Bố Cục Làm Toát Lên Cảm Giác Chuyển Động
Nhiếp ảnh gồm có chụp ảnh tĩnh, nhưng một số trông như thể đối tượng bắt đầu chuyển động vào bất kỳ lúc nào. Bạn có thể chụp được cảm giác chuyển động này ở các đối tượng chuyển động bằng cách nào? Chúng tôi xin giới thiệu một số thủ thuật ở đây. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)
Bố cục đường chéo và định hướng trực quan là các phương pháp hiệu quả
Sử dụng hiệu ứng nhòe chuyển động để khắc họa hiệu quả cảm giác chuyển động của đối tượng. Mặc dù mức nhòe khác nhau tùy vào tốc độ cửa trập và tốc độ chuyển động của đối tượng, cũng cần phải cẩn thận vì hình dạng của đối tượng sẽ trở nên khó phân biệt nếu nhòe nhiều quá. Bạn có thể lia máy ảnh để theo dõi chuyển động của đối tượng, hoặc phóng to hoặc thu nhỏ trong khi phơi sáng. Mặc dù hình thức biểu đạt này là trái ngược với việc chụp một đối tượng tĩnh và đưa nó vào trong một ảnh (chẳng hạn như ảnh phong cảnh), điều vẫn quan trọng cần lưu ý đến bố cục khi tạo hiệu ứng nhòe chuyển động bằng các kỹ thuật như thế. Điều này là vì cảm giác chuyển động chung của ảnh sẽ thay đổi rất nhiều tùy vào vị trí đặt đối tượng bị nhòe trong ảnh và hướng của đối tượng. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật lập bố cục chẳng hạn như bố cục đường chéo và định hướng trực quan, bạn có thể biểu đạt những yếu tố như cảm giác chuyển động của đối tượng và hướng chuyển động của đối tượng.
Các Yếu Tố Chính
- Cảm giác chuyển động của một đối tượng đang chuyển động có thể được nhấn mạnh dễ dàng bằng bố cục đường chéo.
- Kỹ thuật định hướng trực quan, trong đó không gian được mở ra để dẫn dắt ánh mắt của người xem theo một hướng nhất định, cũng có thể được sử dụng.
- Hiệu ứng nhòe là rất hiệu quả nếu chuyển động của đối tượng được làm nhòe bằng tốc độ cửa trập thấp.
- Tạo ra cảm giác chuyển động bằng các vệt sáng bằng cách sử dụng phơi sáng lâu để chụp đèn xe và các ngôi sao.
- Cố tình tạo ra cảm giác chuyển động bằng cách lia máy hoặc thu phóng trong khi phơi sáng.
EOS 5D Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL: 64mm/ Manual exposure (f/8, 0,4 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Ngụ ý có chuyển động bằng cách chụp chuyển động của một chú rùa biển bằng bố cục đường chéo
Ảnh chụp lia một chú rùa biển bang bơi từ góc trên bên phải xuống góc trái bên dưới của ảnh được chụp bằng bố cục đường chéo. Chú rùa được đặt ngay ở giữa bố cục, chừa phần mở bên trái ảnh. Bằng cách làm như thế, tôi cố dẫn hướng ánh mắt bằng mô thức trên mặt nước để chuyển tải ý tưởng là chú rùa đang bơi trong nước. Tôi cũng muốn thu hút sự chú ý đối với cảm giác chuyển động được tạo ra bởi hiệu ứng làm nhòe chú rùa bởi các chuyển động của cả mặt nước và chú rùa.
Các kỹ thuật để chụp ảnh có cảm giác chuyển động và năng động
[1] Tái tạo chuyển động bằng tốc độ cửa trập thấp
Tôi chụp một tấm hoàn chỉnh về một chú mòng biển đang bay trong không trung bằng một tấm ảnh chụp lia. Bằng cách sử dụng tốc độ cửa trập thấp để làm nhòe đầu cánh chim, ảnh cuối cùng của tôi cố gắng chuyển tải cảm giác động trong đôi cánh đang vỗ.
[2] Mạnh dạn chụp những thay đổi theo thời gian bằng phơi sáng lâu
Khi bạn chụp bầu trời sao miền bắc bằng phơi sáng lâu, ánh sao biến thành những vệt sao xoáy. Những chuyển động từ từ của các ngôi sao qua thời gian sẽ chuyển tải cảm giác chuyển động. Đặt bóng của lùm cây vào giữa sẽ tạo ra một bố cục phù hợp với cảnh thiên nhiên được chụp.
Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation