Hình ảnh phản chiếu: Cảnh Biển Bất Tận Lúc Hoàng Hôn
Nhiếp ảnh gia chụp cảnh biển, Minefuyu Yamashita, phát hiện một cơ hội hoàn hảo để chụp hình ảnh phản chiếu trong giờ vàng vào một buổi chiều muộn nọ, khi thủy triều xuống thấp và những đám mây khổng lồ trang điểm cho bầu trời. Anh chia sẻ câu chuyện và những quyết định đằng sau ảnh này. (Người trình bày: Minefuyu Yamashita, Digital Camera Magazine)
EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/250 giây, EV -0,3)/ ISO 250/ WB: Shade
Mùa: Mùa hè/Thời điểm trong ngày: Buổi chiều muộn
Địa điểm: Vịnh Nagura, Quần Đảo Ishigaki, Okinawa
Các quyết định chụp quan trọng
- Góc cực rộng ở 16mm: Để cải thiện phối cảnh
- Bố cục đối xứng: Để làm toát cảm giác rộng lớn
- Buổi chiều muộn, chú ý thủy triều: Để có nước lặng hơn và hình ảnh phản chiếu rõ hơn
(Nhấp vào các liên kết để biết thêm chi tiết về từng quyết định. Cuộn đến cuối để xem một thủ thuật bổ sung!)
Các thiết lập khác:
- Cân bằng trắng: ‘Shade’ để cải thiện màu sắc của hoàng hôn
Góc cực rộng ở 16mm: Để cải thiện phối cảnh
27mm: Những đám mây trông lớn hơn nhưng không quá lớn
Chụp hẹp hơn một chút ở 27mm làm cho những đám mây cả trên trời lẫn trong hình ảnh phản chiếu có vẻ lớn hơn và các chi tiết của chúng trở nên dễ nhận thấy hơn. Thu hút sự chú ý vào một yếu tố bằng cách này sẽ có tác dụng nếu các đám mây trông bình thường, nhưng các đám mây trong cảnh này là độc đáo. Hiệu ứng phóng đại phối cảnh góc rộng mạnh hơn ở 16mm giúp “kéo giãn” các đám mây và làm cho toàn bộ phong cảnh trông ấn tượng hơn.
Bố cục: Đối xứng ngang và dọc
Tôi nhận thấy những đám mây lớn ở bên trái và phải của vịnh có hình dạng giống nhau, tạo ra sự đối xứng theo trục dọc. Tôi đặt đường chân trời vào giữa để tạo ra sự đối xứng ngang giữa bầu trời ở trên và hình ảnh phản chiếu bên dưới. Bố cục này kết hợp với hiệu ứng phối cảnh góc cực rộng để tạo ra ảo giác biển và trời vô tận.
Thủ thuật:
- Hình ảnh phản chiếu dưới nước sẽ tối hơn một chút so với phong cảnh thực tế được phản chiếu. Nếu bạn phơi sáng để lấy hình ảnh phản chiếu, bầu trời thực tế có thể dư sáng.
Xem thêm:
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Có Nên Đưa Mặt Trời Vào Khung Hình Hay Không
Thời gian: Chiều muộn + Chú ý thủy triều
Thời điểm trong ngày: Ảnh hưởng đến vị trí chụp của bạn
Vị trí của mặt trời trên bầu trời ảnh hưởng đến độ rõ của hình ảnh phản chiếu, và bạn sẽ phải điều chỉnh góc hoặc chiều cao máy ảnh theo đó.
Đối với địa điểm cụ thể này, khi mặt trời còn ở trên cao, tôi thấy khá khó tìm được vị trí chụp hoàn hảo để chụp hình ảnh phản chiếu rõ nét. Sẽ dễ có được hình ảnh phản chiếu rõ hơn khi chụp vào chiều muộn. Việc không phải lo lắng về chất lượng của hình ảnh phản chiếu cho phép bạn tập trung vào những thứ khác như lập bố cục ảnh và kiểm tra những chuyển động trên mặt nước.
Cùng địa điểm, chụp vào ban ngày.
Hãy nhớ: Tháo kính lọc CPL! Đây là trường hợp trong đó bạn không muốn nước có vẻ rất trong!
Chuyển động của thủy triều có nghĩa là chuyển động của nước
Khi chụp cảnh biển, hãy luôn kiểm tra thủy triều. Màu sắc của bầu trời luôn thay đổi lúc hoàng hôn, cho phép bạn chụp được những sắc thái khác nhau của cùng một địa điểm. Nhưng thủy triều có thể bắt đầu dâng khi bạn chụp, dẫn đến bề mặt nước thô hơn.
Ảnh này được chụp sau đó chỉ 30 phút tại cùng địa điểm như ảnh trên cùng (sang bên phải một chút). Thủy triều đã bắt đầu dâng, dẫn đến chuyển động trên mặt nước.
Thủ thuật bổ sung: Đánh giá địa điểm
Các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tác động của gió và sóng
Các đặc điểm địa lý của một vùng nước có thể gợi ý về việc bạn có thể kỳ vọng nước sẽ yên tĩnh thế nào. Những vịnh như Vịnh Nagura ăn sâu vào đất liền, làm cho chúng ít bị ảnh hưởng bởi gió và sóng hơn. Do đó, chúng có xu hướng yên ả hơn so với biển khơi.
Cũng lưu ý vị trí của cửa vịnh. Đối với Vịnh Nagura, cửa vịnh nằm ở phía tây, có nghĩa là việc chụp hình ảnh phản chiếu sẽ trở nên rất khó vào các ngày có gió thổi từ hướng tây.
Để biết thêm thủ thuật về cách chụp hình ảnh phản chiếu, hãy tham khảo bài viết:
Hình ảnh phản chiếu: Một Chiếc Xe Lửa Hơi Nước Đi Vào Ánh Hoàng Hôn Tuyệt Đẹp
Các Thủ Thuật Chụp Ảnh Hình Ảnh Phản Chiếu Dưới Nước: Vui Nghịch với Vũng Nước!
Để biết thêm thủ thuật về cách chụp cảnh biển và sóng, hãy xem:
Chụp ảnh phong cảnh: Ống kính hướng tới biển khơi
Chụp Ảnh Sóng Biển: Chụp một Tấm Ảnh Mượt Mà, Ở Tốc Độ Thấp với Màu Sắc Tuyệt Đẹp
Hướng Dẫn Từng Bước Để Chụp Nước Bắn Ở Thiết Lập Tốc Độ Cửa Trập Cao
Chụp Ảnh Sóng Biển: Cần Sử Dụng Tốc Độ Cửa Trập Nào Để Khắc Họa Sức Mạnh và Cảm Giác Động?
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1979 ở Aichi. Sau khi tích lũy kinh nghiệm trong các công việc như thiết kế nội thất và đồ họa, Yamashita trở thành nhiếp ảnh gia độc lập vào năm 2011. Các tác phẩm của ông đã được sử dụng in trên nhiều cuốn lịch.