Bố Cục Toát Nên Cảm Giác Năng Động
Bạn phải làm gì để chụp được những tấm ảnh tuyệt đẹp và mang lại cảm giác choáng ngợp? Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích các kỹ thuật lập bố cục để có được những tấm ảnh mang lại ấn tượng mạnh. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)
Áp dụng bố cục tốt nhất cho phù hợp với đối tượng
Để tạo ra ấn tượng trong ảnh, bạn cần phải đầu tư một chút công sức vào việc chọn và trình bày đối tượng. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận vì ảnh biểu đạt có thể không hoàn hảo hoặc ảnh thường có thể trở nên cứng nhắc nếu bạn quá quan tâm đến bố cục. Bố cục là một khái niệm sâu xa liên quan đến sự khắc họa cảm giác năng động và khoảng cách từ đối tượng, cũng như cách hoạt động của ống kính, v.v. Ngoài ra, vì mọi người có cảm giác khác nhau về mức tác động, bạn có thể học được nhiều điều bằng cách đưa cho một bên thứ ba xem và hỏi xem ảnh có ấn tượng hay không. Các kỹ thuật lập bố cục mà bạn có thể sử dụng để chụp được những tấm ảnh năng động gồm có kỹ thuật "Giảm trừ" để nhấn mạnh một phần của đối tượng, "Bố Cục Hình Tam Giác" để nhấn mạnh cảm giác ổn định, cũng như các phương pháp khác chẳng hạn như "Bố Cục Đường Chéo". Ấn tượng của đối tượng có thể tăng cao hơn nữa bằng cách kết hợp các phương pháp này.
Các Yếu Tố Chính
- Một phần của đối tượng được chụp bằng phương pháp "Giảm trừ" để tạo ra cảm giác ấn tượng.
- Cảm giác chuyển động của đối tượng được tái tạo bằng cách cố lý làm nhòe bằng một tốc độ cửa trập thấp.
- Cảm giác ổn định có thể được ghi lại bằng các phương pháp "Bố Cục Hình Tam Giác" và "Bố Cục Đối Xứng".
- Vẻ đẹp của đối tượng được tái tạo bằng cách điều chỉnh mức phơi sáng để thay đổi độ sáng.
- Cho một bên thứ ba xem ảnh và xem liệu họ có thể cảm nhận ấn tượng của ảnh hay không?
Các kỹ thuật để mang lại ấn tượng động cho ảnh
[1] Tạo ra ấn tượng bằng cách đến gần đối tượng
Một bố cục có mặt chú sư tử chiếm toàn bộ màn hình, ánh mắt sắc của nó liếc từ giữa. Tia sáng trong mắt và điểm chính để tạo ra một bố cục mạnh. Ấn tượng của tác phẩm có khả năng sẽ bị mất nếu nhắm mắt.
[2] Tạo ra ấn tượng bằng tốc độ cửa trập thấp
Trong bố cục hình tam giác, chụp nước đổ từ thác nước lan ra từ đỉnh sẽ tạo ra cảm giác ổn định cho ảnh. Sức mạnh của thác nước cũng được chuyển tải bằng cách sử dụng một tốc độ cửa trập thấp để tạo ra cảm giác chuyển động cho nước đổ.
Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, tòa nhà cao tầng, và thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation