Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

5 Việc Nên Thử với một Ống Kính Tele

2020-11-11
2
1.38 k
Trong bài viết này:

Một độ dài tiêu cự dài trên 135mm không chỉ làm cho các đối tượng ở xa lấp phần khung hình lớn hơn—nó còn có thể giúp bạn tạo ra những hiệu ứng trực quan độc đáo! Sau đây một số việc nên thử với ống kính tele, hoặc thậm chí với đầu xa của ống kính siêu zoom.

 

1. Tạo lớp bokeh

EOS M10/ EF-M55-200mm f/4.5-6.3 IS STM @ 200mm (tương đương 320mm)
Người chụp: Sayaka Suzuki

Bạn có thể biết rằng một khẩu độ tối đa càng rộng tạo ra hiệu ứng bokeh càng lớn, nhưng bạn có biết rằng một độ dài tiêu cự dài cũng giúp cải thiện hiệu ứng bokeh không? Tìm một cái cây hoặc bụi cây ngược sáng với ánh sáng phản chiếu từ lá cây, dùng ống kính tele nhắm vào nó, lấy nét ở tiền cảnh, và xem phép màu hiện ra. Thay đổi góc chụp, mặt phẳng tiêu và khoảng cách với đối tượng và hậu cảnh sẽ mang lại những kết quả khác nhau!

Tìm hiểu thêm về cách chụp được ảnh này

Thủ thuật: Để có kết quả tốt hơn nữa, hãy sử dụng một độ dài tiêu cự dài hơn nữa và đến gần nguồn sáng hơn. Bài viết này chia sẻ cách một nhiếp ảnh gia khác sử dụng ống kính zoom siêu tele 100-400mm để chụp được những tấm ảnh mơ màng với đèn trang trí.

 

2. Sử dụng hiệu ứng nén tele để đưa người xem vào sâu trong cảnh

Hàng cây hoa anh đào dọc theo đường ray vào ban đêm

EOS 5D Mark II/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM @ 200mm
Người chụp: Masato Mukoyama

Bạn có thể kiểm soát hiệu ứng nén phối cảnh riêng có ở một chiếc ống kính tele để thu hẹp khoảng cách giữa các yếu tố và làm cho mọi thứ trông sát lại nhau hơn. Việc giảm những khoảng không rộng, trống rỗng bằng cách này có thể làm cho người xem đi sâu vào cảnh hơn, giống như những gì nhiếp ảnh gia làm trong ảnh bên trên.

Tìm hiểu thêm về quy trình sáng tạo ở đây

 

3. Làm cho ảnh chân dung ngoài trời vào ban ngày trông giống như được chụp vào ban đêm

Chân dung bán thân với hậu cảnh nhòe với những ánh đèn bokeh

EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM @ 160mm
Người chụp: Seigi Takakuwa/ Người mẫu: Yuka Tsuji (Conerot)

Những vòng tròn bokeh lớn này có thể có vẻ như là từ những chiếc đèn neon chiếu sáng thành phố vào ban đêm, nhưng trên thực tế, chúng là từ đèn xe, và ảnh được chụp vào ban ngày! Chỉ có một chiếc ống kính tele mới có thể làm cho chúng trông lớn và gần như thế trong khi ghi lại đủ chi tiết hậu cảnh để tạo ra ảo giác ánh sáng.

Tìm hiểu cách sử dụng kỹ thuật này cùng với những mẹo chụp chân dung ngoài trời khác

Thông tin hay:
Một chiếc ống kính zoom tele cung cấp một lựa chọn linh hoạt để chụp chân dung, cho phép bạn lập khung hình cho ảnh toàn thân đến ảnh cận cảnh và thậm chí chụp được ảnh chân dung trong môi trường cho các cặp chụp ảnh cưới, tất cả mà không cần phải thay ống kính. Độ dài tiêu cự dài hơn cho phép bạn chụp được những tấm ảnh chân thực về trẻ con, mà đối tượng của bạn không nhận ra.

 

4. Chụp ảnh cận cảnh kiểu macro độc đáo

Ống kính tele thường có khoảng cách lấy nét gần nhất dài hơn, cho phép bạn đứng cách xa đối tượng hơn khi bạn có mức phóng đại tối đa. Bạn cũng có thể sử dụng thêm không gian ở giữa để kết hợp các yếu tố tiền cảnh và hậu cảnh, mà khi kết hợp với độ sâu trường ảnh nông của ống kính, có thể dẫn đến những tấm ảnh giống macro với một phối cảnh khá độc đáo!

Các bài vết bên dưới trình bày cách hai nhiếp ảnh gia kiểm soát hiệu ứng này để tạo ra những kết quả khác nhau. Khả năng linh hoạt như thế là một trong những lý do tại sao một số nhiếp ảnh gia phong cảnh thiên nhiên thích sử dụng ống kính zoom tele!


Một vùng đất thần tiên mơ màng đầy hoa

Cận cảnh bông hoa cúc chuồn chuồn màu hồng trên nền bokeh mờ mịn được tạo ra từ những bông hoa khác và ánh nắng

EOS 6D/ EF300mm f/2.8L IS USM @ 300mm
Người chụp: Yukie Wago

Ảnh mơ màng bên trên là nhờ vào việc kết hợp hậu cảnh và bokeh một cách cẩn thận.

Tìm hiểu thêm về cách chụp và sửa ảnh này


Chân dung một cái cây có cá tính

Cận cảnh tele chụp những chiếc lá

EOS 5D Mark IV/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM @ 360mm
Người chụp: GOTO AKI

Ngay cả khi bạn có xu hướng chụp những khía cạnh thô ráp, chân thực của mọi vật, thì việc lập khung hình—bao gồm cách bạn sử dụng ống kính hiệu quả nhất—cũng góp phần vào ấn tượng của ảnh. 

Nhấp vào đây để tìm hiểu về cách nhiếp ảnh gia tìm được góc chụp và khung hình phù hợp nhất đối với ảnh bên trên.

 

5. Phóng to vào các chi tiết trừu tượng

Cận cảnh thác nước ở tốc độ cửa trập thấp

EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/4L IS USM @ 187mm
Người chụp: GOTO AKI

Rất thú vị khi nghịch những hiệu ứng đặc biệt khác nhau, nhưng nếu bạn cần nghỉ, chỉ cần quan sát những vật xung quanh bạn qua đầu dài của ống kính của bạn cũng có thể mang lại những kết quả thú vị.

Tìm kiếm những hình dạng, sự tương phản, mô thức, và những yếu tố khác mà bạn thường sẽ không thể thấy khi đến gần, và xem bạn có thể lập khung hình theo cách hấp dẫn bằng cách nào, giống như ảnh bên trên thu hút sự chú ý của chúng ta vào sự tương phản giữa nước chảy và bề mặt đá đứng yên của một thác nước. 

Tìm hiểu thêm về quy trình tư duy đằng sau ảnh này

 

---

Bạn không thể quyết định nên mua ống kính tele nào, hoặc muốn tìm hiểu thêm bạn có thể sử dụng những chiếc ống kính này như thế nào? Tham khảo các bài viết sau đây: 
Sự khác biệt giữa ống kính tele 200mm và 300mm là gì?
Sự khác biệt giữa ống kính zoom tele f/2.8 và f/4 là gì?
Cải Thiện Ảnh Du Lịch Của Bạn Bằng Ống Kính Zoom Tele
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (3): Sử Dụng Các Ống Kính Một Cách Hiệu Quả

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi