Vui Chụp Ảnh Với Ngân Sách Hạn Hẹp: Tự Chế Tạo Một Kính Lọc Hình Sao
Kính lọc hình sao cho phép bạn tạo ra hiệu ứng tỏa sáng hình đẹp mắt ngay cả khi sử dụng khẩu độ lớn (số f nhỏ). Sau đây là cách chế tạo kính lọc của riêng bạn để nghịch, sử dụng các vật liệu từ một cửa hàng văn phòng phẩm! (Người trình bày Kazuo Nakahara, Digital Camera Magazine)
EOS R7/ RF50mm f/1.8 STM/ 50mm (tương đương 80mm)/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/30 giây, EV -0.7)/ ISO: 400/ WB: Auto
Kính lọc hình sao tự chế này có các rãnh tạo ra hiệu ứng dạng sao tia dài đẹp mắt từ mỗi bóng đèn trang trí.
Tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao tuyệt đẹp ngay cả với một khẩu độ rộng!
Bạn có thể quen với việc sử dụng khẩu độ hẹp như f/11 hoặc f/16 để tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao từ các nguồn sáng điểm. (Xem: Hướng Dẫn Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao với Mặt Trời và Câu Hỏi Thường Gặp về Ống Kính: Lá Khẩu Là Gì? Chúng Ảnh Hưởng Đến Ảnh Của Tôi Như Thế Nào?) Kính lọc hình sao cho phép bạn thực hiện như vậy, nhưng với khẩu độ rộng hơn nhiều: rộng đến f/4 hoặc thậm chí f/2.8. Thậm chí bạn có thể thay đổi hướng của các ngôi sao bằng cách xoay kính lọc.
Không có kính lọc, f/2.8
Cách làm kính lọc hình sao
Chuẩn bị: Những thứ bạn cần
Kính lọc hình sao mà tôi sử dụng ảnh chính được tạo ra bằng những thứ bạn có thể tìm thấy trong cửa hàng văn phòng phẩm, hoặc thậm chí có thể đã có ở nhà. Tôi đã mua những món 1-4, được trình bày bên dưới.
1. Tấm nhựa trong (cỡ A4)
Tấm nhựa này sẽ trở thành kính lọc của bạn. Tôi khuyên bạn nên dùng nhựa cứng như hộp đựng thẻ cứng hoặc tấm lót bàn trong suốt.
2. Giấy vẽ đồ thị/giấy kẻ ô vuông
Thứ này sẽ giúp bạn vẽ các đường rãnh trên kính lọc. Ô vuông lý tưởng là 5mm hoặc nhỏ hơn―nếu chúng quá lớn, hiệu ứng dạng sao sẽ trông không đẹp. Bạn cũng có thể tìm thấy mẫu trực tuyến và in ra.
3. Dao
Để cắt các đường rãnh lên tấm nhựa. Hình ảnh thể hiện một con dao mà tôi tìm thấy trong cửa hàng văn phòng phẩm―dễ cầm nắm, như một cây bút, và giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn không thể tìm thấy dụng cụ này, một con dao rọc giấy/dao bỏ túi cũng được.
4. Com-pa
Để vẽ hình tròn.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần 2 món này, có thể bạn đã có sẵn ở nhà:
5. Thước
6. Băng dính
Tôi tìm thấy cái thước không trượt này trong cửa hàng văn phòng phẩm, và nó rất hữu ích cho dự án.
Bước 1: Vẽ thiết kế của bạn lên giấy vẽ đồ thị
i) Sử dụng com-pa (A), vẽ một vòng tròn có đường kính lớn hơn 10mm so với đường ren kính lọc ống kính lên giấy vẽ đồ thị (B). Ví dụ, nếu bạn muốn chế tạo một kính lọc cho ống kính RF50mm f/1.8 STM, ống kính này có kính lọc 43mm, vòng tròn của bạn phải tối thiểu là 53mm.
Mẹo:
- Làm cho vòng tròn đủ lớn để vừa với ống kính lớn nhất của bạn.
- Sử dụng những ô vuông trên giấy vẽ đồ thị để giúp bạn đo. Mô thức ô vuông sẽ hữu ích sau này.
II) Trên cùng một giấy vẽ đồ thị, hãy vẽ một hình chữ nhật xung quanh hình tròn. Tôi đã thêm một cái ngạnh vào thiết kế để giúp dễ cầm kính lọc hơn.
Bước 2: Kẻ thiết kế của bạn trên tấm nhựa và cắt nó ra
A: Giấy vẽ đồ thị
B: Tấm nhựa
i) Đặt tấm nhựa lên trên giấy vẽ đồ thị và dùng bút đánh dấu để kẻ thiết kế kính lọc.
ii) Sử dụng dao hoặc dao thủ công để cắt thiết kế kính lọc. Cẩn thận đừng để cắt trúng tay mình! Hình cắt ra này sẽ trở thành kính lọc hình sao của bạn. Bây giờ, chúng ta chỉ cần cắt đường rãnh lên nó.
Bước 3: Cắt các đường rãnh lên kính lọc
C: Phần cắt ra từ tấm nhựa
D: Vòng tròn bạn đã vẽ ở Bước 1
E: Băng dính
F (được thể hiện bên dưới): Dao hoặc dao thủ công
i) Đặt miếng nhựa cắt ra làm kính lọc hình sao trên giấy vẽ đồ thị lên trên vòng tròn bạn đã vẽ trước đó. Sử dụng băng dính để dán phần cắt ra lên giấy vẽ đồ thị để nó không di chuyển.
II) Sau đó, sử dụng đường khung lưới của giấy vẽ đồ thị làm hướng dẫn, sử dụng dao hoặc dao thủ công (F) để cắt nhẹ các đường ngang và dọc lên giấy vẽ đồ thị để tạo thành hoa văn bắt chéo. Dùng thước để giữ thẳng các đường thẳng.
Thành phẩm, vẫn được dán lên giấy vẽ đồ thị.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Các đường cách đều nhau tạo ra hiệu ứng sao đẹp hơn
Kẻ trên khung lưới của giấy vẽ đồ thị giúp đảm bảo tất cả các đường thẳng cách đều nhau. Điều này là quan trọng nếu bạn muốn các cánh của ngôi sao có cùng độ dài!
Bước 4: Sử dụng kính lọc của bạn!
Gắn kính lọc hình sao tự chế mới vào trước ống kính để tạo ra những ngôi sao 4 cánh đẹp mắt từ những bóng đèn trang trí và các nguồn sáng điểm khác.
Có kính lọc hình sao
Không có kính lọc hình sao
Thủ thuật: Phơi sáng thiếu một chút làm cho hiệu ứng tỏa sáng dạng sao nổi bật hơn—bạn có thể làm điều đó khi sử dụng chế độ tự động phơi sáng như chế độ Av bằng cách sử dụng bù phơi sáng âm.
Mẹo bổ sung: Tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao 6 cánh
Số cánh sao được quyết định bởi số hướng của các rãnh. Để có được các ngôi sao 6 cánh đẹp mắt, hãy tạo các rãnh tạo thành các tam giác đều, được thể hiện trong hình bên trên, thay vì hình dấu "+" để có các ngôi sao 4 cánh. Các đường chéo nằm ở góc 60 độ.
EOS R7/ RF50mm f/1.8 STM/ 50mm (tương đương 80mm)/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/30 giây, EV -0.7)/ ISO: 400/ WB: Auto
Các ngôi sao trong ảnh này có 6 cánh.
Nắm thông tin này: f/2.8 đến f/4 là khẩu độ lý tưởng
Ảnh crop cận cảnh
Trong ảnh chụp không có kính lọc hình sao, có hiệu ứng tỏa sáng dạng sao ở f/2,8, nhưng rất mờ. Sử dụng kính lọc hình sao sẽ tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao có tia dài. Ở f/11, một số tia hiệu ứng rất ngắn. Chụp ở f/2.8 đến f/4 để có kết quả tốt nhất.
Xem thêm các dự án tự chế khác dành cho nhiếp ảnh gia khéo tay ở:
Hướng Dẫn Cách Làm Hộp Ánh Sáng Giá Rẻ
3 Đồ Dùng Thiết Yếu Trong Chụp Ảnh Sản Phẩm Mà Bạn Có Thể Tự Làm (DIY)
Cách Tạo Ra Hậu Cảnh Lấp Lánh Bằng Vòng Tròn Bokeh Cho Ảnh Vật Trang Trí Đẹp
Tấm Tán Xạ Ánh Sáng Tự Làm Tại Nhà: Vật Liệu Khác Nhau, Kết Quả Khác Nhau
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1982 tại Hokkaido, Nakahara chuyển sang nhiếp ảnh sau khi làm việc tại một công ty sản xuất hóa chất. Anh học nhiếp ảnh tại Viện Thiết Kế Vantan và là giảng viên trong các hội thảo nhiếp ảnh, ngoài việc hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại. Anh cũng là đại diện của trang web thông tin nhiếp ảnh studio9.