xuống trong phơi sáng để có kết quả tự nhiên hơn. Trên thực tế, cầm kính lọc GND bằng tay giúp bạn tiết kiệm bộ phận đỡ kính lọc, cả về mặt đầu tư lẫn về mặt trọng lượng thiết bị.
Thủ thuật: Nếu bạn lo về tình trạng cọ mòn trên ống kính do trượt kính lọc GND, bạn có thể gắn nỉ vào mép ống kính của bạn, giống cách tôi làm.
2. Kính lọc GND mềm + kính lọc sọc
EOS 6D/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/8, 2,5 giây)/ ISO 100/ WB: Cloudy
Người chụp: Yoshiki Fujiwara
Các kính lọc được sử dụng
Kính lọc ND8 GND cạnh mềm
Kính lọc sọc sương
Chức năng của kính lọc
A: Kính lọc sọc sương (mist stripe filter) “thêm sương mù” vào phần giữa của ảnh.
B: Kính lọc GND giữ lại màu sắc của bầu trời.
C: Kính lọc GND cũng làm cho hoa anh túc phía trước trông sáng hơn.
Cánh đồng hoa anh túc mơ màng trên bầu trời phủ sương
Sử dụng kính lọc sọc sương mang lại một hiệu ứng mơ màng cho tấm ảnh phong cảnh này, chụp lúc mặt trời mọc.
Trước hết, tôi đặt một kính lọc GND cạnh mềm lên các phần sáng của bầu trời để cân bằng sự chênh lệch về độ sáng giữa bầu trời và hoa anh túc.
Sau đó, khi nhìn qua khung ngắm, tôi cẩn thận đặt kính lọc sọc sương lên phần ảnh mà tôi muốn trông có vẻ phủ sương. Vị trí là quan trọng: nếu đối tượng ở tiền cảnh có vẻ mờ sương, phối cảnh sẽ trông thiếu tự nhiên.
Một độ dài tiêu cự càng dài sẽ làm cho phần màu trắng của kính lọc có vẻ càng dày đặc, càng rộng và càng rõ, do đó tôi chụp ở 16mm, dùng phối cảnh góc rộng để nâng cao cảm giác độ sâu trong cảnh.
Kỹ thuật sử dụng kính lọc: Cách hoạt động của kính lọc sọc sương
Chụp không có kính lọc sọc
Kính lọc sọc sương có một sọc trắng trong mờ ở giữa, che các chi tiết ở giữa ảnh để tạo ra hiệu ứng giống như sương mù. Nó có hiệu quả nhất ở các điều kiện sau đây:
- Cảnh tương đối phẳng
- Không có đối tượng ở phía trước
- Phù hợp để chụp với góc rộng
Nếu đáp ứng các điều kiện này, bạn có thể có được những tấm ảnh mơ màng độc đáo.
Còn các cảnh có sương mù thực thì sao? Tìm hiểu một số thủ thuật và kỹ thuật để chụp phong cảnh có sương mù ở đây:
Thiết Lập Máy Ảnh Để Chụp Sông Suối Mơ Màng
Thủ Thuật Lập Bố Cục Để Làm Cho Sương Nổi Bật
3. Kính lọc GND cạnh mềm + kính lọc màu
EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Manual exposure (f/16, 4 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight
Người chụp: Yoshiki Fujiwara
Các kính lọc được sử dụng
Kính lọc ND8 GND cạnh mềm
Kính lọc GND xanh
Chức năng của kính lọc
A: Kính lọc GND xanh giúp giảm các điểm sáng bị cháy sáng ở mặt trời.
B: Kính lọc GND xanh làm cho bầu trời có vẻ xanh hơn.
C: Kính lọc GND giám giúp giảm độ sáng của biển, đảm bảo rằng các chi tiết không bị mất do dư sáng.
Bầu trời xanh tăng thêm phần kịch tính cho ánh nắng chiếu qua các đám mây
Một lợi thế của kính lọc vuông là bạn có thể chồng chúng lên để kết hợp các hiệu ứng của chúng, có thể giúp cho ảnh của bạn trở nên đặc biệt hơn nữa. Tôi thích kính lọc màu là do chúng cải thiện màu sắc theo cách có một không hai.
Sau đây là cách tôi tạo ra ảnh này:
Bước 1: Đặt kính lọc GND sao cho phần tối nàm ở dưới. Việc này cho phép bạn sử dụng phơi sáng lâu để biến những con sóng trở nên mượt như lụa và ghi lại chuyển động của chúng.
Bước 2: Đặt kính lọc xanh lên trên cùng. Việc này làm cho những đám mây có vẻ dày hơn và bầu trời có vẻ có màu xanh sâu hơn, đến lượt nó tăng thêm ấn tượng cho tia nắng chiếu qua các đám mây.
Kỹ thuật sử dụng kính lọc: Phải làm gì nếu cảnh không có đường chân trời cân bằng hoàn hảo
Ảnh nhuốm màu nâu đỏ
Sử dụng một kính lọc màu khác sẽ làm thay đổi không khí của ảnh, nhưng tùy vào màu sắc, sự chuyển tiếp có thể là rõ ràng nếu chân trời trong ảnh không cân bằng hoàn hảo. Tôi sẽ thường làm nhòe đường này bằng cách di chuyển kính lọc màu lên xuống một chút trong khi phơi sáng sao cho đường chuyển tiếp di chuyển lên xuống trên đường chân trời của cảnh. (Xem Kỹ Thuật Sử Dụng Kính Lọc 1)
---
Bạn có thể tạo ra hiệu ứng gì khác khi bạn xếp các kính lọc với nhau? Chia sẻ ảnh của bạn với cộng đồng chúng ta trên Câu Chuyện Canon Của Tôi ngay hôm nay!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Ban đầu là một vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp, Fujiwara có cơ hội bắt đầu một nghề thứ hai là nhiếp ảnh gia sau khi nghỉ hưu do chấn thương. Tìm cách sử dụng ánh sáng tự nhiên để có được cảm giác trong mờ, kinh nghiệm ông có được qua tự học cuối cùng dẫn đến việc ảnh của ông được chọn là một trong “10 Ảnh Ấn Tượng của Tokyo Camera Club” năm 2014.
Sinh tại Hokkaido, Munetaka làm quen với nhiếp ảnh khi anh bắt đầu chụp ảnh những đỉnh núi sau khi tham gia một câu lạc bộ leo núi ở trung học. Từ lúc đó, anh say mê chụp những phong cảnh tự nhiên truyền cảm hứng, chủ yếu là phong cảnh và trời sao nhưng cũng có cảnh bình minh, hoàng hôn và địa hình. Một tác phẩm của anh đoạt giải thể loại Phong Cảnh của Cuộc Thi Ảnh Nature’s Best Photography Asia năm 2016.