Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

3 Cách Thú Vị Để Chụp Những Đối Tượng Chuyển Động Nhanh

2020-06-05
0
1.44 k
Trong bài viết này:

Nếu bạn không biết cách đóng băng chuyển động với tốc độ màn trập nhanh, hãy đọc bài viết ngắn và dễ hiểu Hiểu Tốc Độ Màn Trập. Nếu bạn đã sẵn sàng, vậy hãy bỏ qua những nội dung cơ bản và chuyển sang những bí kíp thú vị hơn – tạo ra chuyển động khi đóng băng các đối tượng chuyển động nhanh!

 

Panning and Zooming


Nguồn: Uzzy
EOS 5D Mark IV, EF16-35mm F/4L IS USM, 1/4s, f/8.0, ISO 800, 21mm


Nguồn: Uzzy
EOS 5D Mark IV, EF16-35mm F/4L IS USM, 0.3s, f/8.0, ISO 800, 33mm

Lia máy là một kỹ thuật kết hợp giữa tốc độ màn trập chậm với chuyển động máy ảnh để tạo ra cảm giác về tốc độ xung quanh vật thể đang di chuyển, ví dụ như khung cảnh phía trên. Nhưng bằng cách thêm yếu tố thu phóng, nó còn có thể tạo ra hiệu ứng 3D. Để đạt được điều này, bạn cần xem xét đồng bộ ba yếu tố quan trọng: tốc độ đối tượng, tốc độ lia máy và tốc độ thu phóng.

Để bắt đầu, cài đặt tốc độ màn trập của bạn thành 1/60s trở xuống. Yêu cầu về tốc độ màn trập sẽ được xác định bằng mức ánh sáng hiện có trong khu vực và tốc độ của đối tượng của bạn (vd: một chiếc xe hơi sẽ cần tốc độ màn trập nhanh hơn so với một người đang chạy).

Các mẹo quan trọng khác:

  • Hãy cân nhắc hậu cảnh của bạn. Vd: nếu bạn lia máy để chụp ảnh bầu trời xanh, rất khó để thể hiện được yếu tố tốc độ. Trong ví dụ này, xe taxi đang chạy qua những chiếc đèn trong hậu cảnh, từ đó tạo ra vệt ánh sáng trong bức ảnh và mang lại cảm giác về tốc độ.
  • Bắt đầu đi theo đối tượng khi đối tượng đi vào khung hình ngay cả trước khi có chuyển động bạn muốn ghi lại. Cài đặt máy ảnh của bạn sao cho độ nét thật sắc sảo khi đối tượng đạt tới điểm chụp.
  • Nhả nút màn trập nhẹ nhàng nhất có thể để giảm sốc máy ảnh. Sau khi nhả, tiếp tục đi theo đối tượng để bảo đảm hình ảnh thật mượt mà.

Nhiếp Ảnh Trình Tự


Nguồn: Justin Campbell
EOS 6D, 1/3200s, f/4.0, ISO 320,16mm

Nhiếp ảnh trình tự là một kỹ thuật được sử dụng để chụp một chuỗi hình ảnh khi đối tượng được chụp theo một chuỗi chuyển động liên tiếp, phong cách này cực kỳ phù hợp với các hoạt động thể thao như lướt ván tuyết, lặn hay trượt ván, như trong hình ảnh này.


Để đạt được kỹ thuật này, chuyển sang chế độ chụp liên tiếp để chụp hành động/chuyển động bằng một chuỗi ảnh. EOS RP trong chế độ Servo AF có thể theo dõi điểm được chọn để bảo đảm nó luôn được lấy nét.


Để chụp ảnh, chọn khung đủ rộng để chứa cả chuyển động, bạn sẽ không muốn chuyển động lọt ra khỏi khung hình trong khi đang chụp. Ngoài ra, hãy bảo đảm bạn cài đặt tốc độ màn trập nhanh hơn để đóng băng chuyển động của đối tượng. Và để giảm chuyển động không mong muốn của máy ảnh, sử dụng giá đỡ ba chân để bảo đảm máy ảnh luôn ổn định.


Bước tiếp theo là hợp nhất các hình ảnh khác nhau trong trình tự của bạn. Gửi ảnh sang máy tính để bàn hoặc laptop, sau đó sử dụng các ứng dụng như Photoshop để gộp chuyển động trong các bức ảnh lại với nhau.

 

Chụp chuyển động hay hành động với tốc độ màn trập chậm


Nguồn: Arnaud Steckle
EOS 60D, 1/30s, f/4.5, ISO 125, 24mm


EOS RP, RF24-105mm f/4 L IS USM lens, 1/25 sec, f/10, ISO100, 24mm

Nếu bạn muốn, bạn vẫn có thể chụp chuyển động thông qua phương thức truyền thống. Chuyển máy ảnh sang chế độ Ưu tiên Màn trập (Tv) và điều chỉnh sang tốc độ màn trập chậm hơn. Chế độ Tv cho phép bạn tập trung lấy được tốc độ màn trập phù hợp để tạo ra hiệu ứng mờ chuyển động mong muốn. Nó cho phép máy ảnh xác định khẩu độ để có độ phơi sáng chính xác. Hãy lưu ý rằng trong hình ảnh trên, đối tượng đang di chuyển trong khung hình với tốc độ cao, vì thế máy ảnh với tốc độ màn trập chậm hơn có thể chụp chuyển động ở trạng thái mờ trong khi cảnh vật hậu cảnh vẫn sắc nét.


Mẹo nhanh về tốc độ màn trập:

  1. Để tạo ra độ mờ nhẹ với cảm giác về chuyển động, bạn có thể bắt đầu bằng cách điều chỉnh tốc độ màn trập từ 1/30s và tăng dần cho đến khi có kết quả mong muốn.
  2. Sử dụng giá ba chân để giảm sốc máy ảnh nếu bạn chọn tốc độ màn trập chậm hơn. Đó là vì bạn muốn tạo ra chuyển động mờ, chứ không phải là một bức ảnh mờ.
  3. Không có tốc độ nào là tốc độ màn trập tốt nhất; bạn sẽ phải thử nghiệm cho đến khi đạt hiệu ứng mong muốn.

 

Đọc thêm về chụp ảnh liên tục tại đây:

4 Cách Để Chụp Ảnh Em Bé Tốt Hơn

3 Cách Để Sử Dụng Chế Độ Chụp Ảnh Liên Tục Của Máy Ảnh

 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi