Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm Tâm Điểm: EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM- Part3

Đánh Giá Ống Kính Zoom Tele EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM

2017-04-27
3
8.87 k
Trong bài viết này:

Ống kính mới EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM được trang bị công nghệ Nano USM, công nghệ môtơ siêu âm cho phép truyền động AF mượt mà, cũng như bảng hiển thị thông tin ống kính LCD, được giới thiệu lần đầu trong dòng ống kính EL series. Ngoài ra, cũng đã có những cải tiến về kết cấu ống kính và bố cục các thấu kính để có hiệu năng khắc họa tốt hơn. Trong nội dung sau đây, chúng ta hãy xem xét những đặc điểm hấp dẫn của ống kính này, dùng ví dụ từ chụp ảnh đường sắt. (Người trình bày: Koji Yoneya)

 

Thiết kế tiên tiến và khả năng dễ vận hành

Dải độ dài tiêu cự của các ống kính zoom tele khác nhau rất nhiều. Khi chúng ta sử dụng độ dài tiêu cự 70-200mm trên máy ảnh full-frame 35mm, chúng ta đôi khi gặp những cảnh trong đó chúng ta muốn độ dài tiêu cự ở đầu tele có thể dài hơn một chút, và trường hợp này áp dụng cho chụp ảnh phong cảnh, thể thao, cũng như xe lửa.

Khi gặp tình huống như thế, 4 ống kính Canon có dải zoom 70-300mm (EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM, EF70-300mm f/4-5.6 IS USM, EF70-300mm f/4-5.6L IS USM và EF70-300mm f/4.5-5.6 DO IS USM) có thể đáp ứng nhu cầu của chúng ta bằng cách cung cấp một độ dài tiêu cự dài hơn một chút. Khi sử dụng với máy ảnh định dạng APS-C, độ dài tiêu cự trở nên dài hơn nữa (tương đương 112-480mm ở định dạng 35mm), do đó dải zoom này có thể là lựa chọn lý tưởng để chụp các đối tượng nhất định.

Nhiều công nghệ mới đã được giới thiệu trên ống kính EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM, nhưng ví dụ hay nhất sẽ là việc sử dụng công nghệ Nano USM cho hệ thống truyền động AF. Môtơ siêu âm (USM) do Canon phát triển đã được chuyển thành những con chip nhỏ để đạt được khả năng AF tốc độ cao hơn và mượt hơn. Ngoài ra, lần đầu tiên xuất hiện trên dòng ống kính EF, ống kính EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM được trang bị một bảng LCD hiển thị thông tin ống kính.

 

Ống kính EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM sử dụng một kết cấu ống kính gồm 17 thấu kính chia thành 12 nhóm, và bố cục các thấu kính, bao gồm vị trí của thấu kính UD, cũng đã được làm mới. Ngoài ra, nó có 9 lá khẩu, và hiệu ứng IS cũng được nâng cấp lên khoảng 4 stop.

Với hệ thống hậu chỉnh tiêu mà EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM sử dụng, mặt trước của ống kính không di chuyển hay xoay khi lấy nét. Ống kính này cũng hỗ trợ lấy nét thủ công hoàn toàn.

Vòng zoom lớn nằm ở giữa, trong khi vòng chỉnh tiêu nằm ở mặt trước ống kính. Thiết kế đẹp với hầu như không có phần lồi ra ở các công tắc và hình trụ phẳng thuôn về phía ngàm ống kính.

 

Thông tin chụp được hiển thị trên bảng LCD hiển thị thông tin ống kính ở trên cùng

Hiển thị khoảng cách lấy nét.

 

Hiển thị mức rung.

 

Một đặc điểm bắt mắt của hình thức bên ngoài là bảng hiển thị thông tin ống kính LCD nằm trên đỉnh ống kính. Ngoài thông tin gồm có khoảng cách chụp và độ dài tiêu cự, bảng này còn hiển thị mức rung máy, đây là một tính năng hoàn toàn mới. Chế độ hiển thị sẽ hiển thị mức rung dạng góc của ống kính cả ở hướng dọc lẫn hướng ngang, và có khả năng là rất tiện lợi khi quay video dùng chức năng Live View.

Có một công tắc chế độ ở góc dưới bên trái của bảng hiển thị thông tin ống kính, và có thể được sử dụng để chuyển đổi giữa ba chế độ. Nếu gắn ống kính này với máy ảnh định dạng APS-C, chế độ hiển thị độ dài tiêu cự sẽ hiển thị độ dài tiêu cự ở định dạng 35mm.

Ngoài công tắc chọn chế độ, các công tắc chọn khác gồm có công tắc chọn chế độ lấy nét để chọn AF hay MF, công tắc Image Stablilizer, cũng như cần khóa vòng zoom ở bên phải của ống kính. Cần khóa vòng zoom sẽ khóa ống kính ở đầu góc rộng để không cho nó tự kéo ra khi bạn đeo ống kính.

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ ảnh chụp xe lửa dùng ống kính EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM và máy ảnh EOS 5D Mark IV.

 

Ở tốc độ cửa trập cao

Tôi bắt đầu hành trình vào một buổi sáng sớm mùa đông đến các ga xe lửa cao tốc Mishima và Shin-Fuji dọc theo tuyến Tokaido Shinkansen. Ở đây, bạn có thể chụp ảnh có cả Núi Phú Sĩ lẫn đường sắt cao tốc Shinkansen.

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 160mm/ Manual exposure (f/8, 1/4.000 giây, EV±0)/ ISO 1600/ WB: Daylight

Gặp điều kiện bất lợi cho ống kính trong đó mặt trước của đầu xe lửa nằm ở góc trái của bố cục, tôi chụp ảnh ở điều kiện ánh sáng nhẹ của mặt trời mùa đông đang mọc với độ dài tiêu cự cài đặt ở 160mm. Các thiết lập tôi chọn là ISO 1600, 1/4.000 giây và f/8. Mặc dù chiếc xe lửa được đặt ở góc ảnh, ống kính không chỉ có thể chụp được các khu vực xung quanh đèn pha. Những bánh xe (đĩa phanh) có vẻ "bị đóng băng" bằng cách sử dụng tốc độ cửa trập cao cũng được tái tạo rõ nét mà tôi có thể thậm chí nhìn thấy những chỗ rỗ trên chúng.

 

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 70mm/ Manual exposure (f/4, 1/8.000 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Daylight

Ảnh này được chụp ở đầu góc rộng với độ dài tiêu cự 70mm. Mặc dù có mức tối bốn góc nhẹ và méo dạng vành, những hiện tượng này có thể được chỉnh trong xử lý hậu kỳ. Điều làm cho tôi ngạc nhiên hơn là khả năng khắc họa hoàn hảo ở bốn góc ảnh.

 

 

Trái: f/5, 1/2.500 giây
Phải: f/11, 1/500 giây
Cả hai ảnh: EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 118mm/ Manual exposure (EV±0)/ ISO 200/ WB: Daylight

Trong chụp ảnh xe lửa, đôi khi chúng ta có thể muốn chụp không cảnh những chiếc xe lửa đang chạy với phong cảnh kỳ vĩ ở hậu cảnh. Mặc dù xe lửa có thể có vẻ nhỏ bé trong ảnh, những người yêu thích xe lửa vẫn muốn chụp nó càng chi tiết càng tốt.

Cả hai ảnh trong ví dụ bên trên cho thấy hình ảnh không ảnh của Đèo Satta, một nơi đã là một đầu mối giao thông chiến lược từ xưa. Ở đây, bạn có thể so sánh giữa ảnh chụp ở khẩu độ tối đa f/5 (trái) và ảnh trong đó khẩu được khép xuống f/11 (phải).

Điểm đến của xe lửa được thể hiện ở phía trước, và bằng cách phóng to phần này lên kích cỡ thực, chúng ta có thể thấy những từ "Shizuoka" vẫn có thể nhận ra trong ví dụ bên trái chụp ở f/5 mặc dù nét hơi bị nhòe. Trong khi đó, ở ví dụ bên phải trong đó khẩu được khép xuống f/11, nét rất sắc với các từ “Atami” có thể nhận ra. Từ các ví dụ này, chúng ta có thể kết luận rằng sức mạnh khắc họa của ống kính này là đủ tốt để xử lý độ phân giải của máy ảnh EOS 5D Mark IV, có khoảng 30,4 triệu điểm ảnh hiệu dụng.

 

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 70mm/ Manual exposure (f/8, 1/2.000 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Daylight

Ảnh này được chụp ở đầu góc rộng (70mm) với khẩu độ được cài đặt thành f/8. Bên cạnh chiếc xe lửa ở góc trái của ảnh, ngay cả phong cảnh ở bờ đối diện ở giữa ảnh cũng được khắc họa rõ nét.

 

Ảnh lia

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 200mm/ Manual exposure (f/22, 1/80 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight

Ống kính này được trang bị tính năng Image Stablilizer (IS), có thể bật tắt bằng công tắc ở bên trái của vành ống kính. Các mẫu ống kính khác nói chung được trang bị các tùy chọn chẳng hạn như Mode 1 để chụp ảnh tĩnh bình thường và Mode 2 để chụp ảnh theo dõi chuyển động, nhưng những tính năng này không có trên EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM. Thay vào đó, ống kính tự động thực hiện chỉnh IS một cách tối ưu sau khi xác định nó là ảnh bình thường hay ảnh lia.

Tìm hiểu thêm về cách chụp ảnh lia ở đây:
Tôi Có Thể Chụp Ảnh Lia Bằng Cách Nào?

Ví dụ này là ảnh chụp theo dõi đối tượng ở 1/80 giây. Vì khó "đóng băng" chuyển động của chiếc xe lửa Shinkansen đang di chuyển ở tốc độ rất cao, việc có một tính năng như thế này để hỗ trợ chỉnh rung máy trên thực tế là rất có ích.

 

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 165mm/ Manual exposure (f/11, 1/30 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Cloudy

Đây là ảnh lia chụp một đầu máy xe lửa hơi nước, bề ngoài màu đen của nó được mưa làm cho sáng bóng như sơn mài.

 

Ở đầu tele, và có hiệu ứng bokeh

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 300mm/ Shutter-priority AE (f/9, 1/1.000 giây, EV-0,3)/ ISO 400/ WB: Daylight

Trong ảnh này là một chiếc xe lửa Gakunan Railway từng phục vụ tuyến đường Keio Inokashira (Shibuya đến Kichijoji). Tôi chụp mặt trước của xe lửa, mà tôi cho rằng giống với một khuôn mặt đáng yêu, với đầu tele 300mm trong khi sử dụng tính năng theo dõi AF ở AI Servo AF. Hình ảnh khắc họa ở đầu tele rất hoàn hảo.

 

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 219mm/ Manual exposure (f/8, 1/800 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Daylight

Tôi nhận ra những dấu hiệu nhỏ của mùa xuân trong một khu công việc, được phục vụ bởi một tuyến đường sắt nhỏ. Kích hoạt AF để lấy nét ở những bông hoa mận sắp nở, tôi ngạc nhiên với tốc độ vận hành AF. Tôi chụp ảnh này ở f/8, tạo ra hiệu ứng bokeh tự nhiên và không cố tình.

 

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 219mm/ Manual exposure (f/5.6, 1/200 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Auto

Đầu máy xe lửa hơi nước của tuyến đường sắt Oigawa sắp khởi hành. Có một thông báo treo phía trước xe lửa dành cho sinh viên lên đường thi vào đại học. Hiệu ứng bokeh tiền cảnh cũng khá dễ chịu.

 

Ảnh cận cảnh

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 70mm/ Manual exposure (f/8, 1/40 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Auto

Tôi cài đặt ống kính đến khoảng cách lấy nét gần nhất của nó để chụp bánh xe của đầu máy xe lửa hơi nước. Mặc dù ảnh này được chụp cầm tay ở tốc độ 1/40 giây, tính năng IS có thể giải quyết hiệu quả tình trạng rung máy. Chúng ta có thể thấy rằng ống kính này cũng hoạt động xuất sắc khi khắc họa từ một khoảng cách gần, khắc họa rõ nước bóng mờ của các bộ phận kim loại bị những giọt nước phủ lên.

 

Ở điều kiện thiếu sáng

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 238mm/ Manual exposure (f/5.6, 1/160 giây, EV±0)/ ISO 1600/ WB: Shade

Ở điều kiện chạng vạng thiếu sáng, có lúc AF phải tìm nét, nhưng nó vẫn có thể lấy nét thành công.

 

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 244mm/ Manual exposure (f/8, 1/5 giây, EV±0)/ ISO 1600/ WB: Daylight

Đèn phia tạo thành một nguồn sáng rất mạnh và có thể đã gây ra hiệu ứng bóng ma, nhưng như cho thấy trong ví dụ, hiện tượng bóng ma được giảm thiểu đến mức khó nhận ra.

 

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 83mm/ Manual exposure (f/4.5, 1/8 giây, EV±0)/ ISO 3200/ WB: Auto

Rất thú vị khi chụp xe lửa Gakunan Railway cùng với cảnh đêm nhà máy. Ở khẩu độ tối đa, ánh đèn làm phai màu tạo ra hiệu ứng đẹp.

 

EOS 5D Mark IV/ EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM/ FL: 96mm/ Manual exposure (f/11, 20 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Auto

Để tạo ra vệt sáng, tôi sử dụng phơi sáng lâu 20 giây để chụp một chiếc xe lửa đang đi qua một khu công nghiệp. Chi tiết của các nhà máy được tái tạo đẹp. Ban đầu tôi lo rằng EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM có thể cần phải sử dụng chân máy, nhưng có lẽ vì ống kính này có trọng lượng nhẹ, không quan sát thấy hiện tượng rung máy trong ảnh.

 

Tóm tắt

Khi hiệu năng của máy ảnh tăng lên, hiệu năng của ống kính cũng vậy. Ống kính EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM cung cấp những tính năng mở mang tầm mắt chẳng hạn như tốc độ AF cao của Nano USM, trong khi bảng hiển thị thông tin ống kính mới cũng rất thú vị. Không những thế, hiệu năng khắc họa cũng được cải thiện với những thay đổi đối với kết cấu ống kính và bố cục của các thấu kính. Những cải tiến cơ bản này là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên vẻ hấp dẫn hơn của ống kính này.

Cá nhân tôi sử dụng ống kính EF70-200mm f/4L IS USM, nhưng luôn cần phải gắn extender vì độ dài tiêu cự tele quá ngắn. Khi cân nhắc chất lượng hình ảnh và giá trị khẩu độ tối đa, tôi cho rằng EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM là đủ tốt cho những tình huống trong đó bạn muốn trang bị nhẹ. Nếu bạn muốn mua một chiếc ống kính zoom tele, đây sẽ là một trong những lựa chọn cần cân nhắc.

Bạn vẫn tự hỏi ống kính này có ích thế nào cho bạn? Bài viết này có thể giúp ích:
Sự khác biệt giữa ống kính tele 200mm và 300mm là gì?

Nếu bạn thích chụp ảnh xe lửa, bạn cũng có thể quan tâm đến bài viết này:
Cách Chụp Ảnh Ấn Tượng về Một Chiếc Xe Đang Chạy Bằng Kỹ Thuật Chụp Liên Tục

 

Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!

 

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Watch

Cung cấp tin tức hàng ngày liên quan đến các chủ đề chẳng hạn như máy ảnh số và thiết bị ngoại vi, và phần mềm xử lý ảnh. Cũng công bố các bài viết chẳng hạn như các bài đánh giá sử dụng các mẫu máy ảnh số trên thực tế và ảnh mẫu được chụp bằng các mẫu máy mới.

http://dc.watch.impress.co.jp/

Koji Yoneya

Sinh năm 1968 ở Yamagata, Yoneya đã đi khắp Nhật Bản và chu du thế giới để tìm kiếm sự liên hệ giữa con người và đường sắt trong những tấm ảnh chụp xe lửa phản ánh đời sống hàng ngày. Vào tháng 6, 2017 ông sẽ tổ chức triển lãm solo dựa trên chủ đề phong cảnh chụp qua cửa sổ xe lửa.

http://www.geocities.jp/yoneya231/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi