Cách Tạo Ra Ảnh Sáng và Sống Động
Trang bị đèn flash gắn trên máy, bạn tiến thẳng đến địa điểm chụp, cảm giác có chuẩn bị đầy đủ. Nhưng ngay cả khi có đèn flash ngoài, ảnh không có vẻ sáng hay sống động như bạn muốn. Sau đây là cách giải quyết vấn đề đó và có được tấm ảnh lý tưởng! (Người trình bày: Koji Ueda)
Tình huống 1: Bạn muốn chụp ảnh người trên sân khấu sáng hơn, nhưng đèn flash của bạn không chiếu đủ xa
Thủ thuật
- Chọn chế độ Shutter-priority AE để tránh làm nhòe đối tượng.
- Sử dụng độ nhạy sáng ISO cao hơn để bù cho ánh sáng đèn flash yếu hơn.
EOS 600D/ EF70-300mm f/4-5.6L IS USM/ FL: 70mm (tương đương 112mm)/ Shutter-Priority AE (f/4,1/200 giây, EV+2)/ ISO 800/ WB: Auto/ Speedlite 580EX II/ chế độ E-TTL (Bù phơi sáng flash: EV+0,3)
Vấn đề:
Bạn đang chụp một sự kiện, và cố chụp một số ảnh những người trên sân khấu. Tuy nhiên, có rào chắn quanh sân khấu, và khoảng cách gần nhất bạn có thể đến là 5 mét.
Bạn có mang theo đèn flash ngoài, nhưng với độ nhạy sáng ISO 100, ánh sáng từ nó không chiếu đủ xa. Bạn muốn ảnh sáng hơn, nhưng bằng cách nào?
Trước: Không sáng như mong muốn
Cách khắc phục:
Ánh sáng từ đèn flash khuếch tán và yếu dần khi nó chiếu càng xa. Để làm cho ảnh được sáng hơn, bạn cần phải tăng phơi sáng.
Một cách để làm như thế là tăng độ nhạy sáng ISO để làm cho cảm biến của máy ảnh nhạy sáng hơn. Với ảnh trên cùng, tôi chọn sử dụng phương pháp này vì tôi không thể giảm tốc độ cửa trập (1/200 giây)—tôi cần phải đảm bảo ảnh sắc nét chụp người mẫu đang đi lại trên sân khấu.
Với ảnh này, tôi có được kết quả tốt nhất với ISO 800 và bù phơi sáng EV+2. Những thiết lập này không chỉ mang lại cho tôi ảnh sáng như mong muốn, mà còn làm cho da của người mẫu sáng rỡ!
Hãy nhớ: Cẩn thận với hiện tượng nhiễu!
Tùy vào điều kiện chiếu sáng, ảnh có thể có hạt ("nhiễu") ở độ nhạy sáng ISO rất cao. Công nghệ giảm nhiễu không ngừng cải tiến, do đó nếu bạn có một chiếc máy ảnh mới hơn, bạn có thể sử dụng một độ nhạy sáng ISO cao hơn với ít nhiễu hơn so với một chiếc máy ảnh cũ hơn.
Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite
A: Khoảng 5m
Tình huống 2: Bạn muốn có chân dung với ánh sáng tự nhiên, nhưng tất cả bề mặt dội sáng có thể đều ở xa
Thủ thuật
- Sử dụng tấm dội sáng để dội ánh sáng flash
- Sử dụng độ nhạy sáng ISO cao. Bổ sung bằng bù phơi sáng và bù phơi sáng flash nếu cần.
EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 97mm (tương đương 155mm)/ Shutter-priority AE (f/4, 1/125 giây, EV +1,3)/ ISO 800/ WB: Auto/ Speedlite 580EX II/ chế độ E-TTL (Bù phơi sáng flash: EV+2)
Vấn đề:
Bạn đang ở một sự kiện được tổ chức trong một sảnh triển lãm rất lớn. Bạn muốn chụp một số tấm chân dung, nhưng điều kiện ánh sáng mạnh tại địa điểm đó, mặc dù hoàn hảo để trưng bày sản phẩm, quá gắt đối với chân dung. Tường và cột của những gian hàng gần đó đổ bóng lên khuôn mặt của đối tượng.
Dội flash sẽ mang lại cho bạn kết quả tự nhiên nhất, nhưng những bức tường và trần gần nhất để dội flash lại quá xa...
Trước: Bóng gắt trên mặt của người mẫu
Cách khắc phục:
Những tình huống như thế là lý do tại sao sẽ rất tiện khi có sẵn một tấm phản quang khi bạn chụp trong các không gian mở rộng lớn. Tôi có một tấm phản quang dùng để dội flash.
Với ảnh này, một lần nữa tôi sử dụng tốc độ cửa trập cao (1/125 giây ở chế độ Shutter-priority) để tránh làm nhòe đối tượng. Cách này cho tôi 3 thiết lập phơi sáng cần điều chỉnh để có được độ sáng lý tưởng: Độ nhạy sáng ISO, bù phơi sáng và bù phơi sáng flash.
Các giá trị chính xác mà bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào cảnh và thiết bị của bạn. Ở đây, tôi thấy rằng ISO 800 là mức cao nhất tôi có thể sử dụng trước khi nhận thấy nhiễu. Để làm sáng ảnh thêm, tôi cài đặt bù phơi sáng thành EV+1,3 và bù phơi sáng flash thành EV+2.
Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite
A: Khoảng 3m
B: Ánh sáng phản chiếu từ tấm dội sáng
Tham khảo các bài viết sau đây để biết thủ thuật về cách chụp chân dung hấp dẫn:
3 Kỹ Thuật Tôn Vẻ Đẹp Cần Học Từ Những Người Mẫu Chuyên Nghiệp
Các Kỹ Thuật Tạo Dáng và Hướng Dẫn Cho Đối Tượng Chân Dung
Tình huống 3: Bạn muốn chụp màu sắc sống động của một con chim từ xa
Thủ thuật
- Giảm cường độ đèn flash để tránh làm cho màu sắc bị ảnh hưởng bởi ánh sáng quá mức.
- Tăng độ nhạy sáng ISO để đảm bảo đủ phơi sáng.
EOS 50D/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM/ Aperture-priority AE (f/5, 1/200 giây, EV-0,7)/ ISO 1000/ WB: Auto/ Speedlite 580EX/ chế độ E-TTL (Bù phơi sáng flash: EV-0.3)
Người chụp: Shogo Asao
Vấn đề:
Bạn đang ở ngoài thiên nhiên và tìm chim để chụp. Có thể là mưa vừa dứt, hoặc có thể bạn đang ở trong một khu rừng dày đặc. Trong bất kỳ trường hợp nào, có rất ít ánh nắng và có điều kiện chiếu sáng kém.
Cuối cùng, bạn nhìn thấy nó—một chú chim có màu tươi đậu trên một cành cây cách bạn 10. Ảnh quá tối nếu không có đèn flash, do đó bạn nháy đèn Speedlite. Nhưng lần này, ánh sáng mạnh từ đèn flash làm cho ảnh trông thiếu tự nhiên và màu sắc của chú chim bị nhạt.
Cách khắc phục:
Chắc chắc bạn không muốn đèn flash quá mạnh. Với ảnh của tôi, tôi giảm bù phơi sáng flash xuống EV-0,3. Tuy nhiên, chỉ với cách đó, chú chim sẽ không đủ sáng. Bạn cần phải tìm cách nào đó để có thêm ánh sáng cho ảnh.
Một lần nữa, đây là lúc tăng độ nhạy sáng ISO phát huy tác dụng. Bằng cách làm cho cảm biến hình ảnh của máy ảnh nhạy sáng hơn, nó cho phép bạn ghi đủ ánh sáng trong ảnh ngay cả với công suất đèn flash thấp hơn.
Độ nhạy sáng ISO của tôi cho ảnh này là 1000, cho phép tôi ghi lại thành công màu sắc sống động của chú chim mặc dù có điều kiện ánh sáng kém và khoảng cách xa.
Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite
A: Khoảng 10m
Các thủ thuật khác về chụp ảnh động vật hoang dã ở điều kiện thiếu sáng được cung cấp ở đây:
Chụp Ảnh Động Vật Hoang Dã: 3 Kỹ Thuật của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp
Cách điều chỉnh độ nhạy sáng ISO
2. Cài đặt tốc độ cửa trập và/hoặc giá trị khẩu độ
Cài đặt tốc độ cửa trập và/hoặc khẩu độ phù hợp nhất với ý định chụp của bạn.
*Lưu ý: Khi gắn đèn flash Canon, tốc độ cửa trập tối đa bạn có thể cài đặt thường là từ 1/200 đến 1/300 giây, tùy vào mẫu máy ảnh của bạn).
3. Cài đặt độ nhạy sáng ISO
Chụp thử vài tấm để tìm độ nhạy sáng ISO phù hợp nhất cho cảnh của bạn. Hãy nhớ: Cẩn thận với hiện tượng nhiễu!
4. Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO nếu cần
Nếu ảnh có được không có độ sáng bạn mong muốn, hãy điều chỉnh lại độ nhạy sáng ISO.
Để biết thêm thủ thuật và kỹ thuật về cách chụp với đèn flash ngoài, hãy tham khảo bài viết:
Tâm Điểm: Những Điểm Cơ Bản về Chụp Ảnh Với Đèn Flash Ngoài
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1982 tại Hiroshima, Ueda bắt đầu sự nghiệp với vị trí trợ lý cho nhiếp ảnh gia Shinichi Hanawa. Sau đó anh trở thành nhiếp ảnh gia tự do, và hiện nay tham gia nhiều công việc khác nhau từ tạp chí đến quảng cáo trong khi chụp ảnh tại các thành phố và phong cảnh khác nhau trên khắp thế giới. Anh cũng là một nhà văn và giảng viên tại các lớp học và hội thảo về nhiếp ảnh.