Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Phơi Sáng 30 Giây Để Có Cái Nhìn Khác về Biển
Biển có nhiều mặt. Trước đây, chúng ta đã tìm hiểu cách sử dụng tốc độ cửa trập nhanh để chụp sóng đang vỗ, nhưng dùng phơi sáng lâu sẽ loại bỏ những gợn sóng, dòng nước và chuyển động, để làm lộ ra sự tĩnh lặng và tông màu xanh đẹp. Đọc tiếp để tìm hiểu cách Akira Yonezu có dược tấm ảnh tối giản giống như tranh vẽ này với cảnh biển ở Hokkaido. (Người trình bày Akira Yonezu, Digital Camera Magazine)
EOS 5D Mark III/ EF15mm f/2.8 Fisheye/ FL: 15mm/ Manual exposure (f/10, 300 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight
Có kính lọc ND
Câu chuyện đằng sau ảnh này
Ảnh này được chụp ở một bãi biển ở Hokkaido có những con sóng xô bờ nhẹ nhàng, và cát đậm hơn bất kỳ đâu khác. Tôi muốn có được một tấm ảnh khác biệt một chút và đã quyết định chụp phơi sáng lâu với sự hỗ trợ của kính lọc ND để loại bỏ chi tiết của những con sóng và đơn giản hóa ảnh. Để ghi lại những màu sắc đậm hơn, tôi chụp ngay sau khi mặt trời lặn.
Cùng cảnh này được chụp không có kính lọc ND
Thiết bị:
- Ống kính mắt cá
- Kính lọc ND (xem Mẹo #1)
- Chân máy
- Dù (xem Mẹo #2)
- Không bắt buộc nhưng rất nên dùng: Công tắc từ xa
Tại sao lại là 300 giây?
Ban đầu tôi cài đặt phơi sáng thành 60 giây để giảm thời gian xử lý khử nhiễu sau khi nhả màn trập. Tuy nhiên, những con sóng xô vào và cuốn ra chậm đến mức 60 giây không đủ lâu để làm cho chúng trở nên mượt mà. Phơi sáng lâu hơn sẽ yêu cầu hiệu ứng lọc ND mạnh hơn, do đó tôi chồng 2 kính lọc ND (làm chậm tốc độ cửa trập tổng cộng 14 2/3 stop) và chụp ở thời gian phơi sáng 5 phút.
Sau đây là những việc khác bạn có thể thực hiện với chế độ Bulb:
Lấp Đầy Toàn Bộ Khung Hình Bằng Pháo Hoa Trên Trời Đêm
Chụp Chính Xác: Những Vệt Sao Được Căn Hoàn Hảo Quay Quanh Sao Bắc Đẩu
Mẹo #1: Sử dụng kính lọc ND trên một ống kính mắt cá
Bề mặt cong, lồi của ống kính mắt cá có nghĩa là nó không nhận các kính lọc dạng vặn vào mặt trước ống kính. Để khắc phục vấn đề này, tôi cắt một kính lọc gelatin hình vuông có kích thước thích hợp và gắn nó vào phía sau của ống kính.
Hãy nhớ: Để tránh phơi sáng không đều, đảm bảo rằng kính lọc của bạn đủ lớn để che toàn bộ thấu kính phía sau!
Một số thương hiệu kính lọc vuông có thể không cho biết mật độ lọc ND trên bản thân kính lọc. Hãy ghi nó ra ở nơi khác để bạn có thể dễ dàng xác định kính lọc của mình.
Thủ thuật: Nếu bạn sử dụng một máy ảnh EOS R-series, ngàm chuyển kính lọc dạng thả vào của EF-EOS R với kính lọc ND khả biến có thể được sử dụng với bất kỳ ống kính EF nào, bao gồm các ống kính không nhận kính lọc dạng vặn vào.
Bạn có biết rằng ống kính mắt cá rất tuyệt vời để chụp cảnh sao? Tìm hiểu thêm ở đây:
EF8-15mm f/4L Fisheye USM: Ống Kính Tôi Thường Dùng Khi Chụp Ảnh Cảnh Sao
Mẹo #2: Sử dụng dù để chắn gió
Khi tôi chụp ảnh này, một cơn gió thổi xéo từ sau lưng tôi ra phía biển. Gió có thể làm rung máy, do đó tôi sử dụng một cái dù để chắn gió. Ống kính mắt cá ghi lại phần cảnh lớn hơn nhiều so với mức bạn có thể nhận ra, do đó hãy đảm bảo bạn không vô tình chụp cái dù trong khung hình!
Thủ thuật: Cát chảy do sóng đánh vào và rút ra, gió mạnh trên biển…ngay cả khi máy ảnh của bạn được đặt trên một chân máy chắc chắn, cũng có nhiều yếu tố có thể dẫn đến rung máy trong phơi sáng lâu. Cẩn thận thỉnh thoảng kiểm tra cài đặt của bạn!
Tìm hiểu thêm về việc bạn có thể sử dụng dù để làm gì trong:
2 Vật Dụng Hàng Ngày Có Thể Làm Thay Đổi Ảnh Của Bạn
Tìm hiểu thêm về các hiệu ứng nghệ thuật mà bạn có thể tạo ra với tốc độ cửa trập thấp trong:
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Tạo Ra Hiệu Ứng Nhòe Tỏa Tròn
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Biến một Tấm Ảnh thành một Bức Tranh Màu Nước Trừu Tượng
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Yonezu rời khỏi Khoa Nhiếp Ảnh của trường Osaka University of Arts để đến Đức theo đuổi nghề chụp ảnh quảng cáo. Từ năm 2005, anh cũng đã và đang theo đuổi thêm các dự án chụp ảnh phong cảnh. Các tác phẩm của anh mang lại cho anh cơ hội chụp ảnh cho lịch Năm 2008 của Canon, anh đã dành ra trên 1 năm chụp phong cảnh Nhật Bản cho dự án này. Anh nỗ lực ghi lại vẻ đẹp tiềm ẩn trong những cảnh bình thường hàng ngày, và thường xuyên tìm kiếm những cách thức biểu đạt mới thông qua chụp ảnh phong cảnh.