Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Khoảng trời-Khoảng biển: Kỹ thuật chụp ảnh mặt phân thủy

2021-09-08
3
494
Trong bài viết này:


EOS 5D Mark IV, EF14mm f/2.8L II USM, f/14, ISO 320, 1/200s, 14mm by @charlottepiho

Chắc chắn không ai có thể cưỡng nổi sức mê hoặc của những bức ảnh khoảng trời–khoảng biển. Vì qua đó, chúng ta nhìn thấy được góc nhìn thú vị của cả hai cảnh trong cùng một ảnh, một câu chuyện trên trời, một câu chuyện dưới nước. Bạn sẽ thấy độ tương phản rõ rệt trong vùng “khoảng trời” và “khoảng biển”. Rồi bạn sẽ thấy kỹ thuật này là trợ thủ đắc lực cho câu chuyện dưới nước của bạn như thế nào!

Nếu bạn tò mò và quan tâm, vậy thì còn chần chừ gì mà không đọc những mẹo hay của chúng tôi ở bên dưới để chớm bước vào địa hạt chụp ảnh khoảng trời–khoảng biển này!

 

Kỹ thuật xây dựng bố cục và kể chuyện


EOS 5D Mark IV, EF16-35mm f/2.8L II USM, f/6.3, ISO 200, 1/160s, 16mm by @universal_jones

Bức ảnh khoảng trời–khoảng biển phải mang một ý nghĩa nào đó, do vậy, trước nhất, hãy tận dụng những yếu tố ngoại quan để xây dựng nên cốt truyện. Vì hình ảnh có hai vùng khác nhau, nên hãy nghĩ xem bạn muốn khắc họa điều gì, là đối tượng, tâm trạng hay bố cục, trong mỗi cảnh. Ví dụ: bạn có thể phô diễn một khung cảnh bầu trời trong xanh nắng vàng tỏa lan khắp mặt nước, đối nghịch với cảnh biển hiểm nguy hiển hiện bóng dáng kẻ săn mồi để tạo ra một cốt truyện “không ai biết nguy hiểm rình rập nơi nao”.

Đừng quên rằng cuộc sống dưới nước thường là một cái gì đó rất bí hiểm đối với nhiều người xem, vì vậy hãy tận dụng ý niệm đó một khách khôn ngoan để dũng cảm thử sức với cách kể chuyện của mình. Bạn cũng có thể xây dựng một cốt truyện đậm dấu ấn bằng cách tìm ra nét khác biệt trong hai cảnh riêng biệt và kết nối chúng bằng một sợi dây ý tưởng xuyên suốt.

 

Thiết bị và công cụ chụp ảnh bán cầu


PowerShot G7 X Mark II, f/6.3, ISO 125, 1/320s, 10.84mm by @yubzukamoto

Nếu không kể đến thiết bị dưỡng khí và thiết bị nghiên cứu dưới nước, thì ống kính góc rộng được coi là một thiết bị thiết yếu mà bạn cần có để quay cảnh dưới nước. Với ống kính góc rộng, bạn sẽ sở hữu góc quan sát lớn nhất có thể. Hay nói cách khác là bạn có thể đưa nhiều yếu tố và môi trường xung quanh vào ảnh hơn.

Thông thường, ống kính góc rộng có dải tiêu cự 24–35mm sẽ có hiệu quả chụp mặt phân thủy đáng ngạc nhiên. Đối với ống kính siêu rộng, bạn có thể chọn dải tiêu cự từ 16mm trở đi. Một số ống kính Canon tốt nhất mà bạn có thể chọn là ống kính Canon EF-S10-18mm f/4,5-5,6 IS STM hoặc Canon RF 15-35mm f/2,8 IS USM.

Bạn cũng nên mang theo hoặc thuê công cụ chụp ảnh bán cầu đường kính lớn nhất hiện có vì độ cầu càng lớn thì máy ảnh càng ổn định. Khi đã sẵn sàng chụp, bạn có thể nhìn vào màn hình hiển thị để lấy cả đường phân thủy vào ảnh. Tùy thuộc vào ý tưởng bạn muốn xây dựng hoặc truyền tải mà bạn có thể nhấn vào từng khu vực bằng cách làm nổi hẳn khu vực đó lên trong ảnh. Tức là bạn có thể tăng diện tích “khoảng biển” và thu hẹp “khoảng trời” (hoặc ngược lại) để có được một bức ảnh phân thủy sinh động hơn.

 

Độ phơi sáng và mức độ hiển thị


PowerShot G7 X Mark II, f/5.6, ISO 200, 1/320s, 13.91mm by @yubzukamoto

Mức độ hiển thị ánh sáng và nước là hai yếu tố quan trọng cần xem xét vì bức ảnh thành công hay thất bại phụ thuộc vào hai yếu tố này. Nước trong là điều kiện chụp ảnh hoàn hảo. Nước đục sẽ rất khó cho ra một bức ảnh đẹp. Chụp ảnh dưới nước đẹp nhất là khi nước trong như pha lê, do vậy, đừng chụp khi nước không đạt tới điều kiện này!

Ngoài ra, đừng quên xem dự báo thời tiết để chọn đúng ngày có thời tiết đẹp khi muốn chụp bộ ảnh có đường phân thủy. Tốt nhất hãy tận dụng ánh nắng giữa trưa vì đây là thời điểm ánh sáng có cường độ đủ mạnh để xuyên qua làn nước, làm bừng sáng vùng “khoảng biển”. Quy tắc chung là không lấy cảnh dưới nước ở độ sâu quá 15 foot vì ánh sáng ở độ sâu đó rất yếu!

Nếu ánh sáng không ở điều kiện lý tưởng nhất, hãy cố tập trung độ phơi sáng vào cảnh nửa trên. Mặc dù kỹ xảo này khiến cảnh nửa dưới bị thiếu sáng, nhưng kỹ thuật chỉnh ảnh thiếu sáng sẽ dễ dàng và đơn giản hơn kỹ thuật chỉnh ảnh thừa sáng trong quá trình xử lý hậu kỳ. Chụp ở định dạng RAW cũng có tác dụng nhất định!

 

Những chế độ cài đặt cần xem xét


PowerShot G7 X Mark II, f/8, ISO 200, 1/1000s, 10.58mm by @yubzukamoto

Vì điều chỉnh chế độ cài đặt chụp dưới nước hơi khó và phức tạp, nên hãy đặt máy ảnh ở chế độ ISO tự động trong khi chụp ở Chế độ ưu tiên khẩu độ. Khẩu độ ở giá trị trên f/8 là khẩu độ lý tưởng, nhưng bạn cũng có thể thử ở giá trị f/13 hoặc thậm chí là f/16 để đạt độ rõ nét tối đa ở cả hai phía của cảnh.

Tốt nhất nên chọn chế độ Cân bằng trắng tự động vì chế độ này cho phép bạn chọn nhiệt độ màu đẹp nhất phù hợp với cảnh mà không cần phải thay đổi chế độ cài đặt theo cách thủ công khi theo dấu đối tượng động vật hoang dã.

Mặc dù nên chụp theo chiều ngang, nhưng bạn cũng có thể thử xây dựng bố cục theo chiều dọc xem sao. Bằng cách này, bạn có thể khiến mọi thứ trong ảnh trông cao hơn.

 

Không bám giọt nước


EOS 5D Mark IV, EF14mm f/2.8L II USM, f/2.8, ISO 100, 1/2000s, 14mm by @charlottepiho

Không ai muốn có giọt nước trong hình ảnh hết, vì công tác xóa bỏ chúng trong quá trình xử lý hậu kỳ có thể rất tốn thời gian và không hề dễ dàng. Do đó, hãy sử dụng một chiếc kính bán cầu vì kính không bám dính giọt nước lắm.

Tuy nhiên, nếu giọt nước vẫn bám vào kính bán cầu, thì hãy làm theo mẹo vặt của thợ lặn, họ thường nhổ nước bọt vào mặt nạ để mặt nạ không mờ sương khi ở dưới nước. Hãy phết một chút nước bọt lên nửa trên kính bán cầu, sau đó rửa sạch ngay. Mẹo này giúp bạn có vài giây quý giá để chụp một bức ảnh không bám giọt nước. Nghe có vẻ không hấp dẫn lắm nhỉ, nhưng bạn sẽ thấy tác dụng đấy.

 

Bạn có thể thử hình thức chụp ảnh này ở đại dương xanh thẳm hoặc trên những hồ nước trong vắt, vũng nước sâu, bể bơi hay thậm chí là thủy cung (tùy theo kích thước). Tóm lại, nếu bạn muốn ngấn nước hiện lên rõ ràng thì chỉ cần một điều kiện là môi trường mà bạn định tác nghiệp phải đủ sâu để nhúng ngập hẳn máy ảnh trong kính bán cầu.

 

Các bài viết tương tự:

4 việc cần làm để phát hiện sinh vật dưới nước hiệu quả

Chụp Ảnh Cận Cảnh (Macro) Dưới Nước Với Lilian Koh: Cuộc Sống Của Những Sinh Vật Nhỏ Bé Dưới Đáy Đại Dương

Mẹo Chụp Ảnh Của Chuyên Gia Chụp Ảnh Dưới Nước

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi