Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Phòng trưng bày của nhiếp ảnh gia

Khởi Nghiệp: Triển Lãm Ảnh Solo Đầu Tiên của Tôi và Quá Trình Học Hỏi Gian Truân

2017-03-16
0
2.14 k
Trong bài viết này:

Trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là một hành trình có nhiều làm thử và sửa lỗi, và phần lớn quá trình có sai lầm và học hỏi từ sai lầm. Trong bài viết thứ hai của loạt bài viết về suy nghĩ của mình, GOTO AKI kể cho chúng ta về những bài học của ông khi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh chuyên nghiệp, từ triển lãm solo đầu tiên của ông và sau đó. (Nội dung: GOTO AKI)

Một tác phẩm trong triển lãm solo thứ hai của GOTO AKI. Được chụp ở nhà của một nhạc sĩ Bulgaria.

 

Lần đầu triển lãm solo nhưng không có việc làm...

Trường nhiếp ảnh tôi học giống như một sân tập cho các nhiếp ảnh gia. [Bài viết hay này có nhiều thông tin hơn về khởi đầu hành trình của GOTO AKI đến với nhiếp ảnh.] Sau khi tốt nghiệp trường đó, tôi đăng ký tổ chức một triển lãm solo dùng các tác phẩm tôi chụp khi đến New York, và được chọn ngay lập tức. Và như thế, đó là cách quyết định tôi sẽ tổ chức triển lãm solo đầu tiên vào năm 1999.

Loạt tác phẩm đầu tiên của tôi là ảnh đường phố chụp bằng phim trắng đen ở Bangkok và Thượng Hải. Tôi cũng rất may khi có cơ hội tổ chức triển lãm loạt tác phẩm thứ hai vào năm sau, năm 2000. Loạt ảnh thứ hai của tôi gồm có ảnh trắng đen chụp bằng máy 4x5 trong thời gian 3 năm, và là ảnh chụp người nước ngồi sinh sống tại Nhật Bản, được chụp ở nhà của họ.

Việc có thể tổ chức một triển lãm solo tại một phòng trưng bày mang tính lịch sử ở Nhật Bản, tôi có một kỳ vọng thoáng qua là tôi sẽ có thể kiếm tiền từ việc chụp ảnh. Tôi tự huyễn hoặc mình tin rằng tôi sẽ có một khởi đầu tốt đẹp như một nhiếp ảnh gia, nhưng trên thực tế, tôi không có việc. Điều tôi học được sau khi tổ chức triển lãm solo các tác phẩm đầu tay là thực tế có nhiều nhiếp ảnh gia ở Nhật Bản lập dự án bằng tiền kiếm được từ chụp ảnh thương mại. Điều này làm cho tôi nghĩ đến việc kiếm tiền thông qua chụp ảnh thương mại. Tuy nhiên, tôi biết rằng tôi thiếu kiến thức về ánh sáng và kỹ năng cần thiết để chụp ảnh thương mại. Sau khi suy nghĩ, tôi nhận ra rằng tôi sẽ không thể làm nhiếp ảnh gia trừ phi tôi tập trung vào thiết bị, cũng như công nghệ đo sáng và chiếu sáng.

Sẽ vô ích khi suy nghĩ tiêu cực về nó, do đó tôi mua một cuốn sách nói về ánh sáng và bắt đầu tự học. Đó là thời máy ảnh phim. Mất thời gian và tiền bạc để học một dạng ánh sáng, một thứ có vẻ như khó tưởng tượng trong thời đại chụp ảnh kỹ thuật số ngày nay.

Một góc phố ở Thượng Hải. Bàn tay của một người phụ nữ mua gì đó ở một cửa hàng. Một tấm ảnh từ bộ sưu tập gồm 30 tấm.

 

Chụp tại địa điểm tổ chức triễn lãm solo thứ hai của tôi, "MIRROR SITE". Có khoảng 100 tấm chân dung được chụp ở các căn phòng của người nước ngoài đến từ các quốc gia khác nhau, sinh sống tại Nhật Bản, được triển lãm.

 

Chiếc máy ảnh 4x5 tôi dùng.

 

Tìm hiểu về kỹ thuật ánh sáng chuyên nghiệp trong một studio

Vào mùa thu năm 1999, tôi quyết định đi Ý. Tôi thấy rằng có giới hạn về những gì tôi có thể tự học, do đó tôi muốn thử một thứ khác biệt. Vì đã có nhiều nhiếp ảnh gia Nhật Bản sống ở Paris và Luân Đôn vào lúc đó, tôi muốn tự thử thách mình bằng cách đi theo một con đường hơi khác với lối cũ. Lúc đó, một người bạn Ý đã tìm cho tôi và tìm được Cult Media Studio của Maurizio Mantovi ở Reggio Emilia.

Lúc đó ông đang tìm nhân viên, nhưng tôi bày tỏ rằng tôi muốn học về ánh sáng, và có thể làm việc tại studio. Tôi không có visa làm việc do đó ngay cả khi tôi có làm việc, tôi cũng không được trả lương. Thay vào đó, tôi nhận được rất nhiều phim, và tôi đi chụp ảnh vào những ngày nghỉ. Ngày qua ngày tôi học cách bố trí ánh sáng ở ý, trong khi không hiểu rõ tiếng Anh lắm. Mặc dù ngày nào cũng thú vị, tiền tiết kiệm của tôi cạn hết sau vài tháng, do đó tôi trở về Nhật Bản.

Cult Media Studio ở Ý.

 

Sau khi về Nhật Bản, tôi trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lúc 28 tuổi. Tôi vẫn còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, nhưng tôi làm danh thiếp, nghĩ rằng tôi sẽ làm theo cách nào đó. Vì nhiếp ảnh là một công việc không đòi hỏi bằng cấp, không như các chuyên gia khác chẳng hạn như luật sư, rất dễ bước vào ngành này. Tuy nhiên, sau đó, vấn đề là tìm cách tiếp tục với nó.

Tôi cảm thấy vui khi có thể bắt đầu hành trình nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp của mình, đồng thời, cảm thấy không chắc chắn về việc tôi sẽ thành công hay không.

Nhiếp ảnh gia Maurizio ở Cult Media Studio và tôi.

 

Chấp nhận mọi công việc khi có cơ hội

Trở thành chuyên nghiệp không nhất thiết có nghĩa là công việc xuất hiện ngay lập tức. Tôi bắt đầu bằng việc gọi điện cho những công ty sản xuất chưa biết và trả lời quảng cáo việc làm cho các trường nhiếp ảnh và thực hiện những việc nhỏ. Tất cả những gì tôi có thể làm là thực hiện từng công việc một cách cẩn thận. Trước đó rất lâu, tôi nhận được những việc làm lặp đi lặp lại từ cùng các khách hàng. Ngay cả lúc này, khoảng 80% công việc của tôi là lặp đi lặp lại.  Trong thời gian này, tôi học được 2 điều quan trọng. Thực hiện công việc trước mắt một cách đáng tin cậy, và giúp việc cho các biên tập viên và đạo diễn có thể mở ra cánh cửa đến với công việc tiếp theo.

Thiệp mời của một nhà hàng sang trọng.

 

Lúc đó, tôi không kén chọn nội dung công việc mình làm. Các đối tượng chụp của tôi gồm có đám cưới, nấu ăn, nhà cửa, cửa hàng, nhạc sĩ, người mẫu, chân dung doanh nhân, du lịch, phong cảnh, xe cộ, v.v. Ở bất kỳ mức giá nào tôi quyết định không từ chối bất kỳ công việc nào, do đó tôi chụp mọi dạng ảnh. Lúc đó tôi không tưởng tượng được rằng kinh nghiệm này sau này sẽ rất có ích. Bây giờ khi nhìn lại những tấm ảnh đó, chúng được chụp non tay và tôi cảm thấy thực sự bối rối.

Vào khoảng cuối năm 2004 khi tôi đã quen với chụp ảnh chuyên nghiệp, sự ra mắt của Canon EOS-1Ds Mark II, một chiếc máy ảnh DSLR full-frame, độ phân giải cao, giúp cho bạn có thể chụp ảnh có thể in khổ A3. Nó là một chiếc máy ảnh cực kỳ cao cấp và, tốn khoảng 800.000 yên vào lúc đó, nó cũng là một thiết bị đắt tiền dành cho người mới sử dụng như tôi, nhưng nó có số điểm ảnh cao hơn 4,5 triệu megapixel so với bất kỳ máy ảnh nào khác trên thị trường. Tôi hình dung ra rằng nếu tôi sử dụng thiết bị mới nhất, quy mô tác phẩm của tôi sẽ mở rộng, do đó tôi mạnh dạn mua nó. Tôi bỏ thiết bị đã dùng cho đến lúc đó, và thay thế tất cả ống kính bằng ống kính mới.

 

EOS-1Ds Mark II, ra mắt vào tháng 11, 2004. Với độ phân giải hình ảnh khoảng 16,7 megapixel và cảm biến CMOS full-frame 35mm, nó có thông số cao nhất so với bất kỳ máy ảnh DSLR nào có mặt trên thị trường lúc đó.

 

Bằng cách này, việc tôi chuyển sang máy ảnh DSLR full-frame đánh dấu sự bắt đầu kết thúc thời gian chập chững vào nghề của tôi. Cuối cùng cũng đến lúc tôi có bước đi tiếp theo trong sự nghiệp của mình.

Ảnh tôi chụp một nhạc sĩ, người mẫu, và cho một ca-ta-lô nhãn hiệu thời trang.

 

Ảnh chụp đám cưới cho trang web của một câu lạc bộ.

 

Để xem các bài viết trên SNAPSHOT của GOTO AKI, hãy nhấp vào đây
5 Lý Do Tại Sao EOS 5D Mark IV Là Máy Ảnh Lý Tưởng Để Chụp Phong Cảnh
4 Điểm Chính Khi Chụp Phong Cảnh Trước Bình Minh
EF16-35mm f/4L IS USM: Chụp Ảnh Phong Cảnh Tuyệt Đẹp Ngay Cả Khi Chụp Cầm Tay

 

Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!

 

Giới thiệu về tác giả

GOTO AKI

Sinh năm 1972 ở Quận Kanagawa và tốt nghiệp Đại Học Sophia và Cao Đẳng Nhiếp Ảnh Tokyo. Đã xuất bản một bộ sưu tập ảnh có tiêu đề "LAND ESCAPES" và cũng tham gia các tác phẩm như "water silence" một cơ sở kết hợp ảnh chụp với video.

http://gotoaki.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi