Canon sản xuất hai loại ống kính cho máy ảnh mirrorless EOS R series: Ống kính RF và RF-S. Cả hai đều lắp vừa bất kỳ máy ảnh mirrorless EOS R series nào—vậy điều gì khiến chúng trở nên khác biệt? Đọc tiếp để tìm hiểu thêm.
Câu trả lời ngắn gọn: Được thiết kế cho các cảm biến hình ảnh khác nhau
Câu trả lời ngắn gọn: Chúng được thiết kế cho các kích thước cảm biến hình ảnh khác nhau
Ống Kính RF | Ống kính RF-S |
- Được thiết kế cho các máy ảnh có cảm biến hình ảnh full-frame - Vòng tròn hình ảnh lớn hơn |
- Được thiết kế cho các máy ảnh có cảm biến hình ảnh APS-C - Vòng tròn hình ảnh nhỏ hơn |
Ống kính RF được thiết kế cho các máy ảnh full-frame như EOS R8, R6 Mark II, R5, và R3.
Trong khi đó, ống kính RF-S được thiết kế cho các camera APS-C (cảm biến crop) như EOS R100, R50, R10, và R7.
Bạn có thể nghĩ đến chữ "S" trong RF-S có nghĩa là "small image circle" (vòng tròn hình ảnh nhỏ).
Tại sao nó lại quan trọng?
Bạn có thể gắn ống kính RF và RF-S vào bất kỳ máy ảnh EOS R series nào bất kể kích thước cảm biến hình ảnh của nó là gì. Tuy nhiên, thị trường và độ phân giải hình ảnh được ghi lại của hình ảnh cuối cùng sẽ khác nhau. Như thế nào ghì phụ thuộc vào cách kết hợp ống kính-máy ảnh. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó ở phần sau trong bài viết này.
Vì ống kính RF-S được thiết kế để tạo ra một vòng tròn hình ảnh nhỏ hơn, chúng cũng có thể được làm nhỏ hơn và nhẹ hơn ống kính RF.
Ống kính RF/RF-S sẽ không gắn vừa máy ảnh EOS DSLR hoặc máy ảnh mirrorless EOS M series. Điều này là do ngàm ống kính khác nhau. Máy ảnh EOS DSLR sử dụng ngàm EF, và máy ảnh EOS M series sử dụng ngàm EF-M.
Câu trả lời chi tiết: Thông tin bổ sung về kích thước cảm biến hình ảnh
Câu trả lời chi tiết, tất cả từ những điều cơ bản
Cảm biến hình ảnh là gì?
Cảm biến hình ảnh là một bộ phận của máy ảnh, thu ánh sáng để tạo thành hình ảnh. Trên máy ảnh mirrorless của Canon, cảm biến này có hai kích thước (định dạng): định dạng full-frame hoặc APS-C.
Sự khác biệt về kích thước giữa cảm biến hình ảnh APS-C và full-frame
Cảm biến full-frame: khoảng 36 x 24mm
Cảm biến APS-C: khoảng 22,3 x 14,9mm
Để biết thêm chi tiết về việc định dạng cảm biến hình ảnh ảnh hưởng thế nào đến ảnh của bạn, hãy xem Máy Ảnh Full-Frame so với APS-C: Tôi Nên Chọn Máy Nào?
Điều này ảnh hưởng thế nào đến ống kính?
Ánh sáng đi vào ống kính sẽ chiếu một hình ảnh tròn lên cảm biến hình ảnh. Chúng ta gọi đây là "vòng tròn hình ảnh". Vì cảm biến APS-C nhỏ hơn cảm biến full-frame, vòng tròn hình ảnh được tạo ra bởi ống kính RF-S không cần phải lớn lắm để bao phủ toàn bộ cảm biến so với ống kính RF.
Điều này có nghĩa là có thể sử dụng thấu kính có đường kính nhỏ hơn để chế tạo ống kính, cho phép có được thân ống kính nhỏ hơn, nhẹ hơn.
Điều này ảnh hưởng thế nào đến ảnh của tôi?
Hiệu ứng crop 1.6x APS-C
Ở bất kỳ độ dài tiêu cự nào, cảm biến hình ảnh APS-C nhỏ hơn ghi lại phần cảnh hẹp hơn so với cảm biến hình ảnh full-frame. Điều này làm cho ảnh có được trông như được "phóng to" hay "crop" nhiều hơn.
Trên các máy ảnh Canon APS-C, góc xem của ảnh được phóng to này giống như ảnh được chụp ở độ dài tiêu cự 1,6x trên máy ảnh full-frame. Nó được gọi là "hiệu ứng crop 1,6x", và cũng áp dụng cho các ảnh chụp bằng ống kính RF-S trên các máy ảnh full-frame như EOS R8.
Chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra với các cách kết hợp ống kính - máy ảnh khác nhau.
- Máy ảnh APS-C EOS R series (EOS R100, R50, R10, R7, v.v.)
- Máy ảnh EOS R series full-frame (EOS R8, RP, R6 Mark II, R5, R3, v.v.)
Điều gì xảy ra: Ống kính RF/RF-S trên máy ảnh APS-C
Ống kính RF/RF-S trên máy ảnh APS-C
Máy ảnh APS-C, ống kính RF-S
Ống kính RF-S chiếu một vòng tròn hình ảnh vừa đủ lớn để bao phủ cảm biến hình ảnh APS-C.
Góc xem của ảnh: Hiệu ứng crop 1,6x
Độ phân giải hình ảnh được ghi tối đa: Giống như cảm biến hình ảnh
Máy ảnh APS-C, ống kính RF
Ống kính RF chiếu một vòng tròn hình ảnh lớn hơn nhiều so với ống kính RF-S. Bạn vẫn có được cùng hình ảnh giống như trên ống kính RF-S, có nghĩa là với hiệu ứng crop 1,6x. Tuy nhiên, thông tin hình ảnh từ các phần "bổ sung" của vòng tròn hình ảnh (màu đỏ nhạt trong hình bên trên) không được sử dụng.
Góc xem của ảnh: Hiệu ứng crop 1,6x
Độ phân giải hình ảnh được ghi tối đa: Giống như cảm biến hình ảnh
Điều gì xảy ra: Ống kính RF/RF-S trên máy ảnh full-frame
Ống kính RF/ RF-S trên máy ảnh full-frame
Máy ảnh full-frame, ống kính RF
Ống kính RF chiếu một vòng tròn hình ảnh bao phủ hết cảm biến hình ảnh full-frame.
Góc xem của ảnh: Giống như độ dài tiêu cự
Độ phân giải hình ảnh được ghi tối đa: Giống như cảm biến hình ảnh
Máy ảnh full-frame, ống kính RF-S
Ống kính RF-S chiếu một vòng tròn hình ảnh quá nhỏ để bao phủ cảm biến hình ảnh full-frame.
Vì các phần của cảm biến không được bao phủ bởi vòng tròn hình ảnh không nhận được bất kỳ thông tin ánh sáng nào, các góc tương ứng của hình ảnh thường sẽ xuất hiện màu đen. Tuy nhiên, máy ảnh full-frame EOS R series của bạn tự động chuyển sang chế độ crop 1,6x khi phát hiện máy ảnh được gắn ống kính RF-S. Nói cách khác, bạn sẽ tự động tiếp cận được xa hơn!
A: Vòng tròn hình ảnh ống kính RF-S
B: Khu vực ghi ở chế độ crop 1,6x
C: Cảm biến hình ảnh full-frame
Chế độ crop 1.6x
Ở chế độ này, một khu vực nhỏ hơn của cảm biến hình ảnh (B) được sử dụng để ghi hình ảnh.
Góc xem của ảnh: Hiệu ứng crop 1,6x
Độ phân giải hình ảnh được ghi tối đa: Nhỏ hơn cảm biến hình ảnh (tương ứng với B).
Độ phân giải hình ảnh được ghi lại trong khu vực B phụ thuộc vào máy ảnh. Nếu máy ảnh của bạn có số megapixel cao hơn, khu vực B sẽ ghi lại hình ảnh có độ phân giải cao hơn. Ví dụ:
Độ phân giải ảnh tĩnh tối đa | EOS R5 | EOS R6 Mark II |
Chế độ full-frame (3:2) (Khu vực ghi: Toàn bộ cảm biến hình ảnh) |
8192 x 5464 (xấp xỉ 44,8MP) |
6000 x 4000 (24MP) |
Chế độ crop 1.6x (Khu vực ghi: B) |
5088 x 3392 (xấp xỉ 17,3MP) |
3744 x 2496 (xấp xỉ 9,3MP) |
Bảng: Ưu và nhược điểm của mỗi cách kết hợp
Ưu và nhược điểm của mỗi cách kết hợp loại máy ảnh/ống kính
|
|
|
RF | ✓ Góc xem = độ dài tiêu cự của ống kính (Tối đa hóa ống kính góc rộng!) |
✓ Tiếp cận xa hơn 1,6x (Hoàn hảo để chụp tele) ✓Có thể sử dụng cùng ống kính ngay cả khi bạn nâng cấp lên máy ảnh full-frame × Không tối đa hóa khả năng của ống kính |
RF-S | ✓ Tiếp cận xa hơn 1,6x (Hoàn hảo để chụp tele) ✓ Tính lưu động × Độ phân giải hình ảnh được ghi nhỏ hơn |
✓ Cách kết hợp lưu động, tiết kiệm chi phí nhất |
Một số đề xuất về ống kính
Ống kính RF nhẹ và nhỏ gọn
Những ống kính này cũng hoạt động tốt với máy ảnh APS-C!
RF28mm f/2.8 STM
(Trên APS-C: tương đương 44,8mm)
RF16mm f/2.8 STM
(Trên APS-C: tương đương 25,6mm)
RF24-50mm f/4.5-6.3 IS STM
(Trên APS-C: tương đương 38,4 đến 80mm)
RF50mm f/1.8 STM
(Trên APS-C: tương đương 80mm)
Ống kính RF-S dễ mang theo
Những ống kính này cũng tạo nên sự kết hợp trọng lượng nhẹ với máy ảnh EOS R series full-frame.
RF-S55-210mm f/5-7.1 IS STM
(tương đương 88 đến 336mm)
RF-S18-150mm f/3.5-6.3 IS STM
(tương đương 28 đến 240mm)
Bạn có thể quan tâm đến:
4 Ống Kính Một Tiêu Cự RF Để Sử Dụng Với Máy Ảnh APS-C
10 Khái Niệm Cần Biết Trước Khi Mua Ống Kính Thứ Hai